Nụ tầm xuân mùa xuân

NỤ TẦM XUÂN MÙA XUÂN
Bạch Ngọc Hoàng Kim

‘Nụ tầm xuân’ mùa xuân
Ảnh đẹp Vien Ngoc Nam
Thơ đề ảnh Hoàng Kim
Thầy nghề nông chiến sĩ

Đường xuân đời quên tuổi
#Thungdung bên bạn hiền
Tâm an lành trí sáng
Thầy bạn là lộc xuân

Tóc xanh không nỡ bạc
Đời vui cùng tháng năm
Đước dầm chân đất Mũi
Cây phủ rừng Tây Nguyên

Hoàng Kim lưu 10 bài thơ và tản văn tâm đắc, chuyện đời không thể quên, bảo tồn ngày này năm xưa, tại Tỉnh thức cùng tháng năm Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim #Thungdung,  #dayvahoc, #vietnamhoc; #đẹpvàhay; https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nu-tam-xuan-mua-xuan ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chi-tinh-yeu-o-lai#cnm365 #cltvn 6 tháng 4 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-6-thang-4/

CHỈ TÌNH YÊU Ở LẠI
Bạch Ngọc Hoàng Kim

Vui đi dưới mặt trời
Chỉ tình yêu ở lại
Giấc mơ lành yêu thương
Đường xuân đời quên tuổi

Trăng rằm sen Tây Hồ
Nhớ ‘Con mắt thứ ba’
Thương ‘Sài Gòn trong tôi’
Thích ‘Thế giới quanh ta’

‘Nụ tầm xuân’ mùa xuân
Thầy nghề nông chiến sĩ

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

CHỈ TÌNH YÊU Ở LẠI
Hoàng Kim

“Năm tháng đi qua,

những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá,
những cuộc cách mạng đã thôi gào thét,
chỉ đọng lại không phôi pha,
tấm lòng em
nhân hậu dịu dàng
và tràn đầy yêu thương…”

Ba lần ngập trong nước trong,
Ba lần tắm trong máu đỏ,
Ba lần nấu trong nước giặt,
Ta trong sạch hơn những người trong sạch nhất !

Con đường đau khổ” tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Aleksey Nikolayevich Tolstoy, đã được chuyển thể thành nhiều phim,  là câu chuyện số phận của người trí thức Liên Xô trong bối cảnh sụp đổ của Đế quốc NgaNội chiến khốc liệt xảy ra.

Con đường đau khổ là đỉnh cao chói lọi của tài năng Alexei Tolstoi, là cuốn tiểu thuyết của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. A.Tolstoi đã viết bộ ba tiểu thuyết này trong hơn 20 năm (1919-1941) và quá trình viết cuốn tiểu thuyết cũng là quá trình lớn lên trong tầm nhận thức của nhà văn đối với cách mạng.

Tập đầu của bộ tiểu thuyết, cuốn Hai chị em viết khi A.Tolstoi còn ở nước ngoài và chưa đi theo cách mạng, có thể xem là một thiên tự sự về vận mệnh cá nhân của các nhân vật trí thức đang đi tìm đường giữa những biến động dữ dội của cuộc sống. Mở đầu A.Tolstoi đưa ta vào không khí của kinh thành Peterburg năm 1914, những ngày trước chiến tranh. Peterburg và cả nước Nga đang sống trong những ngày tháng hấp hối của xã hội tư sản, những ngày tháng chán chường, phờ phạc, sặc nồng mùi vốt ka và ái ân không tình yêu. Xã hội tư sản đang sống những ngày tàn của nó và những người trí thức tiểu tư sản, như những con bướm, không dính dáng gì đến khía cạnh nào của nước Nga cả, đang khắc khoải, hoảng hốt đi tìm “con đường thứ ba” làm giải pháp phá vỡ bế tắc của cuộc sống.

Sống trong không khí xã hội ấy, các nhân vật của A.Tolstoi do bản chất của mình, cũng đã dấn mình vào những cuộc tình phù du, những cuộc “dạ đàm” triết học và nghệ thuật, vào những suy tư dằn vặt vô vọng và đau đớn để tìm cách thoát ra khỏi xã hội và thoát ra khỏi chính mình. Katia, Dasa, Rotsin… kẻ ít người nhiều, đều đã sống như những “thân phận cô đơn”, những kẻ bị “lưu đày” trong xã hội ấy. Cuối cùng, họ sẽ đi tới đâu với những ưu tư ấy? Như tác giả sau này cho thấy, con đường của họ sẽ là con đường lạc lối, nếu không có một giải pháp thực sự cách mạng.

Mặc dù trong tập đầu, A.Tolstoi không có ý định mô tả quá trình lịch sử và có ý định viết một tiểu thuyết sử thi về nội chiến và cách mạng, Hai chị em vẫn không phải là tiểu thuyết thuộc loại sinh hoạt gia đình tầm thường. “Đó là hình ảnh thời đại qua những ấn tượng riêng tư” (A.Tolstoi). A.Tolstoi đã chú ý xác định mối quan hệ giữa trí thức và cách mạng hơn là mô tả những biến cố đang diễn ra trên dòng lịch sử. Các nhân vật của Hai chị em thấy cách mạng, chiến tranh, lịch sử như là một cái gì trớ trêu, thù địch, thay đổi bất thường và họ cố đem đối lập tính chất bấp bênh của lịch sử với sự vững vàng của hạnh phúc cá nhân. Âm điệu của tiểu thuyết là âm điệu của triết lý xã hội đi đôi với trữ tình cá nhân và điều đó được thể hiện ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết. Sức hấp dẫn của tác phẩm trước hết là ở chỗ vận mệnh cá nhân các nhân vật đã được A.Tolstoi thể hiện trong sự tha thiết đối với vận mệnh của nước Nga, trong nhiệt hứng cải biến cách mạng, mặc dù chính tác giả đã không hiểu rõ thực chất của cách mạng. Nghệ thuật của tác giả trong việc tạo ra những bức tranh giàu màu sắc, trong việc sử dụng ngôn từ và chất thơ trữ tình, đằm thắm, sự “miêu tả lý thú và tinh tế tâm lý của một người con gái Nga đến tuổi yêu đương” như lời nhận xét của Gorki… Tất cả đã góp phần tạo nên hứng thú đặc biệt của cuốn sách.

Viết cuốn Năm 1918, A.Tolstoi đã chuyển hẳn cách nhìn và cách miêu tả đời sống nhân vật. Quá khứ đang còn nóng bỏng được tái hiện và tác phẩm bản lề này chuyển hẳn tác phẩm ba tập thành tác phẩm sử thi, anh hùng ca. A.Tolstoi đã thể nghiệm lại cuộc sống của đất nước Xô Viết trong một giai đoạn đột biến, ông phải suy nghĩ lại, cảm xúc lại tất cả dưới một cái nhìn mới và bản thân tầm rộng lớn của cuộc sống chiến đấu định tái hiện vào tác phẩm đã đòi hỏi một dung lượng tiểu thuyết rộng lớn, buộc phải chuyển sang sử dụng thể loại anh hùng ca. Trong Năm 1918, những sự kiện lịch sử dường như đối lập với số phận cá nhân các nhân vật. Trong tác phẩm, các nhân vật của A.Tolstoi đã đi vào cuộc sống và sự tiếp xúc với nhân dân đã dần dần thủ tiêu những mâu thuẫn cá nhân và xã hội, cuối cùng hòa hợp lại trong tình yêu đối với Tổ quốc và nhân dân.

Cùng với việc miêu tả chính quá trình lịch sử của đất nước Nga, trong Năm 1918, và sau đó trong Buổi sáng ảm đạm đã xuất hiện hàng loạt những nhân vật cộng sản đầy sức sống và có ý nghĩa lớn lao. Những con người này, những người đã cứu đất nước và nhân dân ra khỏi bàn tay của bọn phản động và bọn can thiệp nước ngoài, đã là “tinh hoa, lực lượng và tương lai của đất nước” (Lênin). Đấy là những người yêu nước chân chính, chiến đấu kiên định, những người thông minh mà giản dị, đôn hậu, được tôi luyện vững vàng trong chính cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù.

Ivan Gora, người công nhân cộng sản có ý thức, người chính ủy đã giương cao ngọn cờ đỏ trong trận ác liệt trên bờ sông Manyts và khi hy sinh rồi, anh vẫn còn “dang rộng hai tay ra như muốn ôm lấy đất, chết rồi mà vẫn không chịu để cho quân thù chiếm mảnh đất này”. Tsugai, người cán bộ tổ chức quần chúng thông minh, giàu kinh nghiệm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Số phận của Anyxya tượng trưng khát vọng vươn tới cái đẹp và chứng tỏ cách mạng đã mở rộng, thức tỉnh những khát vọng chưa từng có đối với văn học của nhân dân lao động. Cô thanh niên cộng sản Maruxya được miêu tả chỉ trong vài trang, nhưng hình bóng của cô thấm nhuần chất thơ của sự trong trắng và niềm tin ở lý tưởng… Qua tất cả những nhân vật này, cũng như qua việc thể hiện một cách chân xác hình tượng đám đông thủy thủ, hình tượng của những người lao động, A.Tolstoi muốn vạch rõ ảnh hưởng và tác động của họ đối với những người trí thức, vạch rõ sự xuất hiện con người mới.

Năm 1939, A.Tolstoi viết cuốn Buổi sáng ảm đạm, tập cuối của bộ ba Con đường đau khổ và đã đặt dấu chấm hết vào đúng ngày nổ ra chiến tranh vệ quốc vĩ đại – ngày 22.6.1941. Nối tiếp nhiệm vụ mô tả những biến cố lịch sử của Năm 1918, trong phần cuối này của bộ tiểu thuyết, A.Tolstoi đã sáng tạo một cách thể hiện độc đáo. Trong khi thu hẹp nhiệm vụ mô tả các sự kiện lịch sử vào vùng Ukrain và vùng xung quanh Saritxun, A.Tolstoi đi vào chiều sâu nội tâm của nhân vật, chiều sâu do cuộc cách mạng và nội chiến, do cuộc sống tác động vào ý thức và tâm lý của hàng triệu người…

Buổi sáng ảm đạm trong năm 1918, A.Tolstoi đã sử dụng rộng rãi những tài liệu lưu trữ lịch sử. Và do đó có thể gọi Buổi sáng ảm đạm và Năm 1918 là biên niên sử của cuộc nội chiến.

A.Tolstoi  bằng tất cả sự thâm thúy của một nghệ sỹ lớn, đã nói lên qua tác phẩm của mình như một lời tâm sự: Cuộc sống không có con đường thứ ba, chỉ có hai con đường đi với nhân dân hoặc chống lại nhân dân. Chỉ có đi với nhân dân, cùng với cách mạng, người trí thức mới tìm được vị trí của mình trong cuộc sống chung và mới có được hạnh phúc chân chính.

Tư tường chính của tác phẩm, cũng là thông điệp của cuộc sống, qua lời nhân vật Rotsin: “Năm tháng đi qua, những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá, những cuộc cách mạng đã thôi gào thét, chỉ đọng lại không phôi pha tấm lòng em nhẫn nại dịu dàng và chan chứa tình yêu thương…

“Con đường đau khổ” là một trong Một trăm kiệt tác của nhân loại.

Ngày tôi viết bài này là ngày sinh của A. Tolstoy, người đã viết nên những trang sách “Con đường đau khổ” ám ảnh nhiều thế hệ bạn đọc của người dân Nga cũng như toàn thế giới, cũng là ngày sinh của danh tướng Lê Trọng Tấn, một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất trong chiến tranh Việt Nam là ngày phát  hành Lẽ Thông Thường, một cuốn sách mỏng của Thomas Paine nhưng đã truyền cảm hứng cho mười ba thuộc địa ở châu Mỹ vùng lên đấu tranh giành độc lập làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Đế quốc Anh. Lẽ Thông Thường là tác phẩm ngắn “phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất trong suốt thời kỳ cách mạng Mỹ” theo đánh giá của nhà sử học Gordon S. Wood.[5]   cũng là ngày hội sách làng Minh Lệ, một mô hình mới về việc sinh hoạt văn hóa làng xã ở xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Lịch sử làng Minh Lệ đã có hơn 600 năm. Truyền thống cha ông đánh giặc giữ nước, bảo vệ quê hương, tình làng nghĩa xóm, đã ăn sâu trong máu thịt của mỗi người. Nơi đây có những người con trung hiếu tỏa đi muôn phương nhưng luôn nhớ về quê cha đất tổ. Những bài học lịch sử, giá trị nhân văn, truyền thống quê hương, được chung tay tìm tòi, bảo tồn và phát triển.

Tôi  tìm thấy sự liên hệ và thức tỉnh của lớp người trong thời đại mình. Đó là một thế hệ cầm súng, trãi qua nội chiến chống ngoại xâm, diệt giặc đói, lại dấn thân vào việc diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, bị vây giữa các xu hướng thực dụng bon chen, cố giàu bằng mọi giá, đua đòi, tham nhũng, để giữ được dòng chính minh triết, phúc hậu, yêu thương và phát triển.

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

*

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa Lúa Hoa Người Hoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

ĐƯỜNG XUÂN ĐỜI QUÊN TUỔI
Hoàng Kim vui đề ảnh hai cụ Bình Khơi

Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
#Thungdung cùng tháng năm
Dựng nghiệp bền tâm đức
Yêu thương vững #annhiên
Thiện lành phước lộc tho
Phúc hậu thanh thận cần

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duong-xuan-doi-quen-tuoi

TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ
Hoàng Kim


Thăng Long sen Tây Hồ
Hà Nội ngày hạnh phúc
Thấm bài thơ nghị lực
Một gia đình yêu thương

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-gia-dinh-yeu-thuong/

3e10f-hoaxuanphotothuytienblog

NHỚ “CON MẮT THỨ BA”
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Thành tâm con mắt thứ ba
Nhân từ đức độ luân xa đất trời

Con mắt thứ ba
Thích Giác Tâm

Mỗi người chúng ta ai cũng có con mắt thứ ba hết. Em biết con mắt thứ ba đó nằm ở đâu không? Em nói sao, nó được nằm ở chính giữa hai chân mày? Cũng có thể như vậy. Tôi từng xem phim Tôn Ngộ Không, và con mắt thứ ba của Dương Tiễn nó nằm ở vị trí mà em vừa nói đó. Nhưng đó không phải là con mắt mà tôi muốn nói cho em. Vậy nó nằm ở đâu? À, nó nằm… Nằm bên trái ngực của em, ngay chỗ có trái tim đang đập. Khi em có tình thương thì em sẽ có con mắt thứ ba.

Đúng vậy, tình thường là một cái gì đó rất mầu nhiệm trong cuộc đời này. Khi có nó rồi em sẽ thấy được những điều mà bình thường em sẽ không thấy. Em sẽ thấy được những người làm cho em đau khổ, họ cũng đang đau khổ. Em thấy được trong những con người mạnh mẽ xung quanh em họ cũng có những phần yếu đuối và dễ bị tổn thương. Và khi họ gục ngã thì em sẽ đưa cánh tay của mình ra và nâng họ dạy. Em sẽ không còn cười trên sự đau khổ của người khác, hay trách móc những lỗi lầm mà họ đang mắc phải. Trái tim em có tình thương rồi thì em sẽ chỉ có thương yêu, tha thứ và bao dung.

Con mắt thứ ba này sẽ cho em thấy được rằng em không bao giờ cô đơn trên cõi đời này. Những lúc trong tâm hồn em yên tĩnh nhất là lúc con mắt thứ ba phát huy tác dụng nhiều nhất. Em sẽ thấy em là một dòng chảy sự sống thênh thang, linh động của các thế hệ ông bà tổ tiên huyết thống và tâm linh. Em thấy em là một tế bào của vũ trụ đồng thời trong em cũng chứa đựng đầy đủ những gì mầu nhiệm nhất của vũ trụ.

Có con mắt thứ ba em sẽ nhìn mọi vật xung quanh luôn sống động và đẹp. Nhìn những sự vật với cái nhìn luôn mới tinh. Em ngắm mặt trời rực rỡ lúc hoàng hôn đang khuất dần sau dãy núi. Em nghe tiếng chim hót véo von trên ngọn cây thông già trước sân. Em ngắm những áng mây trắng đang nhẹ nhàng thanh thản trôi trên bầu trời xanh trong. Với con mắt thứ ba em sẽ thấy tất cả điều là biểu hiện của tình thương. Mà tình thương là cái gì đó luôn sống động và mới hoài trong mỗi phút giây.

Mọi người trong chúng ta ai cũng có con mắt thứ ba ấy. Và bắt đầu từ hôm nay, em và tôi sẽ tập nhìn những sự vật xung quanh dưới con mắt thứ ba. Rồi tất cả sẽ trở nên đẹp hơn, thánh thiện và yêu thương hơn.

Nguồn: Thích Giác Tâm, Con mắt thứ ba. Đạo Phật ngày nay.

THƯƠNGSÀI GÒN TRONG TÔI
Hoàng Kim

Thương ‘Sài Gòn trong tôi’
Quý du ca Trần Tiền

Tôi cô đơn như một ngọn cờ
Có một thời như thế
https://youtu.be/npTwPbcqEpc

Sài Gòn trong tôi
Trần Tiến

Là nụ cười hảo hán và dáng đi nghiêng nghiêng của anh Cầu, nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu, trái chôm chôm biết hát của hội nhạc thành phố. Là anh Sơn, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, người ốm nhưng bước chân khoan thai quí tộc,vai gày nhưng ngực vươn như kiếm khách. Nghe ai kể chuyện gì cũng “Tội rứa. Chi mà tội rứa…”

Là sân 81 Trần Quốc Thảo dưới những tán cây hoa đại, suốt đêm vang tiếng cười, tiếng hát, giọng ngâm hào sảng và tiếng cụng ly của văn nghệ giang hồ tứ chiếng. Vài đĩa đậu phộng, vài khô cá khoai và can bia hơi là đủ thơ, đủ nhạc. Ở đây tôi chưa bao giờ nghe họ nói xấu về một người vắng mặt. Quanh ly bia, ai cũng là bạn, ai cũng là nghệ sỹ.

Sài Gòn trong tôi

Cho đến hôm nay gần bốn mươi năm, đi hoài chưa biết hết phố, hết hẻm. Có một người thiếu phụ tôi yêu, đến giờ vẫn không hiểu, nàng có yêu tôi không. Có lẽ đến chết, tôi cũng không đi hết những khúc quanh bí ẩn của nàng. Như phố, như phường, hẻm hóc nơi đây.

Sài Gòn là Sỹ Thanh, ca sỹ đã khuất xa vì rượu. Chẳng có ai hát bài “Những đôi mắt mang hình viên đạn” và “Điệp khúc tình yêu” của tôi hay hơn thế. Anh lúc đó chỉ là một chàng trai đón chào quân giải phóng, không biết gì về cách mạng.

Là Thanh Lan, người chuyên hát nhạc Pháp nổi tiếng và đẹp như một quí bà Pa-ri-diên. Nàng hát tất cả những bài ca cách mạng hay hơn những người sinh ra trong nôi cách mạng mà tôi biết. Chả hiểu vì sao… Nhiều lắm, những ca sỹ ở đây hát, ít nhất là hay hơn tôi, một người tốt nghiệp đại học Thanh nhạc ngoài Hà Nội.

Sài gòn trong tôi

Ngoài chợ vỉa hè, tôi kiếm được nhiều cuốn sách thay đổi đời mình, và một chiếc quần bò, mặc đẹp đến mức… chưa bao giờ tôi đẹp trai thế.Thấy tôi không mang đủ tiền cô bán bảo lúc nào có thì mang đến. Cho đến giờ, tôi không thể tìm được người bán để trả tiền. Chợ “chồm hổm” như cơn mưa phương nam, chợt đến, chợt bay đi. Tôi mắc nợ em, mắc nợ Sài Gòn.

Sài Gòn chẳng bao giờ hỏi tôi là ai, làm nghề gì. Cần là giúp, thích là mời vô nhậu, ghét sự trả ơn. Thấy đúng là chở che, như các bà mẹ chợ Bàn Cờ che giấu cách mạng. Thấy ghét, thì chính các chị lên phường, chỉ tay mắng người mình chở che làm điều thất đức với nhân dân.Thành phố của những người lao động năng nổ, làm thì hết mình, nhậu thì hết gaz. Thẳng thắn, bộc trực, bất khuất như chiến binh Cần Giuộc. Thương nước, thương người như Đồ Chiểu. Lãng mạn như câu hò ngàn năm với tiếng đàn kìm, man mác buồn trên sông …

Sài Gòn không thơ mộng như quê tôi, Hà Nội. Nhưng có gì đó tôi có thể ở đây mà không thấy cô đơn.Thậm chí đôi khi, còn hạnh phúc.

Nguồn: Trần Tiến. Ngẫu hứng Trần Tiến 27. Sài Gòn trong tôi  Ngô Minh blog.

THÍCH ‘THẾ GIỚI QUANH TÔI
Bạch Ngọc Hoàng Kim

nhớ cụ Mai Khắc Ứng
Thích ‘Thế giới quanh tôi
Huế có Thiên Thụ Sơn
Lưu sử thi triều Nguyễn

(*) Bài thơ này là tâm hương tưởng nhớ cụ Mai Khắc Ứng, sinh năm Giáp Tuất (5/1/1935) ở xã Tân Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh), sống nhiều năm ở Huế thấu hiểu sâu sắc lịch sử văn hóa triều Nguyễn, là tác giả hai cuốn sách “Lăng của Hoàng đế Minh Mạng” (1993) và “Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mạng” (1996), người đã cùng cụ Dương Văn Sinh giúp tôi tỏ thế giới quanh tôi về chỉ dấu Kim Notes lắng ghi chú Huế có Thiên Thụ Sơn. Cụ Mai Khắc Ứng mất ngày 28/7/2018 lúc 84 tuổi sau khi cụ sang Canada thăm và ở với con gái là chị Mai Diệu Linh và để chữa bệnh ung thư. Sinh thời, cụ có lần mời Ngô Minh lên nhà cụ uống rượu với lời chỉ dẫn; Mời lên tịnh xá mà chơi/ Có con mái ghẹ ham “thời” nhà thơ/ Một thằng “chống gậy” lơ mơ/ Cùng bầy tướng tá “Hu đơ” (bia Hu-da) lỡ thì/ Vượt cầu Bạch Hổ mà đi/ Qua Kim Long miết đến khi đụng Chùa/ Hỏi thằng râu trắng nơi mô/ Thêm ba chục bước là vô thấu nhà…

Thế giới quanh tôi
Mai Khắc Ứng
(Bài gửi từ Canada)

Sáng ngày 22 tháng 4 năm 2014 sau khi đo huyết áp, điện tâm đồ, lấy máu xét nghiệm, tôi được chuyển lên phòng D5. Phòng này có 4 giường dành cho bệnh nhân, ngăn bởi 4 tấm rèm vải hình chữ L góc tù gần giống 4 cánh cung. Giường dành cho tôi đặt về phía cửa sổ.

Trời Montreal tháng 4 năm 2014 cao xanh vời vợi. Tôi thích thú được ngự tại vị trí này. Nhìn da trời tinh anh. Nhìn những làn mây trắng chầm chậm trôi rồi nhìn lên đỉnh núi Mont­Royal với tòa Thánh đường Saint­Joseph trầm mặc lòng tôi tự nhiên xốn xang.

Tôi là một Phật tử, quy y tại chùa Thiên Mụ, thành phố Huế (Việt Nam) với Pháp danh Nguyên Quang. Thượng tọa Thích Trí Tựu, Giám tự ngôi danh lam này làm lễ quy y cho tôi tại điện Đại Hùng, nơi an tọa ba pho tượng quá khứ, hiện tại, vị lai của Đức Phật xong, nói rằng số tôi đã sáng. Pháp danh Nguyên Quang là nguồn sáng. Bạch Thầy, tôi lễ phép thưa, Thầy cố ý chọn cho con hay đến lượt theo tuần tự. Ngẫu nhiên mới quý. Thầy Giám tự trả lời.

Nhà con tôi ở đường Saint­Louis, ban công hướng lên đỉnh núi Mont­Royal. Hằng ngày hễ nhìn ra ban công là thấy Thánh đường Saint­Joseph uy nghi trầm mặc giữa nền trời trong. Nhập viện giường bệnh dành cho tôi lại được chiếu sáng bởi đức tin hướng thiện mà đỉnh Mont­Royal với Thánh đường Saint­Joseph thường hằng nhắc nhỡ. Thế rồi tôi nhớ lại một thời hàn vy khắc khoải ở khu tập thể Bộ Văn hóa Thông tin, tọa lạc tại số 22B đường Hai Bà Trưng (Hà Nội), mỗi buổi chiều đi làm về bọn trẻ trong xóm ùa cả ra ngoài cổng lớn đón tôi với mấy tiếng chào đầu tiên dường như không bao giờ thay đổi: Allah cha đã về.

Tôi xa nhà, xa quê sống độc thân. Bọn trẻ là niềm vui chia sẻ mọi ưu tư phiền muộn. Buổi tối mát mẻ tôi thường dẫn cả lủ vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Có đứa nhỏ tôi cho ngồi lên vai mình. Mấy đứa choai choai tíu tít chạy chung quanh. Những ngày bị bệnh bạn cũ nhiều phương gửi thư thăm hỏi động viên trong đó có Triệu Hiển, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 25 đường Tôn Đản, một thời ở chung khu tập thể 22B Hai Bà Trưng với tôi thường nhắc lại lời chào trẻ con thuở xa xưa ấy.

Allah cha đã về.

Allah là vị Thánh tối cao của đạo Islam sao các cháu nhỏ con của cán bộ công nhân viên ngành văn hóa thông tin đều là các gia đình vô thần bổng nhiên lại chào tôi như thế. Vậy là Thánh Allah, Chúa Giê­Su, Phật Thích Ca Mâu Ni luôn luôn ngự trị trong tâm hồn tôi. Từ lẽ đó có lúc tôi nghĩ “tam vị nhất thể”. Thánh, Chúa, Phật, tuy ba mà một. Đó là đấng tối cao điều hành che chở toàn vũ trụ loài người từ vĩ mô đến vi mô. Đấng tối cao đó người theo đạo Hồi tôn xưng là Thánh Allah, người theo Công giáo thì tôn xưng Chúa Giê­Su, người theo đạo Phật thì tôn xưng Phật Thích Ca Mâu Ni. Cả ba tôn giáo này đều có chung một mục tiêu cao cả nhất là HƯỚNG THIỆN.

Nhân ái, vị tha, che chỡ, yêu thương đồng loại là lẽ sống của tín đồ Hồi giáo, của con chiên Chúa và của Phật tử. Bất kỳ ai, bất kỳ nơi đâu xử sự trái với giáo điều hướng thiện đó đều không phải hay nói cho đúng hơn là đã phản bội Thánh, phản bội Chúa, phản bội Phật. 3 ngày tôi được nằm tại phòng D5 với 9 lượt người chăm sóc, hình như có đủ mặt 5 châu. Qua mầu da, qua ngôn ngữ, tôi đinh ninh thế. 5 châu người đương nhiên là 5 châu tôn giáo. Vậy thì trong số họ có thể có tín đồ của Hồi giáo, chiên của Chúa và Phật tử. Về mặt nào đó mà nói, họ được Đấng Tối cao cai quản toàn vũ trụ sai khiến, ủy nhiệm để cứu vớt tôi. Tôi coi họ chính là các vị “thiên sứ”.

Có những phần việc mà tuổi nhỏ của tôi được chăm sóc bởi bàn tay mẹ, lớn lên xây dựng gia đình thì được vợ quan tâm. Nằm tại phòng D5, mẹ không còn, vợ không thể đến, các bạn gái 5 châu thay mẹ tôi nâng niu tôi. Theo lẽ đời mà người quê tôi thường dạy “nhất tuế vi huynh, thập tuế vi phụ”. Điều đó có nghĩa là hơn một tuổi thì làm anh, hơn 10 tuổi thì làm cha. Với tuổi 80 của tôi, các vị “thiên sứ” tại phòng D5 đều là con là cháu. Nhưng với luật sinh tồn của tạo hóa tôi với họ lại là dương với âm. Những dây phút ngại ngùng. Những dây phút xao xuyến. Đan xen vào nhau phơi phới giữa tình người vô hạn. Allah đó. Giê Su đó. Thích Ca Mâu Ni đó.

Về nhà, mỗi khi nhìn ra ban công, nhìn lên đỉnh núi Mon­Royal với Thánh đường Saint­Joseph lồng lộng giữa trời mây tôi lại nghĩ đến phòng D5, nơi đó đang có những tấm lòng “thiên sứ” với “bàn tay nối dài” của Thánh, của Chúa, của Phật ban tình thương yêu để chăm sóc chạy chữa cho tôi. Nhờ đó, tôi yên bình vượt ngưỡng 82 mà số tử vi đã hẹn.

Xin cảm ơn Người!

“Allah cha đã về” của các cháu nhỏ lau hau ở khu tập thể 22 Hai Bà Trưng (Hà Nội) thuở nào nay đã nên ông nên bà từ xa thẳm nửa vòng trái đất, từ sâu thẳm trên dưới 50 năm lại dấy lên trong tâm hồn tôi. Tôi viết “Thế giới quanh tôi” tại phòng D5 từ những điều như thế với tấm lòng cũng như thế.

Montreal, 18 tháng 5 năm 2015. MKU
(Bài tác giả gửi cho QTXM)
Nguồn: Mai Khắc Ứng. Thế giới quanh tôi. Ngô Minh blog

DHNL1

Phát sốt trước bộ ảnh kỷ yếu ngộ nghĩnh của sinh viên Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tập thể lớp 12 SH đang “làm mưa làm gió trên cộng đồng mạng; “Tiếng Anh cho em” giới thiệu song ngữ Anh Việt cuốn sách sắn mới “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ Nghiên cứu đến Thực hành” (Sustainable Management of Cassava in Asia from Research to Practice) được viết bởi Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye. “Giải trí cuối tuần”, chuyện vui sưu tầm của giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Video nhạc tuyển tuyệt phẩm “Mùa hè” của Brian Crain, biên tập video bởi Andreea Petcu. Chúc các bạn những ngày cuối tuần vui khỏe, hiệu quả.

Bấm vào đây xem tiếp không chỉ ảnh đẹp mà lời bình rất ngộ và hay !

Tiếng Anh cho em

FOODCROPS.VN. Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ Nghiên cứu đến Thực hành (SUSTAINABLE MANAGEMENT OF CASSAVA IN ASIA   From Research to Practice) là sách sắn mới, được viết bởi Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye. CIAT 2014, 148 trang, Bản tiếng Anh, chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5, Bản tiếng Việt đang in 2015. Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT giới thiệu: (trích) ” Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”. Được sự đồng ý của tác giả, tài liệu sách sắn mới này được giới thiệu song ngữ Anh Việt lần lượt tại trang www.foodcrops.vn chuyên mục Food Crops and Green Travelwww.hoangkimlong.wordpress.com

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày


Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Quê Hương saxophone hay nhất của Trần Mạnh Tuấn
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook, Kim on Twitter