
CHUYỆN THẦY HOAN LÚA LAI
Hoàng Kim
#Thungdung, #dayvahoc, #vietnamhoc; #cnm365; #cltvn; #đẹpvàhay;
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-hoan-lua-lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Trọn đời thương cây lúa
Người về rừng bỏ phố
Vui mà lòng rưng rung
Thầy nghề nông chiến sĩ
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Con đường lúa gạo Việt
Thăm thẳm trời sông Thương

Mừng thầy giống lúa siêu xanh
Ngắm nhìn bông lúa đã thành ước mơ
Mong bao giờ tới bây giờ
Trọn đời cố gắng vẫn chưa thỏa lòng
Chúc mừng thầy Nguyễn Văn Hoan “Tiến sĩ lúa lai“, với các kết quả chọn tạo, sản xuất hạt lai, thương mại hóa sản phẩm hạt lai F1, xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ chọn tạo, làm thuần, sản xuất hạt lai đến cung ứng hạt giống lúa lai cho người sản xuất, đã góp phần tích cực quảng bá thương hiệu lúa lai Việt Nam. Giống lúa mới Hạt Vàng 36 (HV36) do Công ty Cổ phần Hạt Giống Vàng Thái Bình đang khảo nghiệm sản xuất, nhân giống hiện nay năm 2020, là sự tiếp nối các thành tựu của thương hiệu lúa lai Việt Nam trên 15 năm trước đó như Việt Lai 36, Việt Lai 27, Việt Lai 24, Việt Lai 20 đã vang bóng một thời trong sản xuất ở các tỉnh phía Bắc và nhóm tác giả đã đoạt giải VIFOTECH năm 2009. PGS TS Nguyễn Văn Hoan là tác giả bốn sách cẩm nang lúa: “Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân” (NXB Nông nghiệp 1995); “Lúa lai và kỹ thuật thâm canh”; “Kỹ thuật thâm canh mạ” (NXB Nông nghiệp-Hà Nội 2002); “Cây lúa và kỹ thuật thâm canh cao sản” (Viện Nghiên cứu phổ biến kiến thức Bách khoa 2004).. Chuyện thầy Hoan lúa lai tôn vinh người thầy tâm huyết nghề nông tạo dựng thương hiệu lúa lai Việt Nam, thầy trên 70 xuân và bị tai biến, vẫn tự nguyện dấn thân ở Tây Nguyên cùng vợ con và đồng nghiệp dốc lòng cho thương hiệu Hạt Vàng. Tâm đức, nghị lực cao quý đó, và thành công tiếp nối đó, là rất đáng trân trọng và khâm phục.

Thầy Hoan lúa lai trả lời câu hỏi của tiến sĩ Hoàng Kim “Nguồn gốc và đặc tính giống lúa Hạt Vàng 36 do Công ty cổ phần Hạt Giống Vàng Thái Bình đang nhân giống và quảng bá giống hiện nay?”. Thầy Hoan trả lời: “Giống lúa Hạt Vàng 36 được chọn từ dòng NILKD72 được quy tụ ( Piramiding) Gen GQ1 (Grain Quality 1), gen Ydl1(Yeilding Locus1), gen Pi1 để có dòng HC36. Khi chuyển giao bản quyền cho Công ty Cổ phần Hạt Giống Vàng Thái Bình giống được đặt tên bảo hộ là Hạt Vàng 36 (HV36) thích ứng cho cả miền núi phía Bắc, Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Giống lúa HV36 có tiềm năng năng suất 11-12 tấn/ha, kháng bệnh đạo ôn, cơm ngon, số hạt/bông trung bình đạt 360, bông to đạt 700, khi canh tác bằng phương pháp cấy. Kiểu cây của HV36 thuộc nhóm NTP (New Type Plant) . Giống HV36 đã được được đăng ký bảo hộ.
Tiến sĩ Hoàng Kim hỏi PGS TS Nguyễn Văn Hoan câu thứ hai và trao đổi thêm về giống lúa: HV36 “Chúc mừng Thầy Hoan giống lúa HV36 hình ảnh và thông tin thật triển vọng.Thầy cho biết thêm giống lúa HV36 có thời gian sinh trưởng và chất lượng gạo như thế nào?” Hoàng Long với Hoàng Kim trong 10 năm qua đã cùng với các bạn lúa Phú Yên, Sóc Trăng, Huế, Quảng Nam, Nghệ An, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận thực hiện các đề tài “Tuyển chọn giống lúa siêu xanh GSR năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện khí hậu ở tỉnh Phú Yên” và nhóm đề tài “Tuyển chọn giống lúa siêu xanh GSR năng suất cao chất lượng tốt thích hợp các vùng mặn, hạn, thâm canh ở Việt Nam” Chúng tôi đã đánh giá và tuyển chọn 754 mẫu giống lúa thuần siêu xanh triển vọng GSR (Green Super Rice) trong điều kiện thực tiễn Việt Nam. Các giống lúa thuần siêu xanh GSR này đã được tích hợp gen chất lượng gạo ngon IR64 vào giống lúa HHZ siêu cao năng suất có diện tích trồng trên 3 triệu ha ở Trung Quốc, cũng đã tích hợp gen kháng hạn mặn và chống chịu sâu bệnh chính vào nguồn gen lúa này theo kỹ thuật di truyền hiện đại do IRRI và Trung Quốc thực hiện). Sự tuyển chọn trên đồng ruộng và mở rộng diện tích giống lúa mới GSR trong sản xuất khó khăn lớn nhất là siêu năng suất cao chất lượng gạo ngon và thời gian sinh trưởng sớm, vì lúa siêu xanh thường hẳn nhiên năng suất cao vượt trội và ít sâu bệnh, lại có dạng hình lúa siêu xanh lý tưởng cứng cây, lá xanh lâu bền, nhưng khó nhất và chú trọng nhất hơn là chất lượng gạo thơm ngon và thời gian sinh trưởng sớm. Chúng tôi 10 năm qua đã chọn được hai giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng ngon GSR65 và GSR90 thỏa mãn yêu cầu này “. Thầy Hoan trả lời: “Giống lúa HV36 về thời gian sinh trưởng vụ mùa ở miền Bắc là 93-95 ngày, vụ xuân ở miền Trung và Tây Nguyên là 103-105 ngày, hàm lượng amilose là 18%, cơm mềm, thơm nhẹ. Giống lúa HV36 ở vụ mùa miền Bắc được xếp vào nhóm chất lượng khá đến cao vừa”. “Có lẽ chọn giống lúa thông qua Piramiding nhờ MAS để chuyển các objective locus vào một một dòng NIL chuẩn là con đường nhanh và khá chắc chắn để tạo ra các Super Rice ” “Cảm ơn anh Hoàng Kim đã quan tâm và có đồng quan điểm “
Chuyện thầy Hoan lúa lai là bài học quý. Đời người việc chính lắng đọng. Đó là con đường sở đắc cao nhất và sở dụng tốt nhất việc chính lắng đọng. Thầy Nguyễn Văn Hoan tôi biết thầy từ thuở Âu học về năm 1987 làm đề tài sinh hóa đậu rồng ở Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội do giáo sư Trần Thế Tục và giáo sư Frantisek Pospisil làm chủ nhiệm dự án đậu rồng Việt Tiệp. Tôi thì năm 1987 công bố kết quả tiến bộ kỹ thuật “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở Nam Việt Nam” “Ba giống đậu rồng tốt Chim Bu, Bình Minh, Long Khánh” “Nghiên cứu phát triển mô hình trồng sắn, ngô xen lạc, đậu xanh, đậu rồng tại Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung”, “Sử dụng sắn ngô làm cây choái tự nhiên cho đậu rồng leo” Nhờ sự thực hiện tốt đề tài đậu rồng mà chị Magdalena Buresova với thầy Pavel Valicek đã giúp đỡ tôi làm thực tập sinh tại Tiệp Khắc từ cuối năm 1985 đến giữa năm 1986 với sự tận tâm hổ trợ của giáo sư Viện trưởng Trần Thế Thông và giáo sư Frantisek Pospisil. Năm 1991 khi tôi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Viện VAAS Thầy Tuấn kinh tế hộ khuyến khích chúng tôi từ rất sớm “Đời người việc chính lắng đọng” để mong có được kết quả tốt phục vụ sản xuất. Chuyện thầy Hoan lúa lai dường như được khởi động sau dịp này.
Tôi nhớ Chuyện thầy Tôn Thất Trình kể rằng năm 1992, thầy Trình làm chánh chuyên viên và Tổng thư ký chương trình lúa gạo ở FAO. Thầy đã giúp Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển lúa lai theo gương Trung Quốc có nhà bác học lúa lai Viên Long Bình là người rất nổi tiếng toàn cầu. “Lúa lai ở Việt Nam” thuở đó có những người tiên phong là Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, PGS TS. Nguyễn Thị Trâm, PGS TS Nguyễn Tuyết Minh, TS Nguyễn Trí Hoàn đã sớm khởi động chương trình lúa lai từ rất sớm nhưng khó khăn chính của lúa lai Việt Nam là công nghệ sản xuất lúa lai Việt Nam chưa theo kịp công nghệ sản xuất lúa lai Trung Quốc, thị phần lúa lai Việt Nam chiếm tỷ trọng chưa đáng kể so với hạt giống lúa lai nhập nội từ nước ngoài.
Chuyện thầy Hoan lúa lai. Thầy Nguyễn Văn Hoan, Trưởng Bộ môn Di truyền Giống Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) cùng đồng sự, từ năm 2002 với sự giúp đỡ của Dự án HAU-JICA-ERCB đã cùng với Trung tâm giống Lào Cai, Công ty dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp Hải Phòng (đơn vị mua bản quyền giống Việt Lai 20) đã nghiên cứu sản xuất và phát triển được giống lúa Việt Lai 20 được công nhận giống quốc gia. Công ty dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp Hải Phòng đến năm 2005 đã sản xuất được hơn 1.000 tấn giống lúa lai với giá lúa giống thấp hơn giá lúa giống nhập nội 10 triệu đồng/tấn, tiết kiệm được hơn 10 tỷ đồng so với nhập nội hạt giống. Lượng gieo cấy lúa lai thương hiệu Việt Lai năm 2005 ước đạt diện tích trên 40.000 ha Những nhóm lúa lai khác cùng đồng hành với thầy Hoan và nhóm cô Nguyễn Thị Trâm mà tôi đã kể tại Chuyện cô Trâm lúa lai. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng của Việt Nam với thành tựu nổi bật là đã nghiên cứu tạo chọn và phát triển giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm (TH6-6). Những giống lúa mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam. PGS TS Nguyễn Văn Hoan với Hạt Vàng 36 (HV36) và PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm với Hương Cốm (TH6-6) là hai tâm điểm điển hình tiêu biểu về thương hiệu lúa lai Việt Nam.
Điều kiện thực tế của Việt Nam ngày nay cần gấp thương hiệu lúa thuần. Sự sản xuất gieo sạ là phổ biến và hiệu quả hơn canh tác ruộng cấy. Thương hiệu lúa lai Việt Nam dẫu vậy vẫn rất quan trọng cần làm chủ công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai, điều độ được quy mô sản xuất, sản lượng trồng lúa lại, thị trường tiêu thụ và căn bản nhất là hiệu quả kinh tế để phù hợp điều kiện sinh thái, tổ chức sản xuất, phân khúc thị trường tầm nhìn sau 20-30 năm
Việt Nam con đường xanh; Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa siêu xanh Việt Nam tôn vinh tỏa sáng sức mạnh Việt. Chọn giống lúa Việt Nam trọng tâm ngày nay là Thương hiệu lúa thuần Việt Nam. Tùy theo phân khúc thị trường và hiệu quả kinh tế mà tiết chế điều độ phù hợp. Gạo thơm Sóc Trăng ST24, ST25, Lộc Trời 28 là gạo ngon Việt Nam. Lúa siêu xanh Việt Nam GSR65, GSR90, gạo ngon Phú Yên; TBR,… là thương hiệu lúa thuần Việt Nam. Nhìn ra thế giới Thương hiệu lúa lai Trung Quốc, Thương hiệu lúa lai Nhật Bản, các nước khác đã làm được. Việt Nam nhất định cũng làm được. Việt Nam chốn tổ nghề lúa có lợi thế đặc biệt của điều kiện sinh thái, tổ chức sản xuất, phân khúc thị trường thích hợp văn minh nghề lúa. Lúa lai hai dòng ưu tú là điểm sáng tuyệt vời.
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG TÍN HIỆU TỐT ĐỐI VỚI LÚA LAI VIỆT NAM PGS.TS Nguyễn Văn Hoan
Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thứ Hai 07/06/2021 , 08:12 (GMT+7)
Một thế hệ lúa lai mới đạt 15 tấn/ha trong các thí nghiệm trình diễn, tiềm năng năng suất tới 18 tấn/ha, sản xuất thử hạt lai F1 đạt kỷ lục 6 tấn/ha
Tại sao phải phát triển lúa lai
Trước khi đi vào bình luận ý kiến trên ta thử xét tình hình xuất, nhập khẩu lương thực năm 2020.
Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong năm 2020 Việt Nam xuất được 6,15 triệu tấn gạo trong khi đó ta nhập 12,07 triệu tấn ngô và 1,42 triệu tấn bột mì. Nếu quy đổi thì lượng ngô nhập khẩu bằng 9,3 triệu tấn gạo, lượng bột mì nhập khẩu tương đương 1,8 triệu tấn gạo nữa. Không kể nhập khẩu trên 1,2 triệu tấn đậu tương mà chỉ tính riêng lượng nhập ngô và bột mì đã là 11,1 triệu tấn, thâm hụt gần 5 triệu tấn.
Theo định nghĩa của FAO nếu một quốc gia được coi là nước đảm bảo an ninh lương thực thì lượng xuất khẩu lương thực ít nhất phải bằng lượng nhập khẩu. Những con số biết nói này cho thấy Việt Nam chưa phải là quốc gia đảm bảo an ninh lương thực.
Từ thực tế đó chỉ ra rằng vẫn rất cần tăng năng suất lúa để có thêm 5 triệu tấn gạo xuất khẩu nữa mới tạm cân bằng giữa xuất và nhập, lúc đó Việt Nam mới là nước đảm bảo an ninh lương thực. Năng suất lúa thuần đã có xu thế đạt kịch trần, phải chăng lúa lai là con đường rộng mở để giải quyết nhiệm vụ nặng nề này.
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng rất nặng của biến đổi khí hậu nên lúa lai là một hướng đi rất hiệu quả nhằm thích ứng với tình hình trong tương lai gần và tương lai xa.
Biến đổi khí hậu sẽ làm cho tình trạng thiếu nước tăng lên, các loại sâu bệnh biến thể gây hại nặng hơn do đó các giống lúa lai do ưu thế di truyền của 2-3 bố mẹ có tính thích ứng cao sẽ là hướng đi tốt
Các rào cản trong phát triển lúa lai ở nước ta
Trong thời gian qua cũng như trong giai đoạn tới đây chúng ta phải vượt qua được các rào cản chặn nhiều tầng trên con đường phát triển lúa lai của nước ta.
Rào cản về nhận thức:
Hầu hết trong chúng ta chưa hiểu rõ lúa lai. Nói đến lúa lai người ta chỉ nghĩ đến năng suất cao mà chưa thấy rằng do có ưu thế lai nên ngoài cho năng suất cao lúa lai còn có tính thích ứng rất rộng, dễ canh tác, có tính chống chịu rất cao, các giống lúa lai được tạo ra từ Trung Quốc nhưng vẫn trồng rất thành công ở nước ta là một minh chứng rõ ràng.
Người ta chỉ nhìn vào các giống lúa lai nhập nội có một số hạn chế như chưa kháng được bệnh bạc lá mà quy kết rằng lúa lai có tính chống chịu kém. Người ta chỉ thấy giá hạt giống lúa lai cao nhưng không tính toán toàn bộ chi phí, cụ thể chi phí cho mua hạt giống lúa lai chỉ cao hơn lúa thuần chút ít vì lượng giống sử dụng ít và giống cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất lúa. Người ta bảo làm lúa lai khó nhưng lại không thực sự bắt tay vào làm.
Hơn 30 năm đã trôi qua kể từ ngày ứng dụng lúa lai nhưng nhận thức về lúa lai từ các cấp quản lý đến cán bộ cơ sở không phải lúc nào cũng thông suốt. Kiến thức về lúa lai của đội ngũ cán bộ nghiên cứu không được nâng cao chưa nói là tụt hậu, phần lớn cán bộ nghiên cứu lúa không hiểu lúa lai thế hệ thứ ba thế nào (bài viết của tác giả Bùi Bá Bổng trên báo Nông nghiệp Việt Nam số 109 ngày 2/6/2021 đã nêu rõ ba thế hệ lúa lai), các ưu thế chỉ có ở lúa lai mà lúa thuần không có được.
Rào cản về tổ chức quản lý:
Hệ thống nghiên cứu lúa lai của ta vừa thiếu vừa yếu: Chúng ta có một Trung tâm nghiên cứu lúa lai nhưng chưa đủ tầm vóc. Chúng ta không công nhận các dòng bố mẹ mà chỉ công nhận tổ hợp vì thế các viện nghiên cứu lẽ ra phải nghiên cứu để tạo ra các dòng bố mẹ ưu tú thì lại đi chọn tạo tổ hợp mới. Các bộ phận nghiên cứu ở ta do dòng bố mẹ không được công nhận nên sự chia sẻ không có, các dòng bố mẹ tốt tiềm năng cao được giữ làm sở hữu riêng không được sử dụng rộng rãi.
Vì thiếu các dòng bố mẹ ưu tú để cung cấp cho chọn tạo tổ hợp mới nên chúng ta chưa huy động được sự tham gia của các công ty, các trung tâm giống cấp tỉnh vào công tác tạo tổ hợp mới dẫn đến số tổ hợp tạo ra rất hạn chế.
Ở Trung Quốc một dòng bố mẹ ưu tú có tiềm năng di truyền cao như dòng bất dục Bồi Ải 64S, Nhị 32A/B… luôn được coi là tài sản quốc gia. Nhà nước quản lý chúng, trả công thích đáng cho người tạo ra, chia sẻ rộng rãi đến các công ty để lai tạo ra các tổ hợp mới, thương mại hóa để thu lợi nhuận và các công ty chia lợi nhuận thu được cho tác giả đồng thời đóng góp trở lại cho quỹ nghiên cứu phát triển vật liệu di truyền lúa lai.
Các tác giả của các dòng bất dục và dòng phục hồi do được chia lợi nhuận từ các công ty sử dụng nên họ có thu nhập khá dồi dào, cộng với sự tâm huyết mà rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu lúa lai đã lập quỹ phát triển lúa lai tư nhân, quỹ này hoạt động rất hiệu quả, tạo ra trường phái để cùng ganh đua phát triển và góp phần gánh bớt gánh nặng cho Quỹ phát lúa lai quốc gia; Quỹ phát triển lúa lai Viên Long Bình là một ví dụ cụ thể.
Hệ thống quản lý này giúp việc sử dụng dòng bố mẹ rộng rãi, hiệu quả mà quỹ nghiên cứu lúa lai ngày càng phát triển. Nên chăng ta cần học theo hệ thống quản lý này.
Rào cản về vật liệu di truyền:
Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vật liệu di truyền có tiềm năng cao rất thiếu. Chúng ta chưa bao giờ có một đề tài chuyên biệt về phát triển vật liệu di truyền cho lúa lai. Các gen hữu ích như Ydl1 (Yielding Locus1- Locut gen năng suất 1), Ydl2 (Yielding Locus 2 – Locut gen năng suất 2), NPT (New plant type – Gen kiểu cây mới)… đã tạo ra các bước nhảy vọt của lúa lai siêu cao sản (Super hybrid rice) gần như chưa được sử dụng ở các viện nghiên cứu của nước ta. Chúng ta cũng chưa có trong tay vật liệu di truyền của lúa lai thế hệ thứ ba
Một số kết quả đạt được và hướng đi trong thời gian tới
Kết quả về tạo vật liệu di truyền có tiềm năng cao:
Nhóm nghiên cứu lúa lai của Học viện Nông nghiệp Việt Nam kiên trì theo hướng đi tiên tiến và đã đạt được một số kết quả đáp ứng sự phát triển lúa lai ở nước ta.
Trước hết là tạo các vật liệu di truyền có tiềm năng cao cho phát triển lúa lai siêu cao sản có tính thích ứng rộng và tính chống chịu cao: Đã tập trung cho việc sử dụng bộ gen cây lúa trong đó có các gen mục tiêu để cải tiến kiểu cây gồm cải tiến cấu trúc thân, cải tiến cấu trúc lá, cải tiến cấu trúc bông (phần trên mặt đất) và cải tiến cấu trúc bộ rễ (phần dưới mặt đất).
Các gen Ydl1, Ydl2, Ydl3 đã được ứng dụng để tạo ra sức chứa mới còn các gen tạo ra cấu trúc kiểu cây, cấu trúc bộ rễ đã tạo ra các dòng TGMS có bộ lá và bộ rễ vượt trội (TGMS là cơ sở của lúa lai thế hệ thứ hai) có sức chứa cao và nguồn mạnh, có sự cân đối giữa nguồn và sức chứa.
Ứng dụng gen lúa siêu xanh đã tăng khả năng quang hợp của bộ lá làm tăng hiệu quả của nguồn; chuyển các gen Xa21, Xa7 làm cho lúa lai kháng rất cao với bệnh bạc lá, còn gen Pi1, gen Pita, gen Pi54 cho các dòng bố mẹ kháng có hiệu quả với bệnh đạo ôn. Nhóm cũng đã thành công trong việc quy tụ các gen mục tiêu vào thế hệ các dòng TGMS mới có tiềm năng di truyền cao, cơ sở để tạo ra các tổ hợp lúa lai siêu cao sản.
Kết quả tạo các tổ hợp lai cao sản:
Các tổ hợp lai giữa dòng mẹ kiểu cây mới và dòng bố có tiềm năng di truyền cao bước đầu đã tạo ra các tổ hợp lai đạt năng suất trong thí nghiệm trình diễn tới 15 tấn/ha tại Đăk Lăk điển hình là giống Việt Lai 50.
Trong thời gian gần đây một số tổ hợp thuộc lớp thứ ba của thế hệ lúa lai thứ hai đã được tạo ra và đang được thử nghiệm sản xuất. Các tổ hợp lúa lai này có tiềm năng năng suất tới 18 tấn/ha, kháng đạo ôn và bạc lá đồng thời trong sản xuất thử hạt lai F1 đã đạt được năng suất 6 tấn/ha.
Đây là những tín hiệu rất mừng trong tiến trình phát triển lúa lai ở nước ta, vấn đề còn lại là sự hưởng ứng của các doanh nghiệp để nhanh chóng đưa các tổ hợp lai mới này vào sản xuất kể cả sản xuất hạt lai F1 cũng như sản xuất thương phẩm.
Kết quả cải tiến các tổ hợp lai đã được sản xuất chấp nhận rộng rãi:
Một hướng đi khác rất có hiệu quả là đưa thêm các gen mục tiêu vào dòng bố mẹ tạo ra các tổ hợp lúa lai thế hệ mới của các giống đã được gieo trồng rộng rãi trong sản xuất điển hình là giống Việt Lai 20 thế hệ mới và LC212 Kháng bạc lá (LC212KBL).
Việt Lai 20 là giống lúa lai hai dòng đầu tiên của Việt Nam thuộc quyền sở hữu của Công ty dịch vụ Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng và đã tồn tại trong sản xuất gần 20 năm trên nhiều vùng và nhiều chân đất khác nhau. Sau khi cải tiến dòng mẹ kháng được bệnh bạc lá, dòng bố kháng được bệnh đạo ôn, con lai F1 vừa thích ứng rộng, vừa kháng bệnh, vừa có chất lượng gạo cao, dễ canh tác đã khiến giống Việt Lai 20 trở lại sản xuất mạnh mẽ. Mặt khác dòng mẹ cải tiến có khả năng nhận phấn tốt hơn nên ở vụ đông xuân năm 2021 tại Quảng Nam trên diện tích 80 ha năng suất hạt lai đạt bình quân 4.800 kg/ha, nhiều gia đình đã đạt năng suất 6.000kg/ha.
Một thành công khác là tổ hợp LC212KBL của Trung tâm giống nông nghiệp Lào Cai.
Nhận sự hỗ trợ của các nhà chọn giống lúa lai Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm đã có dòng mẹ TGMS 103S mang gen Xa21và ký hiệu là 103BB21S, đồng thời quy tụ thành công gen Xa7 vào dòng bố R212, ký hiệu là R212KBL và đã tạo ra tổ hợp cải tiến LC212KBL. Giống LC212KBL mang hai gen kháng, có khả năng kháng rộng với hầu hết các nòi vi khuẩn gây bệnh bạc lá ở nước ta, năng suất hạt lai F1 và năng suất lúa lai thương phẩm của LC212 đều cao hơn cũ giúp cho giống được nông dân dễ dàng chấp nhận gieo cấy trở lại một cách nhanh chóng.
Nhóm nghiên cứu lúa lai của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đã tạo được giống lúa lai thơm có cả năng suất cao và chất lượng tốt TH6-6 (Lai thơm 6). TH6-6 cho năng suất ngang bằng với các giống lúa lai cao nhất nhưng có thêm mùi thơm nhẹ nhàng, gạo trong, dẻo không thua kém nhóm gạo thơm ST.
Hướng đi trong thời gian tới:
Xúc tiến mạnh công nghệ gen để tạo ra các dòng TGMS, TPGMS có tiềm năng cao thuộc lớp thứ ba của thế hệ lúa lai thứ hai. Thông qua công nghệ gen sử dụng triệt để các gen thế mạnh của cây lúa để chọn tạo các dòng bố phục hồi R mang các gen mục tiêu về năng suất, chống chịu. Kết hợp giữa dòng mẹ ưu tú và dòng bố để tạo ra các tổ hợp lúa lai có năng suất siêu cao vượt qua mốc 12 tấn/ha trên diện rộng, có tính chống chịu sâu bệnh tốt.
Xúc tiến mạnh việc hợp tác chia sẻ vật liệu và phát triển tổ hợp với các doanh nghiệp có tiềm lực như Vinaseed, ThaiBinhseed, Công ty Giống cây trồng Nam Định, Công ty Cường Tân, Công ty dịch vụ Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng… để nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất hạt lai năng suất cao và đưa nhanh các tổ hợp lai mới vào sản xuất.
Thiết lập các trường phái nghiên cứu lúa lai

Một hướng đi quan trọng nữa cho thời gian tới là phát triển các tổ hợp lúa lai siêu cao sản có tính thích ứng rộng, tính chống chịu tốt với mặn, chua phèn để đảm bảo diện tích trồng lúa không bị thu hẹp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Chúng tôi cho rằng hệ thống quản lý và phát triển lúa lai của nước ta cần được tổ chức lại trong đó các viện nghiên cứu tập trung vào công tác tạo ra vật liệu di truyền có tiềm năng cao được nhà nước bảo trợ còn các công ty và trung tâm giống tỉnh cần được huy động tham gia tạo tổ hợp, thử nghiệm đưa vào sản xuất, tổ chức sản xuất hạt lai F1 và thương mại hóa sản phẩm. Các dòng bố mẹ đã có và sẽ có nên được công nhận như tài sản quốc gia để chúng được chia sẻ rộng rãi tới các công ty.
Các tác giả của chúng nên được trả công thích đáng, hỗ trợ họ lập ra các trường phái với người đứng đầu uy tín để giúp thiết lập mối quan hệ quốc tế thuận lợi. Cũng rất cần có lớp đào tạo nâng cao kiến thức cho đội ngũ làm lúa lai, chú trọng tới các chuyên gia thực hành sản xuất hạt lai, xây dựng làng nghề lúa lai để có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng hạt lai F1 với giá thành hạ.
Suốt cuộc đời cống hiến cho lúa lai của Viện sỹ Viên Long Bình, đã tổng kết sự thành công trong 4 chữ: tri thức, tận lực, cảm hứng và cơ hội. Với cơ hội, ông đúc kết: “Cơ hội chỉ đến khi có sự chuẩn bị”.
Cơ hội mới cho lúa lai Việt Nam sẽ đến khi có sự chuẩn bị. Cá nhân tôi tin rằng: “Nếu ta vượt qua được các rào cản, tổ chức lại hệ thống cho hiệu quả hơn thì lúa lai Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới”.

Báo khoahocdoisong.vn, Tô Hội thực hiện, ngày 16/6/2021 thông tin “Những người tiên phong: Nhà khoa học trọn đời nghiên cứu lúa lai” PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lúa, Học viện Nông nghiệp là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu lúa lai, vẫn cần mẫn nghiên cứu, cho ra đời những giống lúa mới.
Bài báo viết tiếp:
Tạo ra giống lúa lai đầu tiên ở Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho biết, năm 1990 khi đang là giảng viên Đại học Nông nghiệp I, ông bắt tay vào nghiên cứu lúa lai. Lúc này ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu lúa lai đang là một khoảng trống. Ông cùng PGS.TS Nguyễn Thị Trâm khi ấy là những người đầu tiên nghiên cứu về lúa lai. Nhiệm vụ khi ấy là phải tạo ra được những giống lúa lai trong nước, khắc phục tình trạng nhập khẩu lúa lai từ Trung Quốc, không chủ động được nguồn giống mà chi phí lại tăng cao. Bắt đầu từ “bàn tay trắng”, ông có 4 năm để chuẩn bị nguyên liệu lai. Sau bao nhiêu nỗ lực không ngừng nghỉ, thức trắng nhiều đêm trong phòng thí nghiệm, năm 1994, giống lúa lai đầu tiên của Việt Nam ra đời có tên Việt Lai 20.
Việt Lai 20 là giống lúa lai hai dòng hạt dài từ giống mẹ 103S và giống bố R20. Đây là giống lúa ngắn ngày, năng suất 7 – 8 tấn/ha trong khi lúa thuần ngắn ngày chỉ đạt 4 – 5 tấn. Chất lượng lúa dẻo, thơm, phù hợp trồng trong nhiều điều kiện khác nhau. “Đây thực sự là bước đột phá về nghiên cứu lúa lai ở Việt Nam. “Bây giờ nhớ lại, tôi vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động bởi công sức nghiên cứu của mình đã được đền đáp. Nói về hiệu quả của giống lúa, chắc không ai đo đếm được. Từ khi có Việt lai 20, chúng ta không còn phải nhập khẩu giống lúa lai từ Trung Quốc nữa. Vùng nguyên liệu để sản xuất lúa giống hình thành, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mỗi mùa vụ đều chủ động được nguồn giống. Năng suất lúa rất cao, bà con hồ hởi, vui mừng”, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho hay.
Khi được hỏi vì sao lại chọn tên Việt Lai 20, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan hài hước: “Việt Lai là giống lúa lai của Việt Nam. Còn 20 là tên của giống bố. Con phải lấy họ bố chứ!”.
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan tốt nghiệp đại học ở Bulgaria và về Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội công tác từ năm 1977. Từ khi còn công tác đến khi đã nghỉ hưu, niềm đam mê và một mong ước cháy bỏng: Phát triển được giống lúa có nhiều ưu điểm, phù hợp điều kiện trồng cấy ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của người nông dân một nắng hai sương và cuối cùng là góp một phần sức lực tới công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn nước ta. Ðể đi tới thành công của giống Việt Lai 20, trước đó ông đã nghiên cứu thực nghiệm 3.000 tổ hợp lai khác nhau. Ông nói, ông gặp may vì đây là một tỷ lệ thành công cao. Thường các nhà khoa học muốn tìm được một giống mới phải thực nghiệm khoảng 8.000 tổ hợp lai.
Việt Lai 20 có nhiều ưu điểm vượt trội so với khoảng 10 tổ hợp lai khác nhập từ Trung Quốc và Ấn Ðộ. Trong đó, chi phí giá thành để sản xuất giống Việt Lai 20 thấp hơn hẳn, chất lượng hạt giống cao, được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống cây trồng Trung ương công nhận là giống đạt chất lượng loại I. Việt Lai 20 cho loại gạo hạt trong, dài, mềm cơm, không bết như một số loại gạo khác, bởi vậy loại gạo này được thị trường ưa chuộng và được nông dân bán ra với giá đắt hơn 10% so với gạo bình thường. Việt Lai 20 còn có ưu điểm là loại lúa có tính chống chịu cao, dễ tính, có thể trồng được ở vùng đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, phù hợp vùng trung du và miền núi.
Tiên phong tự chủ nghiên cứu
TS Nguyễn Văn Hoan cho rằng, thành công của Việt Lai 20 (VL20) không chỉ là thành công của cá nhân hay một nhóm nghiên cứu, mà nó đã khẳng định rằng, các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ lai tạo. Nếu ngày trước, hằng năm chúng ta phải bỏ ra một khoản tiền khoảng 40 – 50 triệu USD để mua giống nhập nội, thì hôm nay chúng ta có thể thay thế đến 60% (khoảng 30 triệu USD).
Quan trọng hơn, thành công này đã kích thích sáng tạo đối với các nhà khoa học, vô hình trung đã hình thành nên một trường phái nghiên cứu về lúa lai hai dòng sánh ngang với thế giới trong Trường Đại học Nông nghiệp I. Chỉ một năm sau, giống TH3-3 ra đời và được công nhận là giống quốc gia, tiếp đó là giống VL24, TH3-4 rồi TH5-1 cũng lần lượt được công nhận. Những giống lúa lai TH3-3, TH3-4 do TS Nguyễn Thị Trâm và cộng sự ở Viện Sinh học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội chọn tạo cũng đã đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân do giá thành hạt giống rẻ hơn 25 – 30%, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ít hơn 20%, năng suất cao và giá thành thóc thương phẩm cao hơn 10%.
Năm 2006, Viện Nghiên cứu Lúa được thành lập do PGS.TS Nguyễn Văn Hoan là Giám đốc. Đây là một trong những viện nghiên cứu đầu tiên hoạt động theo tinh thần của Nghị định 115: Các đơn vị nghiên cứu hoàn toàn tự lập (tự hạch toán, tự nghiên cứu, tự trả lương). Để tự chủ, Viện đã đăng ký kinh doanh tiến hành sản xuất hạt giống bố mẹ bán cho các công ty giống cây trồng các tỉnh; sản xuất hạt giống F1 đóng gói nhãn mác bán cho bà con nông dân.
Một trong những giống lúa lai đem lại nguồn thu lớn cho Viện là VL20. Do tính ưu việt vượt trội, VL20 nhanh chóng được đặc cách công nhận là giống quốc gia trước hơn một năm và được bà con nông dân chấp nhận rộng rãi. Ngày nay, VL20 đã được gieo trồng trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành cả nước như Hải Phòng, Lào Cai, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội…
Sau khi nghỉ hưu mấy năm, đến 2017, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan đã chuyển hẳn vào Chư Prong, Gia Lai để sinh sống và tiện cho việc nghiên cứu lúa. Ông bảo, thời tiết ở Tây Nguyên phù hợp cho sức khỏe của ông, cũng như thuận lợi để nghiên cứu các giống lúa. Giống lúa mới đây nhất ông làm thành công là Hạt vàng 36. Ông đã chuyển giao giống cho doanh nghiệp và nhận về 5% doanh thu bán giống. Ông bảo điều nuối tiếc nhất của mình là các giống lúa lai này không được chuyển giao hẳn cho Nhà nước mà tự các nhà khoa học đi tìm nguồn để bán. Nếu Nhà nước mua lại, giao cho các công ty, đơn vị sản xuất thì giá trị của các giống lúa sẽ tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần so với việc để cá nhân tự giao dịch với nhau.
“Trong tay tôi còn có 2 giống siêu lúa lai nữa, tôi vẫn chưa có kế hoạch chuyển giao mà muốn tiếp tục nghiên cứu để tối ưu, làm sao đem lại những giống lúa made in Vietnam ngon nhất, năng suất cao nhất, đem lại lợi nhuận lớn nhất cho người nông dân”, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho biết.
Lúa lai đem lại năng suất cao, chất lượng tốt, rất phù hợp để trồng ở vùng ngập mặn, vùng khô hạn, vùng có khí hậu khắc nghiệt, khó khăn, chống biến đổi khí hậu rất tốt. Thế nhưng phát triển lúa lai ở Việt Nam lại có nhiều rào cản. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, chính nhận thức của một số nhà khoa học chọn tạo giống cũng yếu kém, thậm chí có người làm chuyên môn mà không biết gì về thế hệ lúa lai thứ 3. Vì nhận thức chưa đúng nên có thời điểm, Trung tâm Nghiên cứu Lúa lai của Viện Khoa học Nông nghiệp bị giải tán. Mãi 3 năm trước đến nay mới khôi phục lại, nhưng cán bộ, vật liệu nghiên cứu đã tan rã hết.
Để phát triển lúa lai phải có vật liệu di truyền, nhưng Nhà nước lại không công nhận giống bố mẹ mà chỉ công nhận tái tổ hợp. Thế là nghiên cứu lúa lai mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy giữ “bí quyết” của mình. Mỗi nhóm nghiên cứu lại giữ bằng được vật liệu di truyền, không chia sẻ rộng rãi vì đó là tài sản chất xám nghiên cứu của họ. Trong khi các giống lúa làm ra thì tự mình chuyển giao, tìm doanh nghiệp để ký kết chứ Nhà nước không đứng ra thu nhận để phát triển. “Chúng ta đang làm sai, đi ngược lại quá trình nghiên cứu. Đó là rào cản cần phải tháo gỡ để đưa lúa lai phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân và xã hội”, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan chia sẻ.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-hoan-lua-lai/
Chuyện đời không thể quên

THẦY LÚA BÙI BÁ BỔNG
Hoàng Kim @ Hoàng Long
“Cánh cửa phát triển lúa lai ở Việt Nam vẫn mở nếu được tiếp sức bởi khoa học công nghệ đang phát triển rất nhanh, những gì hôm nay chưa hề nghĩ tới thì ngày mai thay đổi rồi. GS. Viên Long Bình tổng kết sự thành công trong 4 chữ: tri thức, tận lực, cảm hứng và cơ hội. Đối với cơ hội, ông nói “cơ hội chỉ đến khi có sự chuẩn bị”. Cơ hội mới cho lúa lai Việt Nam sẽ đến khi có sự chuẩn bị“. (Bùi Bá Bổng)
Những Thông tin lúa lai liên quan: Câu chuyện lúa lai: Một góc nhìn toàn cảnh (Bùi Bá Bổng NNVN 2 6 2021) ‘Cha đẻ lúa lai mất đi khiến chúng ta càng trân quý hạt gạo’ (Kim Long dẫn lời của giáo sư Phàn Thắng Căn, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nguyên Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) NNVN 26 5 2021) Chuyện Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn đưa lúa lai về Việt Nam (Quách Ngọc Ân NNVN 27 5 2011); Nguyễn Công Tạn – Nhà quản lý nông nghiệp hàng đầu (TS. Lê Hưng Quốc NNVN 3 11 2014); Giáo sư Viên Long Bình với thành công của lúa lai Việt Nam (AHLĐ, NGND, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm NNVN 27 5 2021); Thông điệp của cha đẻ lúa lai – Giáo sư, Viện sỹ Viên Long Bình ( (TS. Lê Hưng Quốc NNVN 24 5 2021) ‘Làm giống lúa lai như cầm dao đằng lưỡi nhưng đó là định mệnh tôi’ (Dương Đình Tường dẫn chuyện ông Đoàn Văn Sáu, giám đốc Công ty TNHH Cường Tân, NNVN 28 5 2021); Lúa lai giúp châu Phi đảm bảo an ninh lương thực (Diệp Tú theo Xinhua, Capital FM, NNVN 28 5 2021); Trong ‘thành trì’ của lúa lai nội (Dương Đình Tường dẫn chuyện TS Lê Hùng Phong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm NNVN 3 6 2021); Giống lúa lai Long Hương 8117 (PV NNVN 5.6 2021); Hai giống lúa lai mới mang tên Viện sỹ Viên Long Bình (PV NNVN 3.6 2021); Viết tiếp câu chuyện lúa lai ở Việt Nam (II) (Trần Xuân Định NNVN 1 6 2021); Lai thơm 6, giống lúa lai chất lượng cao của Việt Nam (Nguyễn Mười NNVN 31.5.2021); Lúa lai LY2099 tạo ấn tượng mạnh vụ đông xuân (Văn Sơn NNVN 7 6 2021); Nhà nông học Nguyễn Thị Trâm chia sẻ kinh nghiệm tạo giống lúa lai (AHLĐ, PGS Nguyễn Thị Trâm, NNVN 7 6 2021) Con đường phát triển và những tín hiệu tốt đối với lúa lai Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, NNVN 7 6 2021). Lưu ý kết luận của thầy lúa Bùi Bá Bổng, xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-lua-bui-ba-bong/

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim
tặng anh Trần Mạnh Báo
Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi
Nhớ để mà thương cố gắng thôi
Nhà khoa học xanh gương trung hiếu
Người thầy chiến sĩ đức hi sinh
Dưới đáy đại dương là ngọc quý
Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh
Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện
Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình.
(*) Ảnh tư liệu về AHLĐ Trần Mạnh Báo (từ 1 đến 8). Chúc mừng gạo Việt từ giống tốt đến thương hiệu Con đường lúa gạo Việt Nam’ ‘Cơm ngon từ giống, gạo sạch từ tâm’

Xem tiếp: Thầy nghề nông chiến sĩ





Trần Mạnh Báo Sáng ngày 9 12 2020 lúc 08:19 các đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X – 2020 đã vào lăng viếng Bác!


xem tiếp Thầy nghề nông chiến sĩ; Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI ảnh Hoàng Long 9 Hoàng Kim 10 tiếp nối và lan tỏa công việc của nhiều thầy bạn nông dân
và doanh nghiệp trong Con đường lúa gạo Việt Nam.

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim
Lời cám ơn nhân lễ đón nhận 40 năm tuổi Đảng do Đảng bộ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh trao tặng, ngày đầu xuân năm 2014
Kính thưa đ/c Nguyễn Hay, Hiệu trưởng; Đ/c Huỳnh Thanh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; các đ/c trong Ban Chấp hành Đảng ủy; lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, đảng viên được nhận huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi là Hoàng Kim, hôm nay ngày 4 tháng 4 năm 2014 vinh dự được đón nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng đã ghi nhận quá trình 40 năm công tác của tôi từ ngày kết nạp Đảng trong quân đội 9 tháng 8 năm 1973 cho đến nay trãi qua các nhiệm vụ làm người chiến sĩ, nhà khoa học xanh và thầy giáo nghề nông. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là nôi đào tạo tôi từ năm 1977 đến năm 1981 và nơi tôi về giảng dạy cây lương thực từ năm 2006 đến nay. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là nơi tôi làm cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp suốt từ năm 1981 đến năm 2006, trong đó tôi có 20 năm làm phó giám đốc và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.”Bao năm Trường Viện là nhà/ Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương/ Một đời người một rừng cây/ Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”.
Tại diễn đàn này, tôi bày tỏ lòng trung thành vô hạn đối với Tổ Quốc, Nhân Dân và sự biết ơn chân thành đối với Đảng, Bác Hồ. Tôi biết ơn nôi sinh thành, nơi lập nghiệp, gia đình, đồng bào, đồng chí, thầy cô, bạn hữu, học sinh, sinh viên yêu quý. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời; Lương Định Của con đường lúa gạo, đã nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện tôi từ một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ thành một người con trung hiếu của đất nước. Tôi nguyện làm người hầy khoa học xanh chiến sĩ , tiếp tục dấn thân cho sự nghiệp đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp: Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa.
Điều tâm đắc nhất của tôi trong chặng đường 40 năm tuổi Đảng là “phúc hậu suốt đời làm việc thiện” dấn thân làm người Thầy nghề nông chiến sĩ, góp phần chống giặc dốt, giặc ngoại xâm, giặc đói. Đối với tôi, đó là niềm vinh dự lớn! Tôi quan niệm rằng sự dấn thân cho sự nghiệp “đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí và xóa đói giảm nghèo ” là rất cơ bản và rất cấp thiết để góp phần chấn hưng Tổ Quốc, Dân tộc Việt tồn tại và phát triển. Tôi hạnh phúc được sinh ta trong một gia đình nông dân lao động lương thiện: cha tôi là người lính Vệ Quốc năm xưa, mẹ và anh chị đều là những người phúc hậu, anh trai tôi cũng là người lính, nhà bên vợ cũng vậy. Tôi đã nhận thức được ”Khi đất nước nguy biến thì không tiếc máu xương xả thân bảo vệ. Khi đất nước hòa bình thì gắng trau dồi làm người công dân phúc hậu, người thầy bạn tốt của công chúng, biết chăm lo chén cơm, việc học của người dân. Sống làm người tốt, làm đảng viên tốt.
Cám ơn các đồng chí.

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim
Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.
Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.
Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai
“Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)
Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.
xem tiếp: Hoa Lúa giữa Đồng Xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan
Ban mai chợt tỉnh thức Lan tỏa Cây táo nở hoa https://youtu.be/4-ZwaWe0QwM bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa Việt Viên Minh Thích Phổ Tuệ Hoa Lúa giữa Đồng Xuân https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan/.

ĐỒNG NAI SỚM MAI TRỜI ẤM
Hoàng Kim
Sớm mai
Trời tạnh mây quang
Vươn vai
Đón nắng
Mặc cơn gió lùa
Vấn vương
câu hẹn ngày qua
Đông tàn
Ủ mộng
Xuân sang nõn cành …

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter