Những trang văn đọc lại

SOI SÁNG LẠI CHÍNH MÌNH
Thiền Sư Viên Minh Hỏi Đáp

“…Các pháp đến đi trong đời sống có thể là thuận hay nghịch, khổ hay vui v.v… nhưng đều tuân theo nguyên lý vận hành tất nhiên trong dòng nhân quả nghiệp báo mà mỗi người đã tạo ra cho mình.

✓ Người có nội tâm rỗng lặng trong sáng (thanh tịnh) sẽ qua đó thấy ra chỗ đúng sai, thiện ác trong dòng nghiệp của mình để tự điều chỉnh sao cho thuận pháp.

✓ Còn người đầy bản ngã tham sân si thì sẽ lăng xăng chống đối với nghịch cảnh, hoặc dính mắc trong thuận cảnh.

✓ Chính hai thái độ này đã tạo ra chướng ngại cho đời sống, chứ không phải là duyên thuận hay nghịch.

~ Thực ra, không có chướng ngại nào để vượt qua cả mà chính là vượt qua cái ta ảo tưởng đã tự dựng lên chướng ngại cho mình.

√ Còn thuận duyên hay nghịch duyên là pháp đến giúp con phát hiện và loại trừ cái ta ảo tưởng đã tạo ra biết bao chướng ngại cho mình và người. Phật gọi những chướng ngại do bản ngã dựng lên là triền cái (che lấp), kiết sử (trói buộc), phiền não chướng, sở tri chướng v.v…

-Thầy Viên Minh-
Trungtamhotong.org
Trích Thư Thầy trò 08

✓ Thái độ khi đối diện với những tình huống khó khăn trong cuộc sống…
~ Duy trì tâm quân bình-buông xả..”

-Thiền Sư U Jotika-
* Thu âm Tuệ An
Namo Dhammassa
______((()))______

Lành thay ()

Lev Tonstoy năm kiệt tác
NHỮNG TRANG VĂN ĐỌC LẠI
Lac Nguyen & Kim Hoàng

Thích ! Rất hay. Đọc “Suy niệm mỗi ngày” Trà sớm với bạn hiền. Đọc lại “Lev Tonstoy năm kiệt tác”. Hoàng Kim đồng cảm, tâm đắc với cụ Lac Nguyen. Những trang văn đọc lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lev-tonstoy-nam-kiet-tac/ & https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhung-trang-van-doc-lai

SUY NGẪM
Lac Nguyen (9 Tháng 5, 2022)

Trong STT Lời Ngỏ, tôi có nói: “Trong Khi Chờ Godot”, Nguyên Lạc tôi sẽ đọc lại những sách cũ mà mình đang có, tìm in lại các sách mà mình đã mất, những tác phẩm thời trẻ dấu yêu đã đọc và say mê. Thử xem lại niềm “say mê” có giống trước không, hay là…

Trong các sách, tôi chú trọng đến bộ sách “Wise Thoughts For Every Day (Suy Niệm Mỗi Ngày) – Lev Tolstoy. Wise Thoughts For Every Day là bộ sách tôi thích nhất của Lev Tolstoy. Tôi đã có dịch một số câu từ A Calendar of Wisdom trong bộ sách này, và gởi đăng các trang trong cũng ngoài nước, nay chia sẻ lại vài câu các bạn đọc cho vui:

Trước hết, xin tặng các bạn lời MINH TRIẾT này trước:

NHỮNG LỜI ĐÁNG SUY NGẪM

“Bạn đừng bao giờ nói xấu ai cả. Những lời nói xấu, không sớm thì muộn, luôn luôn sẽ rớt vào đầu những kẻ thốt ra, và có thể làm hại cho sự thành công của ta trên đường đời. Nói xấu người khác là một cách bất lương để tự khoe mình. Nếu không nói được những lời nhân từ, khuyến khích thì thôi, đừng nói gì cả. Chẳng làm gì đôi khi là khôn, nhưng chẳng nói gì cả thì lúc nào cũng là khôn.

Người đời này quá trọng về trí tuệ và coi thường tư cách! Chúng ta đã luyện trí tuệ cho sắc bén mà để cho cái ý thức tự chủ nhạt đi.

Nhân loại khôn hơn mỗi người chúng ta. Do đó mà một số người nông nổi tự khoe, theo thuyết duy trí, mới có cái vẻ khó thương: Họ chỉ biết một phần nhỏ thôi, không biết được toàn thể. Sự nhũn nhặn làm tôn kiến thức của ta lên, cũng như sự e lệ làm tôn vẻ đẹp của người nữ! ” (Will Durant)

Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

Conquering yourself is the greatest feat [Plato (Plátōn), the Greek philosopher]

Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất.

VÀI HÀNG VỀ LEV TOLSTOY

LEV TOLSTOY (Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy [ (tiếng Nga: Лев Николаевич Толсто) sinh 28 tháng 8 năm 1828 – mất 20 tháng 11 năm 1910)] là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay trường, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức.

Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga. Hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.

Danh tiếng của Lev Tolstoy đã vang lừng trên thế giới khiến cho nhiều người từ bốn phương đã đến viếng thăm ông, và do ảnh hưởng của ông quá lớn, đạo Chính Thống Nga đã trục xuất ông ra khỏi giáo hội vào năm 1901, để làm giảm đi thứ ảnh hưởng kể trên. Đối với dân chúng Nga, Lev Tolstoy được xem như là vị THÁNH.

VÀI LỜI MINH TRIẾT CỦA LEV TOLSTOY

Sau đây là vài lời minh triết đáng suy ngẫm của Lev Tolstoy trích từ bộ sách Wise Thoughts For Every Day (Minh Triết Cho Mỗi Ngày) và A Calender of Wisdom (Lịch Minh Triết).

– 1. The most important question to keep before ourselves at all times is this: Do we do the right thing? During this short period of time which we call our life, do our act conform to the will of the force that sent us in to the world? Do we do the right thing? (Lev Tolstoy)

Thắc mắc lớn nhất luôn đặt ra cho mọi người là: Chúng ta đã hành xử đúng không? Trong khoảnh khắc ngắn ngủi mà chúng ta gọi là cuộc đời, chúng ta đã hành xử xứng với quyền năng đã đưa chúng ta vào cuộc sống? Chúng ta đã hành xử đúng không? (Lev Tolstoy)

– 2. All the children of Adam are members of the same body. When one member suffers, all the others suffer as well. If you are indifferent to the sufferings of others, you do not deserve to be called a man. – (Muslih-Ud-Din Saadi)

Mọi con cháu của Adam đều là thành viên của cùng một cơ thể. Khi một thành viên đau khổ, mọi thành viên còn lại cũng đau khổ. Nếu bạn lãnh cảm với những đau khổ của người khác, bạn không xứng đáng được gọi là con người. (Muslih-Ud-Din Saadi)

-3. You have to respect every person, no matter how miserable or ridiculous he or she may be. You should remember that in every person lives the same spirit which lives in us.(the Book of Divine Thought)

Bạn phải tôn trọng mọi người, bất kể họ khốn khổ hay lố lăng, nực cười như thế nào. Bạn nên nhớ rằng trong tất cả mọi người, chúng ta có một linh hồn hiện hữu giống nhau. (Book of Divine Thought)

-4. Old fortresses are destroyed, monuments to the kings are demolished, old age ravages our bodies. Only the teachings of kindness are never ruined or affected by age. (Lev Tolstoy)

Theo tháng năm thành quách lụi tàn, đền đài hoang phế, tuổi già tàn phá thân xác ta. Chỉ có những lời dạy nhân từ mới mãi tồn tại thôi.

-5. It is better to know several basic rules of life than to study many unnecessary science. The major rules of life will stop you from evil and show you the good path in life, but the knowledge of many unnecessing science may lead you into the temptation of pride, and stop you from understanding the basic rules of life. (Lev Tolstoy)

Biết vài nguyên tắc căn bản của cuộc sống tốt hơn là học chi nhiều môn khoa học không cần thiết. Những nguyên tắc chánh của cuộc sống sẽ ngăn bạn làm điều ác và giúp bạn đi theo chánh đạo, nhưng sự hiểu biết nhiều khoa học không cần thiết có thể dẫn bạn đi vào sự cám dỗ của lòng kiêu ngạo và khiến bạn không hiểu được những nguyên tắc sống căn bản.

-6. When people wanted to kill a bear in the ancient times, they hung a heavy log over a bowl of honey. The log would swing back and hit the bear. The bear would become irritated and push the lob even harder, and it would return and hit him harder in return. This would continue untill the log killed the bear. People behave in the same way when they return evil for the evil they receive from other people. Can’t people be wiser than bear?

Ngày xưa khi muốn giết gấu, người ta treo một khúc gỗ nặng trên cái bát (tô) mật ong. Khúc gỗ sẽ đu đưa đụng vào gấu. Con gấu bực nên càng đẩy khúc gổ mạnh thêm, và trả lại khúc gỗ đập lại con gấu càng mạnh hơn nữa . Sự việc sẽ tiếp tục cho đến khi khúc gỗ đập chết con gấu. Con người có hành vi tương tự khi họ lấy oán trả oán. Con người có thể khôn ngoan hơn gấu chăng?

-7. Love is real only when a person can sacrifice himself for another person. Only when a person forgets himself for the sake of another, and lives for another creature, only this kind of love can be called true love, and only in this love do we see the blessing and reward of life. This is the foundation of the world. Nothing can make our life, or the lives of other people more beautiful than perpetual kindness. (Lev Tolstoy)

Tình thương chỉ thật sự khi còn người có thể hy sinh bản thân mình cho người khác. Chỉ khi con người quên mình vì lợi ích của người khác và sống cho tạo vật khác, chỉ tình thương này mới được gọi là tình thương thật sự, và chỉ với dạng tình thương này, chúng ta mới thấy được sự phúc lành và ân sũng của cuộc đời. Đây là nền tảng của thế giới. Không gì có thể làm cuộc đời chúng ta hay cuộc sống của tha nhân càng đẹp hơn ngoài sự thường xuyên đối xử tử tế ân cần.

-8. Ignorance in itself is neither shameful nor harmful. Nobody can knows everything. But pretending that you know what you actually do not know is both shameful and harmful.

Knowledge is limitless. Therefore, there is a minuscule difference between those who know a lot and those who know very little. (Lev Tolstoy)

Sự thiếu hiểu biết tự nó không có gì đáng nhục nhã và nguy hại cả. Không ai biết hết mọi thứ. Tuy nhiên, giả vờ rằng mình biết cái thật sự mình không biết mới vừa đáng nhục nhã và đáng nguy hại.

Kiến thức thì vô tận. Do đó, sự khác biệt rất nhỏ giữa những người hiểu biết nhiều và những người hiểu biết ít.

– 9.

(a) Do not postponse for tomorrow what you can do today.

(b) Do not force another person to do what you can do by yourself

(c) If you lose your temper, count up to ten before you do or say anything. If you haven’ t calmed down, then count to a hundred, and if you have not calmed down after this, count up to a thousand. (After Thomas Jefferson)

(a) Không nên chờ đến ngày mai những gì bạn có thể hoàn thành được hôm nay

(b) Đừng ép người khác làm điều mà mình có thể tự làm

(c) Nếu bạn đang giận, hãy đếm từ một tới mười trước khi nói hay làm bất cứ điều gì. Nếu lòng chưa dịu, đếm tới một trăm, và nếu làm vậy mà vẫn chưa dịu, hãy đếm tới một ngàn.

-10. All the nations of the world name and respect God. Different people give him different names, and put different clothes on him; but there is only one God under all these different manifestations. (Jean Jacques Rousseau)

Tất cả quốc gia trên thế giới đều gọi tên và kính trọng Thượng Đế. Khác biệt dân tộc trao Ngài tên và hình dáng bên ngoài khác nhau; tuy nhiên chỉ có duy nhất một Thương Đế ẩn dưới những biểu hiện này.

-11. God lives in all people, but not all people live in God, and this is the source of their sufferings.

A lamp cannot burn without fire, and a person cannot live without God (a book of Hinduisme)

Thượng để ẩn trú trong mọi người, nhưng không phải mọi người ai cũng đều sống theo Thượng đế, và đó là nguồn gốc mọi khổ đau của họ.

Con người không thể nào sống thiếu Thuợng đế được, cũng như cây đèn không thể cháy nếu không có lửa.

-12. Water does not stay on a mountaintop, but flows into the valley. In the same manner, real virtue does not remain with those people who want to be higher than the others; but virtue stays only with people who are humble. (After the Talmud)

Nước không lưu lại trên đỉnh núi mà chạy xuống thung lũng. Cũng giống vậy, đức độ thật sự không ở với những người muốn cao hơn người khác mà chỉ ở với những người khiêm tốn, khoan hòa.

-13. Three temptations torture people: sexual desire, pride and lust for the wealth. All the misfortunes of mankind come from these three cravings. Without them, people would live in happiness. But how can we get rid of these terrible illnesses?…Work on yourself and improve yourself: this is the answer. Start the improvement of this world from within. (Robert De Lamannais)

Ba sự cám dỗ hành hạ con người: ham muốn dục tình, sự kiêu ngạo và sự thèm khát giàu sang. Tất cả bất hạnh của nhân loại đều đến từ ba khao khát này. Không có chúng, con người sống trong hạnh phúc. Nhưng làm sao chúng ta tránh được những căn bệnh khủng khiếp này? Đây là câu trả lời: Hãy tự tiếp tục tác động và tự cải thiện mình. Hãy bắt đầu sự cải thiện từ bên trong.

-14. A bad mood is often the reason for blaming others ; but very often blaming others causes bad feelings in us; the more we blame others, the worse we feel (Lev Tolstoy)

Tính khí xấu thường là lý do để trách cứ người khác, nhưng trách cứ người khác thường hay gây cảm xúc xấu trong ta.; càng trách người khác bao nhiêu càng cảm thấy tồi tệ thêm bấy nhiêu

(Lời Phật dậy: Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn).

-15. When the people speak in a very elaborate and sophisticated way, they either want to tell a lie, or to admire themselves. You should not believe such people. Good speech is always clear, clever and understood by all. (Jean D’ Alembert)

Khi người ta nói một cách rất trau chuốt, rất hoa mỹ, tinh vi, họ đang nói láo, hoặc đang tự ngưỡng mộ họ đó. Bạn đừng nên tin những người như vậy. Lời nói hay luôn luôn rõ ràng, thông mình và ai cũng hiểu.

-16. A stupid person should keep silent. But if he knew this, he would not be a stupid person.

Người ngu nên im lặng. Tuy nhiên, nếu hắn biết được điều này thì hắn không phải là người ngu.

– 17. Bạn không thể được tất cả mọi người yêu mến và ca ngợi (1). Thật vậy, nếu bạn hành động như một người tốt, thì những người xấu sẽ trách mắng bạn. Nếu bạn hành động như một người xấu, thì những người tốt sẽ phản đối những hành vi xấu của bạn. Giải pháp tốt nhất, là hãy sống tử tế và nhân ái, trong khi đó hãy phớt lờ những dư luận của người khác.

Chỉ có những ai đã phó thác linh hồn cho tiền tài và danh vọng, thì mới quan tâm đến dư luận của người khác.

Hãy nuôi dưỡng linh hồn bạn – chứ không phải cái danh vọng và tiếng tăm của mình.

Nếu một người thoát khỏi tính khoe khoang tự phụ, thì người ấy dễ phụng sự Thượng đế hơn.

Kẻ nào sống một cuộc đời chân chính, trung thực, thì không cần lời khen hay danh vọng (2) – Lev Tolstoy

………….

Giải thích thêm:

(1) Sống trên đời, thật khó! Làm điều tốt thì bị kẻ xấu ghét; làm điều xấu thì bị người tốt chê cười. Chúng ta thử nhớ lại những hiền nhân như Chúa Jesus, Phật Thích Ca, Socrates, Khổng Tử… Như chúng ta biết, Chúa Jesus và Socrates đều bị án tử hình. Phật Thích Ca bị phe “ngoại đạo” nói xấu; còn Khổng Tử thì bôn tẩu suốt đời hành đạo, mà chẳng mấy ai tin dùng!

(2) Nhưng công bằng mà nói, thì danh vọng và lời khen, trong tự thân chúng không có gì xấu. Chúng chỉ trở nên xấu khi người ta hành động chỉ vì muốn có những cái đó. Bởi vì, họ có thể dùng mọi phương tiện để đạt tới chúng – kể cả những phương tiện xấu. (17 do Đỗ Tư Nghĩa dịch và giải thích)

Nguyên Lạc
(Ảnh Lev Tolstoy hình 2 trên xuống)

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM

Có Những Câu Chuyện Đời
Không Chỉ Đọc Một Lần
Hôm Nay Tôi Tỉnh Thức
Vì Sao Lev Tonstoi Khóc


Khi Người Viết Phục Sinh
Và “Suy Niệm Mỗi Ngày”
Lev Tonstoy Coi Đó Là
Cống Hiến Lớn Đời Người

Ông Thức Tỉnh Con Người

Đời Cao Hơn Trang Văn
Đất, Người Và Chính Mình
Lời Thầy Dặn Thung Dung
Chỉ Tình Yêu Ở Lại

An Viên Ngọc Phương Nam
NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ

Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời
Ít năm giặc giết cha rồi
Gian nan càng trải một thời truân chiên

Quê hương lưu bóng mẹ hiền
Thiêng liêng đất nước lời nguyền núi sông

*

Tỉnh thức càn khôn chốn đại ngàn
Ngọc lành vàng đá giữa lầm than
Hoàng Thành trọn vẹn tinh hoa tốt
Trúc Lâm gìn giữ lửa hương tàn
Vận chuyển thời cơ lưu vẹn kiếp
Mệnh nung tâm huyết chí bền gan
Nhờ ai lem luốc tròn duyên nghiệp
Đất cảm trời thương thấu kẻ hàn

LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC
Hoàng Kim

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.

LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY

Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.

Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.

Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:

Lev Tonstoy viết  ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.

Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.

Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.

Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.

Lev Tonstoy viết  về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.

Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.

Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại trên chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến và tinh thần yêu nước của nhân dân Nga. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không hiểu. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên nữa mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản mà . tham gia tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.

“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân Nga và quân đội thiện chiến và tướng lĩnh giỏi của Pháp gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu này. Chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới. Phim Chiến tranh và Hoà bình có thời lượng : 484 phút (4 tập): Tập 1 – Andrei Bolkonsky Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966).

Sách Chiến tranh và hòa bình lời giới thiệu

Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”

”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”

GS Tôn Thất Trình trao đổi về Chiến tranh và Hòa bình

Giáo sư Tôn Thất Trình có bài viết khá dài về những hấp dẫn của kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình nhưng có nhận xét khá thú vị Thầy viết “Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga: Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ của Lỗ Tấn-Tàu, các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”

Vài ghi chép của Hoàng Kim

Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết?

George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống.

Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.

Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …

“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm.

Còn ba tác phẩm Ana Karenina, Phục sinh; Đường sống; tôi sẽ dành chiêm nghiệm vào một dịp khác.

HÌNH NHƯ

Hình như thênh thênh ngày rộng
Hình như dìu dịu nắng trời
Ngày mới không còn thấy vội
Thanh nhàn ngày tháng đưa nôi …

Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …

Hoa Lúa quyện vào Hoa Đất
Giấc mơ hạnh phúc bình an
Ngắm gốc mai vàng trước ngõ
Thời gian lắng đọng người hiền.

(*) Kim Notes lắng ghi chú

Kim Hoàng

HOÀNG ĐẠI NHÂN BẠN TÔI

Thơ Chuyện Hay ‘Nút Chặn’ *
Lời Thầy Dặn Thung Dung **
Chuyện Tình Hoa Muống Biển
Giấc Mơ Lai Khoai Lang

Chỉ mất ba giây để nói lời yêu
nhưng phải mất cả đời
để chứng minh điều đó


Tỉnh thức cùng tháng năm
Ban mai chào ngày mới
Nhà tôi chim làm tổ
Giấc mơ lành yêu thương

Hoàng Kim

NÚT CHẶN
Hoàng Đại Nhân

Chị gặp anh từ trang phây búc
Qua những bài anh viết rất hay
Tính nhân văn, câu từ mộc mạc
Rất thân quen cuộc sống hằng ngày

Chị tưởng tượng, anh- người lịch lãm
Chắc cũng hơn sáu chục tuổi rồi
Thơ anh viết nhiều người đón nhận
Chị thấy lòng xao xuyến… chơi vơi

Những bài thơ nồng nàn, anh viết
Lời chân tình, cảm xúc nhân văn
Đã từ lâu, chị là độc giả
Yêu thơ anh… thiện cảm tăng dần

Rồi từ đó, chị thường chát chít
Cùng sẻ chia, từ ngữ, lời thơ…
Những ý tưởng qua từng bài viết
Càng hiểu nhau, xúc động vô bờ.

Chị xinh đẹp nhưng đời bất hạnh
Mang tang chồng khi tuổi còn xuân
Hai con chị: đứa xa lập nghiệp
Đứa theo chồng nên chẳng ở gần

Chị lên phây, giao lưu bè bạn
Mong lấp đi khoảng trống lạnh lòng
Qua vần thơ, hiểu tình người viết
Gặp được anh cũng thỏa niềm mong

Anh tình cảm và sành tâm lý
Luôn động viên nên chị yên lòng
Chị luôn giấu nỗi buồn thầm kín
Phút tâm tư… chị lại thầm mong

Những lúc rảnh, chị nhìn phây búc
Thấy nơi anh vẫn sáng ánh đèn
Chị càng thấy nhớ anh da diết
Họ cùng nhau chát chít từng đêm

Anh từng gọi video cho chị
Nhưng chị không cho thấy mặt mình
Rồi hàng tuần gọi nhau, thăm hỏi
Vắng mấy ngày, chị lại nhớ anh

Họ xa nhau hai ngàn cây số
Muốn gặp nhau, có dễ dàng đâu
Một dịp may, anh về quê mẹ
Họ hẹn hò sẽ gặp mặt nhau

Quán cà phê sân vườn yên tĩnh
Anh đã ngồi từ trước đợi chờ
Ly cà phê vơi đi quá nửa
Chị nhìn anh, chẳng chút bất ngờ

Chiếc áo trắng sơ mi, chị thích
Anh chìa tay, thay một lời chào
Nét giản dị đúng như chị tưởng
Ánh mắt nhìn ấm áp, gửi trao


Gương mặt anh rạng ngời, nam tính
Rất ân cần hỏi chị từng câu
Không vồn vã, không săn đón chị
Mà thân thương, dẫu gặp lần đầu

Ngồi bên nhau, nghe anh tâm sự:
“Đã mấy năm vợ bị tiểu đường
Bệnh biến chứng, hai chân đã đoạn
Anh một lòng chăm sóc bởi… thương

Anh yêu con, càng lo chăm vợ
Để các con còn mẹ trong đời
Dù vẫn biết chỉ là… ngày… tháng
Là người chồng phải trọn, em ơi”.

Chị nghe xong, nhói lòng, xúc động
Vội nuốt nhanh nước mắt vào trong
Rất cảm phục con người nhân đức
Chị nhìn anh ấn tượng vô cùng.


Chị bật khóc, đôi vai rung nhẹ

Chợt đứng lên, can đảm rời anh
Biết rằng anh- tâm hồn thánh thiện
Mặc anh ôm lần cuối… cũng đành.


Chị ra về mà lòng ám ảnh
Chuyện của anh xúc động vô ngần
Hình ảnh anh khắc sâu… thương nhớ
Nhưng sao đành có thể kết thân

Chị đọc lại những dòng anh nhắn
Rồi khen anh: “Thật quá tuyệt vời
Một người chồng- người cha mẫu mực
Nhưng mãi là bạn tốt nhất thôi”.

Tay chị run… bấm vào nút CHẶN
Hình ảnh anh vụt biến mất ngay
Rồi buông mình xuống giường nằm khóc
Ôi tình đời sao quá chua cay.

Sài Gòn, 09/5/2024. ‘Nút chặn’ là chuyện thơ do Hoàng Đại Nhân chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên đăng trên mâng ngày 8/5/2024, nhưng chưa rõ tác giả. HĐN tặng các bạn đã từng có phút xao xuyến rồi ‘cảm nắng’ trên phây.

* Hoàng Mạo (Bút danh Hoàng Đại Nhân), là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn; sinh năm 1951; quê quán xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; học hết THPT năm 1969; nhập ngũ đầu năm 1970, vô chiến trường đầu năm 1971; cuối năm 1976, chuyển ngành ra học Trường Đại học Nông nghiệp IV (Khoa CNTY); tốt nghiệp 1981; ra làm việc tại TP. Hồ Chí Minh; nghỉ hưu và cư trú tại TP. Thủ Đức, TP.HCM

** Kim Hoàng (Bạch Ngọc Hoàng Kim) bảo tồn và phát triển thông tin tại Những trang văn đọc lại; Lời Thầy Dặn Thung Dung Hoàng Đại Nhân bạn tôi

hoamuongbien

CHUYỆN TÌNH HOA MUỐNG BIỂN
Hoàng Đại Nhân


Khi mặt trăng vừa từ biển mọc lên
Tỏa ánh sáng dịu dàng bờ cát trắng
Biển đêm nay êm đềm, con sóng lặng
Từng cặp đôi đang sải bước ven bờ


Cô gái hiền lành, trong sáng ngây thơ
Bên chàng trai khi tình vừa chớm nở
Họ cùng nhau thì thầm trao lời hứa
Hai con tim cùng nhịp đập rộn ràng


Chàng trai nghèo bao hy vọng chứa chan
Cùng người đẹp sẽ nên duyên chồng vợ
Cái ngày ấy chẳng còn bao xa nữa
Khi người yêu đã thề nguyện chung tình.


Cha cô gái hay tin nổi nóng, bất bình
Biết chàng nghèo, chẳng “môn đăng hộ đối”
Ông thẳng thắn: “Đừng nên mơ ước vội
Hãy kiếm đi, đủ lễ vật…, ta chờ”


Chàng trai nghèo sau những phút sững sờ
Hiểu phận mình, đâu trách gì cô gái
Càng yêu thương, chàng càng thêm hăng hái
Quyết ra khơi mong có dịp đổi đời


Biển quê hương như cũng hiểu lòng người
Giúp chàng trai nặng thêm từng mẻ lưới
Chàng thầm nghĩ chỉ thêm vài ngày tới
Số tiền ta sắm lễ vật đủ rồi


Lần cuối cùng chàng lướt sóng ra khơi
Lòng khấp khởi tràn trề bao hy vọng
Căng sức trẻ, đâu sợ gì con sóng
Khi con tim mang hình bóng của nàng


Cô gái đợi chờ, hy vọng chứa chan
Hoàng hôn xuống, đón thuyền chàng cập bến
Nhưng… bất hạnh bỗng từ đâu ập đến
Nàng đâu hay, bão biển đã cướp chàng


Nỗi niềm đau, con tim trẻ nát tan
Nàng quên ăn, cứ ngày ngày hướng biển
Nàng cầu mong con thuyền chàng xuất hiện
Nhưng biển xa chỉ tung sóng cuộn trào


Qua nhiều ngày cô tiều tụy mòn hao
Rồi gục chết khi biển chiều tàn nắng
Ơi cô gái ! Một con tim trong trắng
Phút cuối đời vẫn hướng phía biển xa


Trời thương cô, cho hóa kiếp thành hoa
Loài muống biển vươn dài trên bờ cát
Hướng về biển, nghe dập dìu biển hát
Lời yêu thương cháy bỏng những hẹn hò


Chàng trai hóa thành những ngọn sóng xô
Cứ ào ạt cản ngăn loài muống biển
Hãy quay lại, em ơi, xin đừng tiến
Để an lành tươi thắm một loài hoa.


Biển hôm nay mãi hát khúc tình ca
Bản tình ca thắm màu hoa muống biển
Mãi tươi hồng đón chào con sóng đến
Lời thủy chung son sắt đến trọn đời.

GIẤC MƠ LAI KHOAI LANG
Hoàng Kim


Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang HL518 ; Giống khoai lang HL491 là ba giống khoai lang phổ biến và ngon nhất Việt Nam ngày nay. Giấc mơ lai khoai lang, thành tựu và bài học, với con đường phía trước. Khoai lang liệu có thể lai muống biển để gia tăng tính kháng? chuyện bây giờ mới kể.

*
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981). Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình. Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng. Vậy, khoai lang liệu có thể lai với muống biển để gia tăng tính kháng? Có thể hay không thể. To be or not to be

KHOAI LANG LAI MUỐNG BIỂN?

Trước đây khi còn trẻ thơ, tôi đã tự hỏi “Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?” Gần đây, bài thơ ‘Chuyện Tình Hoa Muống Biển” của anh Hoàng Đại Nhân gợi tôi trở về câu chuyện cũ. Bài thơ trong sáng giản dị và hay, cốt truyện tình yêu đẹp, giá trị nhân văn cao, hình ảnh tuyệt vời. Tôi trở lại câu hỏi khoa học cây trồng: Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?

Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau. Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại.

Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…

Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.

Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.

Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.

THAO THỨC MỘT ƯỚC VỌNG

Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển


Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển”

Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển. Xem phim tại Hai vạn dặm dưới đáy biểnhttp://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140…

HIỆN THỰC VÀ GIẤC MƠ

Giống khoai lang Việt Nam phổ biến trong sản xuất HL491, HL518, Hoàng Long, HL4, Bí Đà Lạt, Chiêm Dâu chất lượng ngon, năng suất cao mà chúng tôi đã chọn tạo được là thành tựu nổi bật về giống khoai lang Việt Nam trong bốn mươi năm qua (1981-2021). Dẫu vậy, mức kháng sùng chỉ đạt trung bình. Hướng nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang năng suất cao chất lượng ngon, là bám sát nhu cầu thực tiễn một thời và thực dụng khả thi thích hợp điều kiện sản xuất kinh tế xã hội Việt Nam, cần ngay những giống tốt thiết thực. Giải pháp giống khoai lang kháng sùng của giáo sư Vũ Đình Hòa tại luận án tiến sĩ năm 1991 lai giống loài khoai lang trồng Ipomoea batatas L với loài khoai lang hoang dại Ipomoea Trifida là rất hay nhưng tiếc rằng thiếu những giấc mơ nghiên cứu tiếp nối.

Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đến thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ bên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ. Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng đã ra đời từ đó.

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi


Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông


Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên


Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …


Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang. Mời bạn ngắm ảnh Biển Nhật Lệ Quảng Bình và cùng chia sẻ chuyện tình khoai lang hoa muống biển

khoailang4
Washington_Crossing_the_Delaware_by_Emanuel
Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 5

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày


Trở về trang chính

Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn; Kim on Facebook, Kim on Twitter

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy

Conquering yourself is the greatest feat [Plato (Plátōn), the Greek philosopher]

Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất.😍

Tỉnh thức cùng tháng năm

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM

Có Những Câu Chuyện Đời
Không Chỉ Đọc Một Lần
Hôm Nay Tôi Tỉnh Thức
Vì Sao Lev Tonstoi Khóc


Khi Người Viết Phục Sinh
Và “Suy Niệm Mỗi Ngày”
Lev Tonstoy Coi Đó Là
Cống Hiến Lớn Đời Người

Ông Thức Tỉnh Con Người

Đời Cao Hơn Trang Văn
Đất, Người Và Chính Mình
Lời Thầy Dặn Thung Dung
Chỉ Tình Yêu Ở Lại

NGỌC LƯU LY NHỚ MẸ

Bạn nhớ dáng mẹ lưng còng
Mình thương mẹ mất lúc còn thanh xuân

Giáp Thìn bốn chín chân vân
Tuổi thơ vắng mẹ rưng rưng cuộc đời
Ít năm giặc giết cha rồi
Gian nan càng trải một thời truân chiên

Quê hương lưu bóng mẹ hiền
Thiêng liêng đất nước lời nguyền núi sông


Hoàng Kim

MI TIÊN VẤN ĐÁP
(MILINDA PANHA)
Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm
(Maha Thera Thita Silo)
Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính

✓ Bộ kinh Milindapanha được Phật giáo Miến Điện xếp vào Thánh điển và Phật giáo Tích Lan đặt chung với năm bộ Nihàya để tôn thờ và phụng hành.

✓ Nội dung của bộ kinh kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Minida và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.

Nội dung Video này: https://www.facebook.com/thien.phap.5686/videos/7671583852904771/ & https://www.facebook.com/thien.phap.5686/videos/1515454905993203

Thời lượng 3:23:57 (video 1) & ? (video 2 P31)
P1: Phần dẫn nhập
P2: Câu chuyện liên quan trong tiền kiếp
P3: Chuyện về Đức Vua Mi-lan-đà
P4: Chuyện về Đại Đức Na-tiên
P5: Chuyện về Đại Đức Na-tiên (tiếp theo)
P6: Thấp thoáng bóng Sư tử

✓ Nội dung Mi Tiên Vấn Đáp
P7: Câu hỏi (1) DANH
P8: Câu hỏi (2-9) Con số hạ lạp
P9: Câu hỏi (10-18) Hành tướng của TÍN
P10: Câu hỏi (19-30) Bậc Vô Sanh

P31: Câu hỏi (31-47) Nhãn thức & Tâm thức

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ()
Namo Dhammaya.
_______((()))______


Minh triết của đức Phật
Namo Buddhaya.
Lành thay ()

#Chanhniem #Thayvienminh #Tinhgiac #Tinhthuc #Vothuong #Tinhtan #Phatphapnhiemmau #Phatphapvidieu #Gieoduyenphatphap #Duyenlanhphatphap #Chiasephatphap #Vonga #Theobuocchanphat #Songtrongthuctai #Phatphap #Phatphapbuddhadhamma #Thienphap #Anlac #Anlanh #Annhien #Buongxa #Tritue #Tuetri #Gioidinhtue #Hanhphuc #Giacngo #Giaithoat #Tubi #PhatphapBuddhadhammareels #Phapthien343reels

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #banmai; #htn365; #ana; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc;  #cnm365;  #cltvn; #đẹpvàhay; #lvn365 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-5/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-9-thang-5

MỘT GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Hoàng Gia Ngọc Phương Nam
Một gia đình yêu thương
An Viên Ngọc Quan Âm
Hậu duệ của mặt trời
Đất Mẹ vùng di sản
Hà Nội mãi trong tim

Bảo tồn và phát triển
Bài học lớn muôn đời
Việt Nam tổ quốc tôi


Bạch Ngọc Hoàng Kim
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/một gia đình yeu-thuong.

CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ

Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính.

Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể. Bài dài mời Thầy, Bạn thong thả đọc

vochonggslevanto

CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ

Thời nhàn mong ước tới Người thân
Đường trần duyên gặp nhớ bao lần
Nguyệt Bồng xứ Nghệ tình quê vẹn
Giếng Khâu An Tĩnh nước trong ngần
Gia Định miền thương vui hội ngộ
Đồng Nai đất nhớ mến quây quần
Thầy bạn lộc xuân hương tự tỏa
#Thungdung ngọc quý đá kỳ vân.


Hoàng Kim
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/ & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-thay-le-van-to/

Phục Sinh Bình Minh An

PHỤC SINH BÌNH MINH AN

Đức Tin Noi Pháp Thiện
Bạch Ngọc Duyên Phật Pháp
Tỉnh Thức Cùng Tháng Năm
#cnm365 #tinhyeucuocsong

MINH TRIẾT CỦA ĐỨC PHẬT

Đức Phật dạy: Ba đức tính người bạn đáng thân cận (Sevitabbamitta): 1. Cho vật khó cho (Duddadam dadàti), tức là bố thí cao thượng. 2. Làm điều khó làm (Dukkharam karoti), tức là làm được điều cao quý mà khó ai làm được. 3. Nhẫn việc khó nhẫn (Dukkhamam khamati), tức là có nghị lực chịu đựng nghịch cảnh mà khó ai chịu đựng được. A.I. 286 Kho tàng Pháp Học https://www.facebook.com/PhatPhapBuddhadhammanew/reels/ Giúp người qua khốn khó Ai ngờ giúp chính mình. Gieo nhân lành quả tốt Đạo lý thật phân minh. (H.T. VIÊN MINH Những vần kệ tỉnh thức) https://www.facebook.com/reel/360881510280389

Đức Phật Dạy;
~ 5 LỢI ÍCH CHO THIỆN NAM TỬ CÓ LÒNG TIN

“…Này các Tỳ-khưu, có năm lợi ích này cho thiện nam tử có lòng tin. Thế nào là năm?

1. Các Thiện nhân, các Chân nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;

2. Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;

3. Khi chấp nhận, họ chấp nhận các món ăn trước hết từ những người có lòng tin, không từ những người không có lòng tin;

4. Họ thuyết pháp trước hết cho những người có lòng tin, không cho những người không có lòng tin;

5. Người có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi Trời. Những pháp này, này các Tỳ-khưu, là năm lợi ích cho thiện nam tử có lòng tin.

Ví như, này các Tỳ-khưu, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim chung quanh. Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, thiện nam tử có lòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, cho nam cư sĩ và cho nữ cư sĩ.

Như cây bàng to lớn,
Với cành, lá, trái cây,
Với thân, rễ, đầy trái,
Làm chỗ trú loài chim.

Tại trú xứ thoải mái,
Các con chim làm tổ,
Cần bóng mát, hứng mát,
Cần trái cây, ăn trái.

Cũng vậy, vị trì giới,
Người có lòng tịnh tín,
Khiêm nhường và nhu thuận,
Hiền hòa, lời từ tốn,
Tánh tình thật dịu hiền,
Vị đoạn tham, đoạn sân,
Ðoạn si, không lậu hoặc,
Là ruộng phước ở đời.

Họ đến người như vậy,
Họ thuyết pháp, người ấy
Ðoạn trừ mọi khổ đau,
Vị ấy ở tại đây,
Hiểu biết Chánh pháp ấy,
Viên bản nhập Niết-bàn,
Hoàn toàn không lậu hoặc.

[Tăng Chi Bộ Kinh; 5.38]

Nam Mô Phật ()
Lành thay ()

#Chanhniem #Thayvienminh
#Tinhgiac #Tinhthuc #Vothuong
#Tinhtan #Phatphapnhiemmau
#Phatphapvidieu #Gieoduyenphatphap
#Duyenlanhphatphap #Chiasephatphap
#Vonga #Theobuocchanphat
#Songtrongthuctai #Phatphap
#Phatphapbuddhadhamma #Thienphap
#Anlac #Anlanh #Annhien
#Buongxa #Tritue #Tuetri
#Gioidinhtue #Hanhphuc
#Giacngo #Giaithoat #Tubi
#PhatphapBuddhadhammareels
#Phapthien343reels

Gốc Bồ Đề Vườn Xưa
Cây Bồ Đề Nhà Tôi
AN VIÊN NGỌC PHƯƠNG NAM

Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc. An nhiên đứng hàng đầu. Tôi thích nên chép lại để đọc và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Người Thầy gần gũi tôi là Viên Minh Thích Phổ Tuệ Thiền Sư Lão Nông Tăng. Minh triết của đức Phật là tóm tắt 5 chương nhận thức luận của tôi về đạo Bụt, gồm: 1) Minh triết sống phúc hậu; 2) Lên non thiêng Yên Tử; 3) Trúc Lâm Trần Nhân Tông; 4) Tinh hoa của đạo Bụt; 5) Chùa Ráng giữa đồng xuân; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

1. MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Suối nguồn tươi trẻ Thiền tông

Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật’. Không lập giáo điều, truyền dạy ngoài sách, vào thẳng lòng người, giác ngộ thành Phật Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma (?-532) đã nêu ra triết lý căn bản Thiền tông để Dạy và Học.Thiền tông Phật giáo Đại thừa nguồn gốc từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề ở Ấn Độ. Thiền sư Bồ-đề-đạt-ma là Tổ sư Ấn Độ đời thứ 28 đã truyền bá và phát triển Thiền tông lớn mạnh tại Trung Quốc. “Thiền” nhấn mạnh  kinh nghiệm thực tiễn chứng ngộ ‘trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật’ . Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus) đã viết:“Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc. Cái ‘dễ thương’,cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc, với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng, những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét ‘con ngỗng triết lý’ vào cái lọ ‘ngôn từ, thì  chính nơi đây tại Trung Quốc, con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích.” Thiền tông là sự “truyền pháp ngoài kinh điển” đạt ‘giác ngộ tức thì’ tại đây, ngay lúc này, chứng ngộ ‘kiến tính thành Phật’ do bản ngã chân tính và nhân duyên. Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu im lặng đưa lên cành hoa, Thiền sư Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu và đức Phật Thích Ca đã ấn chứng cho Thiền sư Ca Diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ.

Thiền tông Việt Nam có từ rất sớm tại Luy Lâu do Thiền tông Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam trước tiên ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3, rước cả Trung Quốc (thế kỷ thứ 6) Nhật Bản (thế kỷ 11, 12) và các nước châu Á khác. Các Sơ Tổ Thiền tông Việt Nam là thiền sư Khương Tăng HộiMâu Tử. Thiền tông Việt Nam nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Việt Nam và phát triển rực rỡ nhất thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm.  Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn Con Người Hoàn Hảo dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

2. LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

*

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

Hoàng Kim

Trúc Lâm Trần Nhân Tông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/ & Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.

1
“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.

2.
“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”

3.
“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

xem tiếp: Trúc Lâm Trần Nhân Tông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/ và Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

Trần Nhân Tông
Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…

3. TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

Ngọc Phương Nam

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …


Thuyền Độc Mộc
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

4.

Cây bồ đề nhà tôi ra lá non

Cây Bồ Đề Nhà Tôi

4. TINH HOA CỦA ĐẠO BỤT

Lời Phật dạy

An nhiên
CNM365
Thả cho nó bay.

Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ

Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.


Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác

Minh triết của Đức Phật tích hợp nhận thức và nghiên cứu Đạo Phật với Khoa Học và Việt Nam; Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn. Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

Tinh Hoa Của Đạo Bụt

Hãy quay về tự thân
Không tìm ở đâu khác
Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông.

Minh triết tạc ghi lòng

Chân lý là suối nguồn
Chân lý không tuyệt đối,
Con người với thần thánh
Có Không hai mặt giấy.


Bảy Định Luật Cuộc Sống,
Khoa học và Thực tiễn

Đạo Bụt là vô ngã
giúp khai mở nhân tâm


Nguồn năng lượng tự thân
Luân xa với vũ trụ
Năng lượng là vô tận
Thiên nhiên với Con người.


Ba ngọn núi cao vọi
Túi khôn Trí Huệ Định

Lời tiên tri linh ứng
Kinh Phật Kinh Vệ Đà,
Kinh Dịch với Kinh Thánh,
Kinh Koran, Khổng Lão,


Đối thoại với hiền nhân
Bao cuộc đời vĩ đại
Những trang đời rộng mở
Giải mã nhiều thông tin.

Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây.

Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời.

Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác
.

*

Tình Lý Nhân Quả Nghiệp Báo

Như Nhiên

Tình cảm gia đình cũng như tình cảm đôi lứa nam nữ là một loại tình cảm liên quan đến Nghiệp. Khi giữa bạn và một người có Nhân Duyên thì mới gặp nhau, nhưng ở lại bên nhau lâu hay mau còn tuỳ thuộc vào Nghiệp. Bao gồm trong chữ Nghiệp, Ân cũng có, mà Oán cũng có. Ân thì gọi là ân tình, là Thiện Duyên, Oán thì gọi là Nghiệt Duyên vậy.

Nếu người đối xử tốt, lo lắng và yêu thương bạn nhiều, chứng tỏ họ đã nợ bạn ân tình trong kiếp nào đó. Nhưng nếu bạn yêu họ nhiều và luôn quan tâm họ nhưng họ vẫn làm khổ bạn hết lần này đến lần khác thì đó là vì kiếp xưa bạn đã vay ân tình của họ nên kiếp này khi đủ Duyên, bạn phải trả lại nợ xưa. Tất cả những khổ đau đều có nguyên nhân sâu xa của nó chứ không có điều gì là ngẫu nhiên cả.

Trong Nghiệp Duyên hay hàm chứa OÁN nhiều hơn là ÂN, gặp nhau là để trả Nghiệp cho nhau. Khi Nghiệp Lực chiêu cảm, bạn thấy người bạn yêu như là cả thế giới của bạn, thậm chí họ quan trọng còn hơn cả cuộc đời của bạn.

( Bởi vậy mới có rất nhiều người sẵn sàng chết vì người mình yêu ).

Dù họ đối xử với bạn ra sao bạn cũng chấp nhận, dù họ xấu-đẹp gì thì trong mắt bạn họ vẫn là người đẹp nhất, không ai thay thế được. Dù họ có làm khổ bạn bao nhiêu bạn cũng không thể rời xa họ, chính bạn cũng không hiểu tại sao và không thể nào thoát ra được cho đến khi bạn trả xong Nghiệp thì cảm thấy lòng mình nguội lạnh với đối tượng kia một cách không ngờ.

Khi Nghiệp đã dứt, nhìn lại quãng đường đã qua, bạn sẽ không hiểu tại sao lúc đó bạn lại khờ dại như vậy, tại sao bạn không sớm chia tay người từng làm khổ bạn, tại sao lúc đó bạn lại yêu họ tới mức quên mất phải yêu bản thân mình, để rồi bây giờ gặp lại bạn chẳng còn chút cảm xúc nào dành cho họ.

Khi đang bị Nghiệp chi phối, dù bạn có vùng vẫy muốn thoát ra nỗi khổ đó cũng khó mà thoát được. Chỉ trừ khi bạn biết tu tập, thấu đạt lý NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO, tự mình quán chiếu rồi công phu tu niệm và sám hối thường xuyên thì mới mong xoay chuyển được Nghiệp Quả.

Duyên Nghiệp thật là luẩn quẩn và đáng sợ như vậy đó, nên khi hiểu rồi ta hãy cố gắng làm sao đừng gieo ân oán với ai trong kiếp hiện tại nữa, để sau này hoặc vị lai ta khỏi phải luân hồi gặp lại trả nợ cho ai..

– Từng đối mặt ngàn ngày sao chẳng nhớ
Chỉ một lần gặp gỡ khó mà quên!

– Tình cảm con người chính là một chữ Duyên

Biển đời rộng, riêng một người ta thấy.

Là vậy đấy!

Như Nhiên

TTT

Namo Buddhaya

Tuyển tập Thư Thầy
Tác giả: Viên Minh

(Đọc chậm từng thư một)

Chua Giang giua dong xuan

5. CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Thương hạt gạo trắng ngần vui Bạch Ngọc
Quý nhân duyên thơm thảo học làm Người
Đức độ thiện lành tâm trong ý sáng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi


Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên che chở
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …


Hoàng Kim

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân
Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền.

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CHỮ TUỆ 慧
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )
Đỗ Hoàng  · 2 4 2022 lúc 21; 42  

Tuệ có nghĩa là thông minh tài trí, sáng dạ. Tuệ thường được sử dụng để chỉ sự sáng suốt mau mắn lanh trí của con người. Sinh ra đã thông minh hơn người, tư duy nhanh nhẹn gọi là có tuệ căn. Có con mắt nhìn thấu mọi thứ soi rõ tiền nhân hậu hoạn gọi là tuệ nhãn.

Chữ tuệ được dùng nhiều trong phật học. Nhưng từ này cũng hàm ý chỉ sự tốt đẹp, nên thường được dùng để đặt làm tên người.

Cách viết chữ Tuệ

Tuệ – Huì – 慧. Bên trên là hai chữ phong 丰, bên dưới có bộ kệ 彐, sau đó là chữ tâm.

Bulukhin ngày 03.10.2013 lúc 10:56 nói: Nếu thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) thì cứ để nguyên vậy. Thiển nghỉ của Bu thì có khác chút xíu. Bạch Ngọc là ngọc trắng thì chưa nói chi đến hạt gạo cả.Thực ra hạt gạo không trắng thậm chí gạo lứt thì dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Bu được biết người Mỹ chế ra máy xát gạo trắng sau đó thấy là sai lầm bèn chế ra một thứ bột cho vào gạo để bù lại phần cám đã mất đi. Nhưng khi nấu cơm người ta vo gạo thì bột đó lại mất đi.Dân gian nói hạt gạo là ngọc trời cho, trong trường hợp này là MỄ NGỌC.Đấy cũng là nói cho vui.

6 NGÀY MỐI NGỌC CHO ĐỜI

Vui sống giữa thiên nhiên
Minh triết của đức Phật
Hi vọng của hạnh phúc
Bài học lớn muôn đời

HoangKim NgocphuongNam ngày 03.10.2013 lúc 22:10 nói: Thưa anh Bu. Em Hoàng Kim đã thật xúc động được Thầy Thích Phổ Tuệ ấn chứng bạch ngọc (ngọc trắng, mễ ngọc, hạt gạo trắng ngần, ngọc trời cho, ngọc phương Nam). Đối với em được một người Thầy mẫu mực thiện tâm ấn chứng điều tốt đẹp này đã là một suối nguồn hạnh phúc. Em sẽ học thái độ của nước để đi như một dòng sông, học hoa lúa hạt gạo để làm những việc có ích cho đời. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan/

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

– Không làm các điều ác, làm các việc lành và giữ tâm thanh tịnh trong sáng là cách làm tăng trưởng tâm lực và phước lực.

– Phước lực phát sinh do bố thí cúng dường, nghiêm trì giới luật, giữ tâm thanh tịnh, cung kính, khiêm nhường, phục vụ, nghe pháp, chia sẻ pháp, hoan hỷ phước người khác làm, điều chỉnh nhận thức, bớt tham sân si, có lòng từ-bi-hỷ-xả.

…Phước trí thật sự chỉ có khi tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, trọn vẹn sáng suốt nơi thực tại thân thọ tâm pháp. Phước trí vô vi vô ngã này tự toả ra ảnh hưởng lợi lạc đến muôn loài một cách tự nhiên …”

Làm phước là cách để thoát khỏi tính ích kỷ và mở rộng tấm lòng vô ngã vị tha. Đồng thời qua việc làm đó học ra chính mình, học ra bản chất đời sống để phát huy trí tuệ và đạo đức…

()()()

Thân – tâm – trí thanh tịnh thì hết tội.

Có 3 cách:

– Giới diệt tội ở thân.
– Định diệt tội ở tâm
– Tuệ diệt tội ở trí.

Giới định tuệ còn được thể hiện cụ thể trong Bát Chánh Đạo:

– Thấy biết đúng
– Suy nghĩ đúng là tuệ
– Nói đúng, làm đúng, sống đúng là giới
– Siêng năng, không quên mình, tâm tĩnh lặng đúng là định.

《》《》《》

…Đạo Phật trí tuệ lấy tâm tỉnh giác để thấy ra thực tánh và sống với thực tánh ấy…”

Thầy Viên Minh
Trungtamhotong.org
Lành thay ()
Sadhu Sadhu Sadhu

_______((()))________

Pháp Thiện cùng với Phật Pháp Chia Sẻ và 9 người khác. spSdnorotet0f h105c78lh3am31588aiflltờ08l0a6cm704cf1gfhg90a5  ·

TỤNG CHÚ – LINH HIỂN – ĐỨC TIN…?

Hỏi: Thưa Thầy, có thật pháp môn tụng Chú là linh hiển? Có người tụng chú với đức tin lớn mà thay đổi cuộc sống. Điều này do ngẫu nhiên, do phước của người tụng hay do Chú có linh nghiệm?

Trả lời:

✓ Theo nguyên lý thì tụng gì không thành vấn đề, miễn khi tụng tập trung được tâm ý thì đều có năng lực.

✓ Sự tập trung này phần lớn có được nhờ đức tin vào tha lực.

✓ Luyện bùa, trì Chú, thôi miên, niệm Phật, niệm Chúa, thiền định, thần thông v.v… cũng đều cần có sức mạnh tập trung mới thành tựu.

✓ Tưởng đó là nhờ tha lực nhưng sức mạnh đó chính là do “nội lực tự sinh” mà có.

✓ Thực ra, tự lực và tha lực cũng chỉ là một khi đi đến tận cùng.

∆ Người sống chánh niệm tỉnh giác thường thận trọng chú tâm quan sát thực tại nên phát huy được năng lực giới định tuệ nội tại một cách tự nhiên, vô vi, vô ngã và vô lượng.

✓ Còn nếu tu luyện mà đạt được một năng lực nào đó thì cũng chỉ là hữu vi, hữu ngã và hữu hạn mà thôi.

✓ Nếu sở đắc đó do động lực tà kiến và tham ái thì dẫu có năng lực lớn lao đi nữa cũng chỉ hại mình hại người, như Devadatta có thần thông mà hại Phật nên đoạ vào địa ngục A-tỳ. Vì vậy cần phải nhận thức đúng mục đích của sự tu luyện các loại chú thuật, thôi miên, thiền định, thần thông… là gì mới được.

✓ Đừng xem trọng việc tu có đạt được năng lực gì hay không mà nên xem lại tu có đúng hay chưa.

~ Thực ra “năng lực lớn nhất của người tu là có thể chịu được sự rỗng không – không cần một năng lực nào cả”.

✓ Thay vì cố tu luyện để tìm cầu sở đắc một năng lực lý tưởng nào đó thì người chân tu buông hết mọi nỗ lực mong cầu trở thành bất cứ thứ gì, dù với đức tin tha lực hay với khả năng tự lực. Vì chỉ khi thấy mình còn yếu kém hay thiếu thốn thì mới mong cầu một năng lực để nương tựa. Nhưng điều đó chỉ làm giàu cho cái ngã ảo tưởng mà thôi! Do đó Đạo Phật không đặt nặng đức tin vào tha lực, cũng không tập chú vào nỗ lực cá nhân để rèn luyện thành gì cả mà mục đích tu hành chỉ là thấy ra Sự Thật mà thôi.

《》《》《》

Hỏi: Thưa Thầy, cho con hỏi niệm Phật, niệm Chú không phải để trừ tội tăng phước mà cốt lõi là để cho tâm thanh tịnh. Vậy khi tâm đã thanh tịnh, không niệm Chú, niệm Phật nữa mà chỉ để tâm trong lành sáng suốt thôi có phước đức không?

Trả lời:

✓ Niệm Phật, niệm Chú hay tu bất cứ phương pháp nào cũng chỉ là phương tiện giúp tâm bớt vọng động mà thôi, vọng động thì sinh tội lỗi, tội lỗi thì bất an, đau khổ, nên khi hết vọng động thì tâm trở lại bình thường, không còn bất an đau khổ nữa. Phương tiện giống như những toa thuốc chữa bệnh, tùy bệnh mà uống thuốc. Khi đã hết bệnh thì phải ngưng uống thuốc.

✓ Cũng vậy, khi tâm đã tịnh, trở lại bình thường tội chướng đã trừ thì còn dùng phương tiện niệm Phật, trì Chú làm gì nữa. Tội tiêu, tâm tịnh đã là phước báu lớn lao nhất rồi, còn niệm Phật, trì Chú để cầu phước làm gì, như vậy chẳng phải kẹt vào phương tiện sao?

(Trích Trà Đạo – Thầy Viên Minh)
Trungtamhotong.org
Namo Buddhaya.
Lành thay ()

SỰ THA THỨ & LÒNG KHOAN DUNG

✓ Tha thứ không phải là dấu hiệu mềm yếu, mà là một sức mạnh cảm xúc rất sâu sắc.
~ Tha thứ là một sức mạnh của cảm xúc.


》》 Chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta đủ lớn để tha thứ, để buông xả. Tôi giải phóng cho anh, cho anh đi, cho anh tự do. Giờ đây tôi cũng được tự do.

》 Ngay cả khi đó chỉ là một suy nghĩ, chỉ tưởng tượng mình tha thứ cho một người nào đó đã xúc phạm mình, khoảnh khắc đó bạn đã cảm thấy được giải thoát. Cơn sân vẫn có thể đến lại nữa, bạn lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi học được cách tha thứ cho mọi người, tha thứ cho tất cả mọi chuyện, tha thứ vĩnh viễn, để không bao giờ bạn đổ lỗi, không trách cứ ai về bất cứ điều gì nữa.

✓ Hãy tưởng tượng khi bạn có trạng thái tâm ấy, trạng thái tâm không đổ lỗi, không trách móc bất cứ ai. Tâm bạn được giải thoát, thanh thản như thế nào.

✓ Tôi không chấp giữ oán giận, tôi không muốn trừng phạt bất cứ ai vì bất cứ điều gì. Tôi giải phóng cho mọi người khỏi bất cứ điều gì họ đã làm với tôi, thậm chí bất cứ điều gì họ sẽ làm với tôi trong tương lai.

~ Sống với cái tâm như thế thật sự là quá tốt, quá tuyệt vời…

《》《》《》

“…Hãy lấy tha thứ làm một cách sống, bởi vì hàng ngày chúng ta vẫn phải gặp nhiều người nói hoặc làm những điều tổn thương đến mình. Dù đi đâu chăng nữa, chúng ta vẫn phải sống giữa con người, dù vô tình hay cố ý chúng ta vẫn làm tổn thương đến nhau. Mọi thứ sẽ vẫn còn tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta chết.

✓ Bạn chuẩn bị như thế nào cho cái tâm của mình, thái độ của mình để tiếp tục sống trong một thế giới như thế?

✓ Phát triển tâm mình, có một trái tim rộng lớn, cao thượng để dù bạn biết có người sẽ làm tổn thương mình, nhưng bạn đã sẵn lòng tha thứ.

✓ Bạn đã tha thứ trước khi bị họ làm tổn thương. Sống như vậy có phải tốt đẹp biết bao? Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

~ Điều đó thật tuyệt vời! Vì vậy tôi đang học để làm điều đó. Có thể tôi không có đủ khả năng để thay đổi thế giới quanh mình, nhưng tôi có thể thay đổi cách nhìn thế giới bên trong mình.

✓ Cái gì diễn ra bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, nhưng những cái gì diễn ra ở bên ngoài thì tôi chẳng thể làm được gì nhiều. Những gì ở bên trong tôi là trách nhiệm của tôi, tôi có thể thay đổi. Tôi có thể tạo ra sự khác biệt, ít nhất là đối với tâm mình.

✓ Đau khổ là một lựa chọn. Chúng ta có quyền lựa chọn. Bạn muốn tiếp tục sống một cuộc đời đau khổ hay muốn giải thoát? Đây là điều rất quan trọng bạn cần phải học hiểu. Hãy học cách tha thứ, tha thứ…”

Trích; Sự Tha Thứ & Lòng Khoan Dung
~ Thiền Sư U. Jotika;


Namo Buddhaya.
Lành thay ()

#Chanhniem#Thayvienminh #Tinhgiac #Tinhthuc #Vothuong #Tinhtan #Phatphapnhiemmau #Phatphapvidieu #Gieoduyenphatphap #Duyenlanhphatphap #Chiasephatphap #Vonga #Theobuocchanphat #Songtrongthuctai #Phatphap #Phatphapbuddhadhamma #Thienphap #Anlac #Anlanh #Annhien #Buongxa #Tritue #Tuetri #Gioidinhtue #Hanhphuc #Giacngo #Giaithoat #Tubi #PhatphapBuddhadhammareels #Phapthien343reels

Ngụ ngôn cho người lớn

AN NHIÊN TA CỨ NGỦ

Ngụ Ngôn Cho Người Lớn
Cá Vàng với Ếch Xanh
An Nhiên Ta Cứ Ngủ

Bản Tình Ca Thiên Nhiên

CÁ VÀNG VỚI ẾCH XANH

Ngày xửa ngày xưa, trong một ao hoa súng yên tĩnh ẩn mình giữa đám lau sậy màu ngọc lục bảo, có một chú cá tò mò tên là Cá Vàng sinh sống. Cá Vàng không phải là một con cá bình thường; cô có những chiếc vảy lung linh phản chiếu những tia nắng vàng, chiếc đuôi tung bay như một chiếc quạt lụa. Nhưng bất chấp vẻ đẹp của mình, Cá Vàng vẫn cảm thấy sâu thẳm bên trong mình một niềm khao khát – khao khát một thứ gì đó hơn cả nước và những tảng đá phủ đầy tảo
.

Bên kia ao, ngồi trên một tảng đá rêu phong là Ếch Xanh. Ếch Xanh là một cậu bé mơ mộng, có đôi mắt xanh như lá huệ. Cậu dành cả ngày để sáng tác những giai điệu du dương, hy vọng chúng sẽ chạm đến trái tim của một ai đó đặc biệt. Những giai điệu của cậu vang vọng qua đám lau sậy, chạm đến trái tim của chuồn chuồn cũng như bọ nước.

Một buổi sáng đầy nắng, khi những bông sen nở những cánh hoa, Cá Vàng để ý đến Ếch Xanh. Cổ họng con ếch sưng lên theo từng nốt nhạc và những ngón tay có màng của nó nhảy múa trên những sợi dây vô hình. Cá Vàng đã bị quyến rũ. Nó bơi lại gần, vảy lấp lánh như ánh trăng trên mặt nước.

Những bài hát của bạn thật mê hoặc,” Cá Vàng nói, phá vỡ bề nổi. “Tại sao bạn hát nhiệt thành như vậy?”

Ếch Xanh chớp mắt, ngạc nhiên trước sự xuất hiện bất ngờ của con cá. “Ôi, Cá Vàng xinh đẹp,” anh rên rỉ, “tôi hát vì tình yêu – vì một tình yêu mà tôi vẫn chưa tìm thấy. Trái tim tôi khao khát có một người bạn đồng hành lắng nghe giai điệu của tôi và chia sẻ hình ảnh phản chiếu của mặt trăng.”

Trái tim Cá Vàng rung động như cánh bướm. “Có lẽ,” cô thì thầm, “anh là người mà em đang tìm kiếm.”

Và thế là, dưới tán lá xào xạc và đôi mắt dõi theo của chuồn chuồn, Cá Vàng và Ếch Xanh bắt đầu cuộc tán tỉnh của họ. Họ gặp nhau vào lúc chạng vạng, khi mặt nước lấp lánh những bí mật, và Ếch Xanh hát những bản ballad về những nụ hôn dưới ánh trăng. Cá Vàng lắng nghe, cái đuôi lắc lư theo nhịp và họ chia sẻ những câu chuyện về những vùng đất xa xôi bên ngoài ao hoa súng.

Nhưng tình yêu cũng như các mùa, không bao giờ không có thử thách. Cá Vàng khao khát được nhảy lên tảng đá rêu phong, để cảm nhận mặt đất dưới chân mình. Ếch Xanh khao khát được lặn xuống vực sâu, khám phá những hang động dưới nước, nơi những sinh vật phát quang nhảy múa.

Vào một đêm không trăng, khi các vì sao thì thầm những bí mật với đám lau sậy, Ếch Xanh đã đưa ra một quyết định. “Cá Vàng” anh nói, “anh muốn ở bên em, nhưng thế giới của chúng ta khác nhau. Làm thế nào chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách?”

Ếch Xanh nhảy tới gần hơn, ánh mắt nghiêm túc. “Có lẽ,” anh ấy nói, “chúng ta có thể tạo ra thế giới của riêng mình – một nơi mà cá và ếch có thể cùng tồn tại. Một nơi tôn nghiêm nơi những giai điệu hòa quyện với những gợn sóng và tình yêu vượt qua mọi ranh giới.”

Và vì vậy, họ đã xây dựng một tổ chim nổi—một bệ hoa súng được trang trí bằng những cánh hoa đẫm sương. Cá Vàng bơi lên mặt nước và Ếch Xanh nhảy khỏi tảng đá. Cùng nhau, họ song ca vang vọng khắp ao, hòa hợp nước và không khí. Tình yêu của họ đã trở thành cầu nối, nối liền hai thế giới—một ở chất lỏng, một ở trên cạn.

Khi mùa trôi qua, ao hoa huệ biến đổi. Chuồn chuồn ngân nga những bản tình ca, nòng nọc nhảy múa ăn mừng. Cá Vàng và Ếch Xanh say sưa với sự tồn tại chung của họ, trái tim họ gắn bó với nhau như rễ cây liễu cổ thụ.

Và vào những đêm trăng sáng, khi hoa sen nhắm mắt lại, Cá Vàng và Ếch Xanh ngồi cạnh nhau. Con cá và con ếch—hai tâm hồn tìm thấy tình yêu trong khúc dạo chơi của ao hoa súng.

Và vì vậy, bạn đọc thân mến, bất cứ khi nào bạn ghé thăm một cái ao yên tĩnh, hãy lắng nghe thật kỹ. Bạn có thể nghe thấy giai điệu của họ—câu chuyện tình yêu vượt thời gian của Cá Vàng và Ếch Xanh , cùng nhau bơi trong vòng tay dịu dàng của mặt trăng.

Ếch Xanh nhảy tới gần hơn, ánh mắt nghiêm túc. “Có lẽ,” anh ấy nói, “chúng ta có thể tạo ra thế giới của riêng mình – một nơi mà cá và ếch có thể cùng tồn tại. Một nơi tôn nghiêm nơi những giai điệu hòa quyện với những gợn sóng và tình yêu vượt qua mọi ranh giới.”

Và vì vậy, họ đã xây dựng một tổ chim nổi—một bệ hoa súng được trang trí bằng những cánh hoa đẫm sương. Cá Vàng bơi lên mặt nước và Ếch Xanh nhảy khỏi tảng đá. Cùng nhau, họ song ca vang vọng khắp ao, hòa hợp nước và không khí. Tình yêu của họ đã trở thành cầu nối, nối liền hai thế giới—một ở chất lỏng, một ở trên cạn.

Khi mùa trôi qua, ao hoa huệ biến đổi. Chuồn chuồn ngân nga những bản tình ca, nòng nọc nhảy múa ăn mừng. Cá Vàng và Ếch Xanh say sưa với sự tồn tại chung của họ, trái tim họ gắn bó với nhau như rễ cây liễu cổ thụ.

Và vào những đêm trăng sáng, khi hoa sen nhắm mắt lại, Cá Vàng và Ếch Xanh ngồi cạnh nhau. Con cá và con ếch—hai tâm hồn tìm thấy tình yêu trong khúc dạo chơi của ao hoa súng.

Và vì vậy, bạn đọc thân mến, bất cứ khi nào bạn ghé thăm một cái ao yên tĩnh, hãy lắng nghe thật kỹ. Bạn có thể nghe thấy giai điệu của họ—câu chuyện tình yêu vượt thời gian của Cá Vàng và Ếch Xanh , cùng nhau bơi trong vòng tay dịu dàng của mặt trăng.

Nguyên tác bản tiếng Anh
Goldfish With Green Frog

Once upon a time, in a quiet water lily pond hidden among emerald reeds, lived a curious fish named Goldfish. Goldfish is not an ordinary fish; She has shimmering scales that reflect golden sunlight, and her tail flutters like a silk fan. But despite her beauty, Goldfish still felt a longing deep within her – a longing for something more than water and algae-covered rocks.

Across the pond, sitting on a mossy rock is the Green Frog. Green Frog is a dreamy boy with eyes as green as lily leaves. He spends his days composing melodious melodies, hoping they will touch the heart of someone special. His melodies echoed through the reeds, touching the hearts of dragonflies and water beetles alike.

One sunny morning, when the lotus flowers bloomed their petals, the Goldfish noticed the Green Frog. The frog’s throat swelled with each note and its webbed fingers danced on invisible strings. The Goldfish was captivated. It swam closer, its scales sparkling like moonlight on the water.

“Your songs are enchanting,” Goldfish said, breaking the surface. “Why do you sing so fervently?”

Green Frog blinked, surprised by the fish’s sudden appearance. “Oh, beautiful Goldfish,” he moaned, “I sing for love—for a love that I have not yet found. My heart longs for a companion to listen to my melodies and share the reflection of the moon.”

The Goldfish’s heart flutters like a butterfly’s wings. “Maybe,” she whispered, “you are the one I’m looking for.”

And so, under the rustling leaves and the watching eyes of dragonflies, the Goldfish and the Green Frog began their courtship. They met at dusk, when the water sparkled with secrets, and the Green Frog sang ballads of moonlit kisses. Goldfish listened, its tail swaying to the beat, and they shared stories of faraway lands beyond the water lily pond.

But love, like the seasons, is never without challenges. Goldfish long to jump on mossy rocks, to feel the ground beneath their feet. Green Frog longs to dive into the abyss and explore underwater caves where luminescent creatures dance.

On a moonless night, as the stars whispered secrets to the reeds, the Green Frog made a decision. “Goldfish,” he said, “I want to be with you, but our worlds are different. How can we close the gap?”

Green Frog hopped closer, his eyes earnest. “Perhaps,” he said, “we can create our own world—a place where fish and frogs can coexist. A sanctuary where melodies blend with ripples, and love transcends boundaries.”

And so, they built a floating nest—a lily pad adorned with dew-kissed petals. Goldfish swam to the surface, and Green Frog leaped from the stone. Together, they sang duets that echoed across the pond, harmonizing water and air. Their love became a bridge, connecting two realms—one liquid, the other terrestrial.

As seasons passed, the lily pond transformed. Dragonflies hummed love songs, and tadpoles danced in celebration. Goldfish and Green Frog reveled in their shared existence, their hearts entwined like the roots of ancient willows.

And on moonlit nights, when the lotus blossoms closed their eyes, Goldfish and Green Frog sat side by side. The fish and the frog—two souls who found love in the serenade of the lily pond.

And so, dear reader, whenever you visit a quiet pond, listen closely. You might hear their melodies—the timeless love story of Goldfish and Green Frog, swimming together in the moon’s gentle embrace.

Sơn La núi báu vật

Vị vua nổi tiếng bị vợ ám sát, tạo nên vụ thảm án lớn nhất lịch sử Việt, là ai? - 4

SƠN LA NÚI BẢO VẬT

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn


Quế Lâm Linh Tự Chân Nhân
Sơn La Núi Ngọc Thành Tâm Nhớ Người
Ta đi gần trọn cuộc đời
Lời thương còn tiếc chưa nguôi chuyện hiền

Bạch Ngọc Hoàng Kim cảm đề

ĐÊM THUẬN CHÂU SƠN LA

Đêm Thuận Châu Sơn La mình đã tới
Nhiều năm rồi chưa dịp trở về thăm
Đọc trang viết ‘CHỈ CÒN TÌNH YÊU Ở LẠI’
Nhớ ‘LỜI THƯƠNG‘ thăm thẳm giữa lòng

Kim Hoàng @ Hoàng Đại Nhân bạn quý. Bài anh thật tuyệt vời Hoàng Kim xin phép được chép về chung mục từ khóa SƠN LA NÚI BÁU VẬT Tổ Quốc vùng biên cương các bậc minh quân thánh trí đều lưu tâm giữ gìn. “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” khi đánh giá vua Lê Thài Tông và vua Trần Dụ Tông những người thật lòng chăm chút biên cương và sự tồn vong của xã tắc. Kim Hoàng lên đấy trước anh, nhưng nay chưa trở lại. (Huyện Thuận Châu ngày nay, Truyền hình Sơn La) https://youtu.be/h8hQXxX1tXQ?si=qX3Ax9Hn78WtW54 & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-2-thang-5/

CHỈ CÒN TÌNH YÊU Ở LẠI
Hoàng Đại Nhân truyện thơ
Chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Vũ Phường, đăng trên Báo Hạ Long, số 670, ngày 20/02/2023. Hoàng Đại Nhân cùng với Doãn Ngọc Nam và 5 người khác. Sproensodt0áll,2f1gti2h90n801c86324 24l 3f 25a37fflhmh4t7ma8  ·

Có những mối tình đẹp như tiểu thuyết
Những thiên truyện tình da diết con tim
Những dấu ấn khắc sâu càng thắm thiết
Trọn đời ta luôn khắc khoải kiếm tìm.

Khanh- chồng tôi lớn hơn tôi mười tuổi
Thường trêu tôi: “Độ tin cậy không cao”
Chàng quá ghen, đôi khi không hiểu nổi
Muốn thanh minh mà tôi chẳng cách nào

Anh chặt chẽ, chi li trong tính toán
Gia trưởng, độc tài, nóng giận vu vơ
Bởi ghét anh, nên tôi không thiện cảm
“Trời lại trao của đó”* thật không ngờ

Tôi vốn dĩ tính ngang ngang, bướng bỉnh
Mẹ bảo tôi: “Con bé ấy cứng đầu”
Anh cùng cha tôi chung ngành tài chính
Chinh phục cha rồi…, anh tán tôi sau

Cha mẹ luôn muốn mong tôi ưng thuận:
“Hãy chọn Khanh bởi gia thế khang trang
Làm vợ Khanh, thế là tròn bổn phận”
Phút mềm lòng nên bất hạnh… đành mang

Gia đình tôi vẫn thường luôn va chạm
Cơm không lành, canh cũng chẳng ngọt đâu
Quanh chuyện chi tiêu… vốn nhiều nhàm chán
Vợ chồng son mà bao chuyện đau đầu. …

Lúc tủi hận, tôi nghĩ về quá khứ
Thời sinh viên vừa qua tuổi trăng tròn
Mối tình đầu không vượt qua phép thử
Nhưng nồng nàn – in đậm một dấu son

Chàng tên Giang học bên Khoa Lâm nghiệp
Tôi học Khoa Kinh tế vốn chung trường
Anh chững chạc, luôn chỉn chu, lịch thiệp
Ánh mắt chàng…, trao gửi quá thân thương

Hè năm ba, tôi về quê một tháng
Dẫn chàng theo, giới thiệu bố mẹ tôi
Miền trung du, vào thu trời trong sáng
Hai đứa tôi dạo bước khắp nương đồi

Cùng tốt nghiệp vào cuối năm bảy bảy (1977)
Giang phải lên nhận việc tận Sơn La
Tôi về tỉnh nhà, ôi, may biết mấy
Nhưng tình tôi từ đấy phải chia xa.

Nghe cha mẹ, dẹp hết điều ngần ngại
Làm vợ Khanh, cho “thuận vợ thuận chồng”
Hai năm sau, đón con đầu là gái
Ngỡ rồi đây duyên phận sẽ thong dong

Sáu năm trôi, chẳng mấy ngày tĩnh lặng
Khanh không may, cơn bệnh nặng, qua đời
Quá bất hạnh, từ đây đời trống vắng
Mây đen buồn che phủ cuộc đời tôi

Tháng ngày trôi, con tôi dần phương trưởng
Lộc Trời ban, cháu xinh đẹp, giỏi giang
Rồi chồng con- một gia đình lý tưởng
Lòng đã mừng thấy nhẹ gánh lo toan

Rất nhiều đêm, tôi chênh chao… khó ngủ
Nghĩ miên man, lòng chạnh nhớ đến Giang
Nơi xa ấy, lòng tôi luôn ấp ủ
Mối tình đầu, biết anh có nặng mang?

Sáu mươi năm, nhiều tháng ngày giông bão
Nặng nhớ thương nên tôi quyết tìm anh
Lên Sơn La, nghe tim mình mách bảo
Tôi quyết lòng ngược hướng ấy… rừng xanh

Tới Thuận Châu, vô phòng ông giám đốc
Rời lâm trường, tôi tìm đến nhà anh
Giữa thị trấn mà qua nhiều con dốc
Hoa sữa thơm, hương ngan ngát trong lành

Ngồi bên anh- tình đầu như sống lại
Trái tim tôi tan chảy đến khôn cùng
Bốn mươi năm tưởng mất nhau mãi mãi
Càng lâng lâng trong giây phút trùng phùng

(Anh có vợ cùng chung ngành Khai thác
Sau hai năm làm việc tại Sơn La
Năm năm sau, cô chạy theo người khác
Để con gái anh ở lại cùng cha).

Tôi trở lại Thuận Châu thêm lần nữa
Khi nhà Giang chỉ còn lại mình anh
Con gái lớn đã lấy chồng thành phố
Chúng tôi bên nhau hạnh phúc an lành

Đêm Thuận Châu, cùng ngồi nghe ca khúc
Giang ôm tôi, trống ngực đập rộn ràng
“Mây trắng bay… mùa thu vào hoa cúc
Cùng tình yêu ở lại”**… mãi ngân vang

Còn gì hơn, trong vòng tay hạnh phúc
Lửa yêu thương cùng thổn thức trong nhau
Dù đến muộn nhưng lại là đúng lúc
Vẫn say men trong hương vị tình đầu.

Sài Gòn, ngày 02/5/2023
P/s: *”Ghét của nào trời trao của đó”: Câu thành ngữ dân gian;
** Lời bài hát “Thơ tình cuối mùa thu” của Phan Huỳnh Điểu.

Đẹp và hay học mãi

ĐẸP VÀ HAY HỌC MÃI

Ta vui hòa nhịp thời gian
Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường.
Tiếng thơ lắng đọng yêu thương
Cỏ non xanh thắm bên đường đời nhau
.

PHO TƯƠNG NGỌC QUAN ÂM

Bài đồng dao huyền thoại *
Đường xuân đời quên tuổi
Ngày mới Ngọc cho đời
Sáng mãi ngọc lưu ly

* BẢY ĐIỀU LÀNH HẠNH PHÚC
Giúp người giúp vật ấy là giúp con

1- Nhan Thí – Nụ cười cho nhau
Dù thương dù ghét trao nhau ấm lòng.
2 – Ngôn Thí – Ái ngữ sạch trong
Lời hay ý đẹp cho đời thêm tươi.
3 – Tâm Thí – Lòng biết ơn người
Trải tâm hoà ái yêu thương người thù.
4 – Nhãn Thí – Ánh mắt hiền từ
Nhìn thẳng không động tâm từ yêu thương.
5 – Thân Thí – Hành động hiền lương
Nhặt mảnh chai vụn bên đường con đi.
6 – Toạ Thí – Nhường đường khi đi
Chỗ con ngồi đó có khi người cần.
7 – Phòng Thí – Bao dung ân cần
Tha thứ cho kẻ bao lần lầm than
Cho người cảm giác bình an
Luôn thấy vui vẻ khi nhìn thấy con.

A NA TÌM ĐƯỢC NGỌC

A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An
A Na tìm được Ngọc

Bình Minh An ngày mới

Video yêu thích

Trung Tân mừng ngày mới

TRUNG TÂN MỪNG NGÀY MỚI

Nhân quả trọn đức tin
Trạng Trình nhàn quên tuổi
Bạch Vân dưỡng sinh thi
Trung Tân mừng ngày mới

Lắng lòng nghe lời hiền
Năm thế thời nhân quả
Anh em mình cố gắng
Noi Trạng Trình dưỡng sinh

Hoàng Kim

Đức Phật dạy rằng đời Người có năm thời tinh tấn tu tập https://www.facebook.com/reel/957039089540899 nhưng thế hệ anh em chúng tôi là thế hệ cầm súng, năm thời này chính mình đều phải đối mặt với gian khổ, và sự đòi hỏi dấn thân, vượt lên chính mình, mà không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống. Borlaug và Hemingway gọi thế hệ lâm vào nghịch cảnh này là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation). Chúng tôi lựa chọn sự tự cường, phúc hậu, chính trung nổ lực vươn tới. Đoàn kết xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh và gia đình hạnh phúc.

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

(*) ‘Trò chuyện với Thiền sư’ là tâm sự của Hoàng Trung Trực với thầy Thích Giác Tâm là vị cao tăng trụ trì ở chùa Bửu Minh, Biển Hồ ‘mắt ngọc Tây Nguyên” Pleiku – Gia Lai, nơi điểm nhấn của dòng sông Sê San huyền thoại, một trong các chi lưu chính của sông Mekong bắt nguồn từ núi Ngọc Linh và Chư Yang Sin nổi tiếng Tây Nguyên, Việt Nam. Bửu Minh (www.chuabuuminh.vn) là ngôi chùa cổ, một trong những địa chỉ văn hóa gốc của Tây Nguyên. Về nơi tịch lặng thơ Thượng tọa Thích Giác Tâm trích dẫn từ nguồn “Đạo Phật ngày nayhttp://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/15739-ve-noi-tich-lang.html

Về nơi tịch lặng
Thích Giác Tâm

Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn  theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh  cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?

Gia Lai 10-09-2014

(**) “Đến chốn thung dung”  là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,

Vui đến chốn thung dung
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.

(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)

.MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ

Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp

Từ Khát vọng đến CNM365

CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG https://hoangkimlong.wordpress.com/

Kính anh chị Trực Du vui khỏe hạnh phúc

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ta-ve-song-giua-thien-nhien.jpg

NHÀ TÔI CHỐN THUNG DUNG

Ban mai với khí lành
#Nhàtôi cùng nhạc Trịnh

Món ăn làm bài thuốc
Ngủ ngon chính thần tiên

#Annhiên bền trí huệ
#Thungdung vững thân tâm

Dịch cân kinh ngày mới
Tỉnh thức cùng tháng năm

Khi Hoa Bằng Lăng Nở
Mùa Tình Yêu Lên Hương
Tháng Ba Hoa Gạo Đỏ
Thanh Minh Trời Đất Thương
,

Hoàng Kim

VUI ĐẾN CHỐN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Thăm người Ngọc nơi xa vùng tỉnh lặng
Chốn đồng xanh nơi gắn bó đời Người
Đất sỏi đá giữa miền thiêng hoa cỏ
Thiên nhiên an lành, bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui giấc mơ hạnh phúc
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương
Con cái quây quần thung dung tự tại
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa luân chuyển
Say chân quê ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng đêm thì đọc sách
Ngọc cho đời giữ trọn niềm tin.

Emve

VUI SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên
.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm ta về còn trọn niềm tin.


(*) Nhạc Trịnh

HoaCo

NHỚ
Hoàng Kim

Khó quên được chốn xa rồi
Làm sao quên được những nơi nỗi niềm?
Thương từ chốn cũ xa em
Nhớ lên núi biếc mây xanh lững lờ

Xa nhau từ bấy đến chừ
Một vầng trăng khuyết sẻ chia đôi miền
Mình về nơi ấy đồng xuân
Ai đi ngậm ngãi tìm trầm mà thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Chứa chan nhớ núi, nhớ rừng canh khuya
Trường Sơn lá đỏ xa mờ
Thái dương nhớ thuở tiến vô Sài Gòn.

Mảng cầu chín nhớ mười thương
#Khátkhaoxanh vẹn thủy chung khải hoàn
Phong trần năm tháng gian nan
Đường xuân hạnh phúc bình an chí bền

#Thungdung đời mãi #annhiên
Đất quen tính thuộc dịu đêm mát ngày
Du xuân thiên hạ đủ đầy…
Đồng xuân thương nhớ nơi này chứa chan.

Ở đâu đất lạ nên quen
Người dân tần tảo thân quen cháy lòng.
Ở đâu dâng hiến tuổi xuân
Dân tin nhà mến mênh mông nỗi niềm.


TA VỀ VỚI ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.

Thỏa thuê cùng với cỏ hoa
Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng

Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.

Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi.

Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta vui hạnh phúc trăm năm
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Hoàng Kim

Ta về trời đất Hồng Lam
Bâng khuâng bước dưới trăng vàng lộng soi
Ngực trần chạm tới thảnh thơi
Nghe lưng thấu đến bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

VUI BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Hoàng Kim

Chân trần bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích nhớ lời của Anh:

Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”.
(Hoàng Ngọc Dộ)

Đến chốn thung dung
Sống giữa thiên nhiên
Về với ruộng đồng
Tổ ấm Rồng Tiên


Trở lại với mình.
Bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích
Giấc mơ hạnh phúc.


MÌNH VỀ VỚI CHÍNH MÌNH
Hoàng Kim

Mình về với chính mình thôi
Ở nơi bếp núc nói lời yêu thương
Hành trình của chính linh hồn
Giấc mơ hạnh phúc, con đường tình yêu.

Thênh thênh đồng rộng trời chiều
Nụ cười mãn nguyện bao điều ước mong
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Vượt qua đông lạnh đã dần sương tan.

Lời nguyền cùng với nước non
Hiếu trung trọn nghĩa lòng son vẹn tình
Yêu thương phúc hậu hi sinh
Đường xuân chung lối hương linh muôn đời.

CHÙA RÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Ráng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Thương hạt gạo trắng ngần vui Bạch Ngọc
Quý nhân duyên thơm thảo học làm Người
Đức độ thiện lành tâm trong ý sáng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi


Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên che chở
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …


Hoàng Kim

THIỀN SƯ LÃO NÔNG TĂNG
Hoàng Kim

Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung
Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Chùa Ráng giữa đồng xuân


Kim Notes lắng ghi chú
Hoa Đất thương lời hiền
Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều


Thấu Nông Lâm Y Sinh
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Đường xuân đời quên tuổi
Dạy và học làm Người

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang

https://khatkhaoxanh.wordpress.com/…/hoang-trung-truc… & https://hoangkimlong.wordpress.com/…/hoang-trung-truc…

Hoàng Trung Trực đời lính

Hoàng Trung Trực Đời Lính

Kính Anh chị vui khỏe
Ngắm ảnh thật mừng vui

Thích ngắm anh chị Trực
#Thungdung hưởng thanh nhàn
Chú Út đang mùa gặt
Con gái rượu tung tăng

Nhân quả trọn đức tin
Trạng Trình nhàn quên tuổi
Bạch Vân dưỡng sinh thi
Trung Tân mừng ngày mới


Lắng lòng nghe lời hiền
Năm thế thời nhân quả

Anh em mình cố gắng
Noi Trạng Trình dưỡng sinh

Hoàng Kim

Đức Phật dạy rằng đời Người có năm thời tinh tấn tu tập https://www.facebook.com/reel/957039089540899 nhưng thế hệ anh em chúng tôi là thế hệ cầm súng, năm thời này chính mình đều phải đối mặt với gian khổ, và sự đòi hỏi dấn thân, vượt lên chính mình, mà không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống. Borlaug và Hemingway gọi thế hệ lâm vào nghịch cảnh này là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation). Chúng tôi lựa chọn sự tự cường, phúc hậu, chính trung nổ lực vươn tới. Đoàn kết xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh và gia đình hạnh phúc.

Kính anh chị Trực Du vui khỏe hạnh phúc

https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh

Hai anh em giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Trung Trực
    
Cuộc đời và thời thế


Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương
Nước nhà gặp cảnh tai ương
Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh
 Pháp Nhật Tàu tới hoành  hành
Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân
Người dân khổ cực muôn phần
Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha
Trường Sơn rừng núi là nhà
Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *

(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xem Borlaug và Hemingway
                                 
Tuổi thơ trong nghèo đói


Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây

Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.

Gia đình nhiều nguy nan

Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về

Mẹ Cha bao gian khổ

Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.

Tuổi xuân vui lên đường

Lên đường theo lệnh tòng quân

Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con

Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.

Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)


Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa

Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng        
Vượt bao đèo dốc  hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.

Nhớ người thân đã khuất

Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa


Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình

Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người 
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi

Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.

Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.

Tin Mẹ mất giữa chiến trường

Nỗi đau nghiệt ngã vô hình
Nhận tin Mẹ mất nội tình cách phân
Công ơn Mẫu tử tình thâm
Căn bệnh đã cướp Mẫu thân mất rồi
Còn đâu bóng dáng hình Người
Đất trời nghiêng ngữa hại đời ta đây
Nỗi lòng đau khổ khôn khuây
Mẹ hiền ơi phút giờ này còn đâu
Lòng buồn tê tái đêm thâu
Trần gian đâu nữa Mẹ hiền, Cha ơi

Buồn thương Cha nỗi nhớ Người
Tình thương Cha Mẹ, trên đời còn Cha 

Con không khóc chỉ nhớ nhà
Trăm lần thương Mẹ xót xa phận mình
Làm người lính chiến tử sinh
Chiến tranh tàn khốc dứt tình Mẹ Cha
Tang thương đến không về nhà
Cuộc đời người lính vẫn là chiến tranh
Máu bạn đổ tiếp bên anh
Xác xương vùi dập trời xanh phủ rừng
Núi đồi che ấm thân lưng
Nhóm lên ngọn lửa bập bùng Trường Sơn.

Thông tin tích hợp tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-30-thang-4;

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Anh chị Tư và các cháu Tết thăm nhà tôi
Hoàng Kim
Ngày tưởng nhớ Cha Mẹ tôi năm nay, anh chị Tư và đủ các con cháu anh đều lên thăm gia đình tôi. Anh chị nay đã thanh nhàn nhưng anh quá nhiều năm gian khổ ở chiến trường và anh tuổi cao bằng bác Tổng nên anh lượng sức trước một số việc để an nhàn hơn. Anh bảo tôi giúp anh đọc lại và hoàn thiện cuốn sách mỏng, để bảo tồn và chia sẻ với ít người thân một số bài không nỡ quên. Tôi lưu dưới đây ít hình ảnh và thông tin Hoàng Trung Trực đời lính https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

Hoàng Kim và gia đình thăm anh chị Tư năm 2017

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Kim giới thiệu

Hoàng Ngọc Dộ khát vọng‘, ‘Hoàng Trung Trực đời lính‘ ‘Hoang Kim Long Hoang Gia‘ là ba tập tư liệu nhỏ của gia đình chúng tôi nhằm bảo tồn và phát triển những kinh nghiệm sống lắng đọng và nếp nhà, ‘Hoàng Trung Trực đời lính‘ gồm chín bài: 1) Lời nói đầu; 2) Viếng mộ cha mẹ; 3) Nhớ bạn, 4) Mảnh đạn trong người; 5) Bền chí; 6) Trò chuyện với thiền sư; 7) Trạng Trình; 8) Trường ca Dấu chân người lính‘ 9) Một số bài thơ khác. ‘Hoàng Trung Trực đời lính‘ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự thung dung, mẫu mực đời thường của những người con trung hiếu, những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, suốt đời tận trung với Nước tận hiếu với Dân. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

LỜI NÓI ĐẦU
Hoàng Trung Trực

Năm Thân con khóc chào đời. Tôi sinh năm 1944, năm trước của cách mạng tháng Tám và ngày Độc Lập 2 tháng 9 năm 1945. Trãi qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, tôi làm người lính và trở thành người chỉ huy trưởng thành trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm; đã qua chỉ huy tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn binh chủng hợp thành trong chiến tranh.

Qua năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không biết bao nhiêu người lính, người chiến sĩ thân thiết nhất của mình đã nằm lại vĩnh viễn dưới lòng đất để dành độc lập tự do cho Tổ quốc và cho chính bản thân mình được vinh dự sống đến ngày hôm nay. Tôi ghi lại những trang nhật ký đời mình bằng thơ về dấu chân người lính của tôi, trong dấu chân lịch sử của dân tộc, để con cháu đời sau đọc và hiểu rõ bản chất người lính đã một thời chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do của Tổ quốc.

Nguyễn Du có viết “Lời quê chắp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh” Còn thơ của tôi chắp nhặt cuộc đời người lính của mình và của đồng chí, đồng đội đã trãi chiến trận trên các chiến hào của các chiến trường . Mong sao cũng chắp nhặt được cho đời vài lời quê mua vui được một vài trống canh.

Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (thị xã Ba Đồn ngày nay), tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, trình độ học vấn : Cao học; Quyết định thăng quân hàm Thượng tá, Đại tá do Thử tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký trong chiến tranh Thập niên 1970-1980; Đã qua chỉ huy từ cán bộ Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn trong chiến tranh và Đặc khu trong hòa bình. Thương binh 2/4, loại A; được tặng 17 Huân chương các loại trong chiến tranh; đã qua các Trường đào tạo: Học Viện Lục Quân Đà Lạt; Học Viện Quân sự Cao cấp Khóa 1; Nghĩ hưu tháng 11/1991. Tôi có vợ là Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng ( đã nghỉ hưu) với hai con Hoàng Anh Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn thạc sĩ bác sỹ. Chỗ ở hiện nay: Số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 02839611907.

Tôi đã từng trãi qua các chiến dịch: giải phóng nước bạn Lào thời gian từ tháng 10 năm 1963 đến tháng 5 năm 1965; Chiến dịch đường 9 Khe Sanh Quảng Trị từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 12 năm 1967, Chiến dịch Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế từ tháng 1 năm 1968 đến tháng 12 năm 1970: Chiến dịch đường 9 Nam Lào từ tháng 1 năm 1971 đến tháng 4 năm 1971; Chiến dịch Quảng Trị từ tháng 5 năm 1972 đến tháng 11 năm 1973; chuỗi các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 1973 đến tháng 4 năm 1974; Các chiến dịch giúp bạn Căm pu chia từ tháng 5 năm 1977 đến tháng 12 năm 1985

Hoàng Trung Trực đời lính
một ít bài Hoàng Kim trích đăng

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

NHỚ BẠN
Hoàng Trung Trực

Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng

Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương

Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình

MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực

Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…

Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.

Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình

Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa

Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê

Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.

BỀN CHÍ
Hoàng Trung Trực

Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.

Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai

Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên

Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước

Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn

Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.

Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người

TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

(*) ‘Trò chuyện với Thiền sư’ là tâm sự của Hoàng Trung Trực với thầy Thích Giác Tâm là vị cao tăng trụ trì ở chùa Bửu Minh, Biển Hồ ‘mắt ngọc Tây Nguyên” Pleiku – Gia Lai, nơi điểm nhấn của dòng sông Sê San huyền thoại, một trong các chi lưu chính của sông Mekong bắt nguồn từ núi Ngọc Linh và Chư Yang Sin nổi tiếng Tây Nguyên, Việt Nam. Bửu Minh (www.chuabuuminh.vn) là ngôi chùa cổ, một trong những địa chỉ văn hóa gốc của Tây Nguyên. Về nơi tịch lặng thơ Thượng tọa Thích Giác Tâm trích dẫn từ nguồn “Đạo Phật ngày nayhttp://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/15739-ve-noi-tich-lang.html

Về nơi tịch lặng
Thích Giác Tâm

Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn  theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh  cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?

Gia Lai 10-09-2014

(**) “Đến chốn thung dung”  là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,

Đến chốn thung dung
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.

(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)

.MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ

Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp

Từ Khát vọng đến CNM365

CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Cầu mới trên quê hương https://youtu.be/yeeGEMa7CBE
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

#Nhàtôi

#Nhàtôi

Thủy khờ yêu gã Kim mơ
đức độ cần kiệm, thẩn thơ lụy tài
mặc ai ham hố chuyện trời
#Nhàtôi yêu thích trọn đời sắn khoai

lúa ngô mê mãi tháng ngày
#Thungdung đèn sách số dày #annhiên

Nguyễn Thị Lợi @ Hoàng Kim

Thuỷ “khơ“ yêu chàng Kim “MƠ”!
Mơ gì Không biết bây giờ “MƠ “ KHOAI
Lại thêm “MƠ” cả SẮN rồi …
Lâu lâu NGÔ LÚA Mơ đời … nhân văn ….

Hoàng KimTình Yêu Cuộc Sống
@Nguyễn Thị Lợi CÔ TÔI

Thuở xưa gác bút cầm gươm
Lời nguyền tạc dạ theo đường hành quân
Trở về thầy bạn nghề nông
Trọn đời cùng với ruộng đồng nhân văn

Kính trọng cô lúc phong trần
Chăm chồng trân quý ân cần yêu thương
Gương trong tỉnh thức đá vàng
Dấn thân nghiệp lớn càng thương vợ hiền

Cô ơi em mãi không quên
Đường xuân theo Bác vững bền lòng son

#Nhàtôi https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/nhatoi/ #cnm365 Tình yêu cuộc sống https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-3/

BÌNH MINH AN NHÀ TÔI

Năm sao khuyến yêu thương
Tháng lành vui hạnh phúc
Ngày mới nhàn #Annhiên
Giờ trọn vẹn #Thungdung

A NA BÌNH MINH AN

Cậu cháu vui an nhiên

A Na Bình Minh An.
A Na bà chúa Ngọc
Niềm vui ngời ngày mới
Cười nụ thơm đêm yên.

Hoàng Kim
@ Cậu Hoàng Long (khoai Hoàng Long) và bé Hoàng Gia An. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-binh-minh-an/;

BÌNH MINH AN NGÀY MỚI

Chị Gia Bình anh Gia Minh
với
em Gia An ở chốn hiền
Sóc Harry A Na ở cõi tiên
Hoa xuân hoa hồng thắm

Chi Sóc là cô Tiên
Giữa một vùng cổ tích
A Na tìm được Ngọc
Harry vui thích cười.

Tuổi Ngọc sáng đất trời
Vô tư đầy sung sướng
Chị Hai mừng khôn lớn
Em nhớ hoài tuổi hoa

Chị với em ngắm hoa
Lung linh vườn cổ tích
Sóc, anh Harry mai học
Na và Ngoại ngoan nghe.

Thỉnh thoảng Ba Mẹ về
Đón Na thăm Chúa Tuyết
Trở Về Mái Nhà Xưa
Hôm nay nhiều bài thích.

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-4/ & https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-28-thang-4/

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.

Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa
Bưng bát cơm đầy quý giọt mồ hôi
Trọn đời vì Dân mến thương hạt gạo
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành Chùa Ráng giữa đồng xuân

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.


Hoàng Kim

ĐỒNG NAI SỚM NAY TRỜI ẤM

Sớm nay trời tạnh mây quang
Vươn vai đón nắng mặc cơn gió lùa

#Thungdung tháng lọn ngày qua
#Annhiên thời tiết nắng mưa xoay vần

TRÁI CẤM

Xin đừng tiếc nuối
E va !
Nếu được làm lại từ đầu
Anh sẽ vẫn ăn Trái Cấm

Bởi “Thiên Đường “đâu phải là cuộc sống
Không có khổ đau sao biết hạnh phúc là gì
Không nếm đắng cay của những cuộc chia ly
Sao hiểu vị ngọt ngào một lần đoàn tụ

Nếu quanh năm phè phỡn trong no đủ
Sao biết xót thương những cảnh bần hàn …
Anh yêu cuộc đời trên cõi trần gian
Dẫu vẫn biết nó chỉ là hữu hạn

Cuộc đời có tốt xấu , buồn vui
Có bóng đêm và ánh sáng
Có những đam mê cạn kiệt trái tim mình .
Hỡi E Va

E Va ơi ! ” Mảnh xương sườn” nhỏ xinh
Không có ” Trái Cấm “, làm sao anh biết là em đẹp
Làm sao anh biết yêu và ghét
Biết sống một ngày cũng rừng rực si mê…

Cõi Vĩnh Hằng không thiếu điều chi
Nhưng lại thiếu một-cuộc-đời-có-thực
Nếu phải lựa chọn giữa Thiên Đường và Mặt Đất
Anh sẵn sàng lại ăn Trái Cấm

E Va ơi !

Hoa Lúa

HOA LÚA GIỮA ĐỒNG XUÂN

Anh lại viết cho em E va !
Về một điều rất thực

Nhà tôi chim làm tổ
Nhà tôi giấc mơ xanh
Chim Phượng về làm tổ

Con chim nhỏ yêu thương
được Lão Nông Tăng nhặt lên từ bão rớt

được Cô Tiên cứu sống, làm lồng nuôi,
và trả lại tự do cho con về cùng cha mẹ

Chim non lớn lên
trong hạnh phúc ngọt ngào

Cơn bão lớn đi qua
Nhưng cây lộc vừng, cây bồ đề, cây khế, cây sung chát gừng cay,
cây me, cây mai, cây trúc, cây sơ ri, cây vú sữa, cây dừa …còn lại

Con chim trời tự do
Chim Phượng về làm tổ
Nay đã vững vàng lông cánh
Thỉnh thoảng vẫn tìm về

Giấc mơ lành yêu thương

Hỡi E Va

E Va ơi ! ” Mảnh xương sườn” nhỏ xinh #Nhàtôi
Có ” Trái Cấm “, có những điều-không-thể-vượt-qua
Đời Dạy Ta Đạo Làm Người Chính Trung Và Lẽ Phải
Tìm Về Với Yêu Thương, Mình-Về-Với-Chính-Minh …

Sáu mươi tuổi đường xuân đời quên tuổi
Bảy mươi tuổi lãi mười năm
#Thungdung
Chín mươi tuổi lãi #annhiên Không Có Cầu
Lựa chọn giữa Thiên Đường và Nôi Trái Đất

Hoa Lúa Giữa Đồng Xuân

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa


Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.


Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.


Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm


Hoàng Kim

Ngày xuân phân, 20 tháng 3 năm 2014 là ngày quốc tế hạnh phúc, với gia đình tôi đó cũng là ngày xuân phân may mắn. Trướcđó, Nhà tôi có chim về làm tổ, tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non. Sau khi thămlúa siêu xanh ở Phú Yên về, tôi rất mừng vì chúng tôi thành công với lúa siêu xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu đạt năng suất cao chất lượng tốt trên đồng ruộng. Tôi trở về nhà đúng ngày quốc tế hạnh phúc Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.

Chim Phượng Hoàng đất vườn nhà tôi là một chuyện may mắn. Vườn nhà tôi có cặp chim Trĩ (Phương Hoàng đất) về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, …và sóc về nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui. Tổ chim Trĩ trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tối đó đi Phú Yên về, tôi rọi đèn ra thăm, trăng 16 đã hơi muộn. Chim non cánh vẫn còn ngắn… Sáng ra, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên. Chim Trĩ non thốt nhiên bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me cho con, có bộ lông đẹp, xanh mướt như ngọc và đều hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó đã tự tin và học đang bay. Nó đậu chắc trên cây mai và chịu mưa gió mạnh suốt đêm. Tôi lo lắng hai ba lần ra soi đèn vẫn thấy chim đậu chắc trên cây chịu mưa gió. Tôi bỗng nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường”.

2

Mình về với chính mình thôi
Ta về xóm nhỏ với người ta thương
#Thungdung nhàn giữa đời thường
Lắng câu duyên nghiệp đọng vương tơ lòng
.

3

TA CÒN NỢ CỦ KHOAI LANG

Ta còn nợ củ khoai lang
Nợ em khó nhọc vương mang một đời
Tưởng là nhẹ nhớ mình ơi
Hóa ra thăm thẳm một trời yêu thương


4

TA CÒN NỢ CỦ KHOAI LANG
Hoàng Kim và đồng sự (*)

Ta còn nợ củ khoai lang
Nợ bao mưa nắng mênh mang nỗi niềm
Rời đồng trời đã nhá nhem
Lên xe trăng rọi sương đêm dặm trường

Sâm nhà nghèo nhớ mà thương
Giống khoai lang Việt thêm vương vấn đời
Kiếp sau xin nối nghiệp Người
Lúa ngô khoai sắn cho đời có sâm
.

Ta còn nợ củ khoai lang
Nhạt nhoà mới cũ, hiểu thêm chuyện đời …


(*) HK cảm khái khi NTB nhắc chuyện cũ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-viet-nam
và Thông tin nóng hổi mới đây Nông nghiệp Việt Nam, Thứ Năm 06/04/2023 10.000 tấn khoai lang Vĩnh Long đủ tiêu chuẩn xuất chính ngạch https://nongnghiep.vn/10000-tan-khoai-lang-vinh-long-du-tieu-chuan-xuat-chinh-ngach-d347858.html https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/ta-con-no-cu-khoai-lang

Mô hình trồng sầu riêng xen khoai lang giống HL518 Nhật đỏ năng suất cao, phẩm chất ngon đang canh tác phổ biến tại tỉnh Đăk Lắk ( Video Nguyễn Thanh Bình 27 9 2023 https://www.facebook.com/watch/?v=665995315505310

#Nhàtôi chốn an viên
Vườn xuân chim làm tổ
Giấc ngon sớm chẳng biết
Thanh tĩnh nhàn #thungdung

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhatoi

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

THƠ VỀ MẸ
Hoàng Long

Thuở cỏn con, con nằm bên mẹ
Đầu rúc vào lòng, con ấm lắm mẹ ơi
Con thương mẹ đêm ngày tần tảo
Thức đêm dài mẹ may áo cho con

Gió đồng nội trưa hè nắng nóng
Mẹ ngồi khom nhổ cỏ một mình
Mưa đêm lạnh mẹ ngồi lo lắng
Lo cho con yên giấc cơn đau

Con vui sướng khi được ôm lưng mẹ
Mỗi lần mẹ về với chị em con
Đem cho con muôn điều hạnh phúc
Mẹ vẫn luôn nghĩ về chúng con

Thuở thiếu thời con không nghe lời mẹ
Để mỗi lần mẹ đánh con đau
Tuổi nhỏ bồng bột chưa biết nghĩ
Giờ lớn khôn con cố học hành

Con sẽ bay cao bay xa mãi
Tìm đến ánh sáng của tương lai
Tìm ra người bạn con mong ước
Giữ mãi hình mẹ ở trong con

Đảm việc nhà lo toan việc nước
Xây gia đình giữ hạnh phúc cho con
Con muốn tìm, muốn gặp người bạn đó
Người bạn như mẹ, mẹ của con

Xa cha mẹ, chúng con lên thành phố
Nhớ tuổi thơ mẹ nhắc con học hành
Mẹ làm lụng chúng con mong giúp mẹ
Nhưng mẹ chỉ cười “học đi con”

Mẹ đã cho con nhiều hạnh phúc
Dạy cho chúng con biết điều hay
Mẹ cũng chăm con từng giấc ngủ
Mỗi lần con về bên mẹ, mẹ ơi!

Con muốn ở bên mẹ như thuở bé
Cảm nhận tình thương mẹ dành cho con
Thoải mái từng giờ trong hạnh phúc
Bên mẹ, gia đình, giấc ngủ ngon.

NGHĨ VỀ CHA
Hoàng Long    

Nguyen Long

HOÀNG KIM THƠ CHO CON
Hoàng Kim
Thương yêu tặng hai con
HoàngTố Nguyên, Hoàng Long

Con!
Thân thương một tiếng gọi
Hạnh phúc bật nên lời
Lòng Cha bồi hồi
Sung sướng gọi:
Con!

Cha đi công tác xa
Mong đợi Con, từng ngày chờ thư Mẹ
Thư đến!
Con ra đời!
Cha run lên vì mừng
Thao thức suốt đêm
Không ngủ

Bạn bè vây quanh Cha
Trân trọng niềm vui thiêng liêng
Nâng cốc chúc Cha
Hạnh phúc!

Tiếng Con ngọt ngào môi Cha
Dào dạt lòng Cha vỗ mãi
Có Con
Nối cuộc đời Cha
Gấp đôi
Có Con
Đan giữa cuộc đời
Hạnh phúc

Con là sợi dây máu thịt
Yêu thương gắn Mẹ và Cha
Có Con
Cha thấy cuộc đời ý nghĩa hơn
Cuộc sống – Tình yêu – Sự nghiệp
Hai Con là hai con mắt
Cửa sổ tâm hồn Cha
Dẫu đời Cha nhiều chông gai
Trái chín cuộc đời vẫn ngọt
Con là giấc mơ trong trẻo
Là ban mai tươi vui
Là viên ngọc trao đời
Là hương hoa hạnh phúc

Ước vọng cuộc đời Cha
Có Con đi nối con đường sự nghiệp
Con đứng trên vai Cha
Vươn tới những chân trời mơ ước

Nguyen Long 1

Hai Con
Hai viên ngọc
Chị con và Con
Mẹ con dịu hiền hơn
Mẹ con đảm đang hơn
Cha bớt vụng về mỗi việc làm nho nhỏ
Con trở thành ngọn lửa
Sưởi ấm lòng Mẹ Cha
Khi mỗi ngày khó khăn
Trong trẻo tiếng Con
Mẹ Cha hết mệt
Con là niềm vui lớn nhất
“Con hơn Cha nhà có phúc”
Cha mong dồn cho Con.

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên Con là Hoàng Long?
Con ơi!
Tên Con là khúc hát yêu thương
Của lòng Cha Mẹ
Cha Mẹ thương nhau
Vì qúy trọng những điều ân nghĩa
Sự nghiệp và tình yêu
Những ngày gian khổ
Cùng nghiên cứu củ sắn, củ khoai
Con là giống khoai Hoàng Long
Tỏa rộng nhiều vùng đất nước
Dẫu không là trái thơm qủa ngọt
Nhưng là niềm vui người nghèo
Để Cha nhớ về quê hương
Khoai sắn bốn mùa vất vã
Để Cha nhớ những ngày gian khổ
Năm năm
Cơm ngày một bữa
Khoai sắn không phụ lòng
Để Cha nhớ về
Lon khoai nghĩa tình
Nắm khoai bè bạn
Gom góp giúp Cha ăn học
Khi vào đời
Cha gặp Mẹ con
Cho nên:
Cha muốn Con
Trước khi làm những điều lớn lao
Hãy biết làm củ khoai, củ sắn
Hãy hướng tới những người lao động
Nhớ quê nghèo cắt rốn, chôn rau

Lớn lên
Con sẽ hỏi cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Con là đậu rồng
Là công trình thứ hai Mẹ Cha nghiên cứu
Mẹ con chọn hạt
Cha gieo nên con
Vất vả gian nan
Hứa hẹn một mùa gặt hái
Con là tháng ngày mong đợi
Là niềm vui đóng góp cho đời
Từ hạt đậu củ khoai
Cha Mẹ trao Con sự nghiệp
Cha nhớ câu đối trăm năm
Về một gia đình hạnh phúc
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai
ngày khoai ba bữa
Cha đỗ, mẹ đỗ, con đỗ
đều đỗ cả nhà”
Chị con và Con
Là mong ước
Của Mẹ và Cha

Lớn lên
Con sẽ hỏi Cha
Sao Cha đặt tên con Hoàng Long?
Long là rồng
Nghĩa mẹ tạo nền
Công cha xây móng
Trước mắt con là sông dài, biển rộng
Ước mong con bay lên
Con hãy đi đến cùng
Mục đích của con
Làm được những điều cao cả
Hãy cố gắng không ngừng
Kiên gan
Bền chí
Ước mơ và hiện thực
Hôm nay và mai sau
Nghị lực là thước đo cuộc đời
Hai chữ đầu tiên Con học làm người
Phải học hai điều NHÂN NGHĨA

Cha mong Con lớn lên
Ít nếm trãi khó khăn, vất vả
Nhưng đừng bao giờ quên
Những ngày đói khổ
Thời thơ ấu của Cha
Mồng Ba tháng Giêng ngày mất của Bà
Hai mươi tháng Mười ngày ông Mỹ giết
Ngày mà cửa nhà tan nát
Đói nghèo Bác dắt dìu Cha
Tuổi thơ thì bắt ốc, mò cua
Lớn một chút trồng khoai, dạy học
Qua danh lợi hiểu vinh, hiểu nhục
Trãi đói nghèo biết nghĩa, biết ân
Phan Thiết là nơi Mẹ đã sinh Con
Ông Bà ngoại nuôi cho Con khôn lớn
Tuổi thơ của Con lớn trong yên ấm
Tao nôi êm ả, thanh bình
Ru cho Con “uống nước nhớ nguồn”
Khi con lớn đừng quên điều HIẾU THẢO

Cha say viết về Con
Kể về Con
Thơ cho Con
Cô bác vây quanh Cha
Gật gù
Thông cảm

Thơ chắp mối
Từng vần,
Từng mảng
Câu thơ chưa chỉnh lời
Nhưng tứ thơ
Dồn dập
Bối hồi
Hạnh phúc lớn
Trong lòng Cha
Ngân mãi

Praha
HK

ToNguyen

CON LÀ NGUỒN HẠNH PHÚC
Hoàng Kim

Tặng các con Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Bá Lộc, Hoàng Long
và các cháu Hoàng Gia Bình, Hoàng Gia Minh, Hoàng Gia An

Mẹ đi về quê ngoại để sinh con
Trời tháng Sáu xanh một màu thương nhớ
Ba mong con mấy đêm liền không ngủ
Ngày hai mươi con khóc chào đời.

Con mang về Ba Mẹ một nguồn vui
Hạnh phúc trăm năm, niềm ao ước lớn
Mong mỏi chứa chan, tình yêu trọn vẹn
Bao yêu thương âu yếm rộn trong lòng.

Ba vui mừng chọn đặt tên con
Cặp tên đẹp giữa muôn ngàn từ ngữ
Cái tên vì con mà thành rực rỡ
Con hãy làm tên đẹp hóa bài ca.

Hai chị em con là Nguyên, Long của Mẹ và Cha
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long niềm hạnh phúc
Chữ Mẹ và con gái Thủy Nguyên thành chữ kép
Tên Cha với con trai Kim Long đạt món ăn ngon

Nguyen Loc 1a
Nguyen Loc 9

Hoàng Bá Lộc và Hoàng Tố Nguyên

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao


(Một thoáng chiêm bao &Tuệ Sỹ)

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG

Cuối dòng sông là biển
Đời Người là yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Hoàng Kim tâm đắc lời anh Nguyễn Quốc Toàn, bài viết FB ngày 12.09.2016, tôi nhiều lần đọc lại “Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi”. Có trang văn không còn là trang văn nữa mà là trang máu thịt đời Người lắng đọng. Tỉnh thức cùng tháng năm là suy niệm ấy. Trãi #đườngxuân sáu mươi/ Lãi #thungdung bảy chục /tới #annhiên #tỉnhthức /càng thấu hiểu cuộc đời /thấm thía khi tỉnh lặng /đối thoại với chính mình /thao thiết các dòng sông /chảy giấc mơ khát vọng/Việt Nam quê hương tôi. Cuối dòng sông là biển. https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/ & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim
#Nhàtôi
; #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy


Chúng tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tonstoy những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng khởi đầu từ bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, và Thời tuổi trẻ  sau đó đến các kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Đường sống, Phục sinh, các sách cổ tích cho người lớn và và ngụ ngôn cho trẻ em. Không một ai nghi ngờ về tầm ảnh hưởng sâu rộng của văn chương và chính luận của Bá tước Lev Tolstoy. Người sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910 và được yêu mến rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. Lev Tolstoy với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), cái mà có ảnh hưởng bởi những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh môngnhư biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.Kia là mặt trăng. Phục sinh giữa tối sáng. Tôi bừng tỉnh ngộ. Tôi trở về thường ngày với Tình yêu cuộc sống.

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Phục sinh. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. (Hoàng Kim). Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời. Nhật Lệ ơi cuối đời tôi mới hiểu để lần tìm về các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh đọc giữa vùng tối sáng; phục sinh Nam tiến lời Thầy dặn; phục sinh đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến lời Thầy dặn; đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng

Trường tôi nôi yêu thương

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG

Đời vui người khỏe mãi
Cuộc đời hơn trang văn
Thầy bạn là lộc xuân
Một niềm tin thắp lửa

Chúc mừng quý Thầy Cô và các bạn Nông Học 20 Ngày Họp Mặt. Chúc mừng cô Nguyễn Thị Chắt chùm ảnh mới thật đẹp! xin tích hôp về trang Trường tôi nôi yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong/

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG

Đường Xuân Đời Quên Tuổi
Vui Bước Tới Thảnh Thơi
Ban Mai Chào Ngày Mới
Thầy Bạn Trong Đời Tôi

“Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”. Tòa nhà Phượng Vĩ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng vừa hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1974. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mãi sau này, đến nhiệm kỳ 1989-1994, thầy Trịnh Xuân Vũ, Phó Hiệu Trưởng Nhà trường mới đưa trở về biểu tượng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử; Nghị lực và Ơn Thầy; Thầy bạn trong đời tôi; Về Trường để nhớ để thương; Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong/

TRƯỜNG TÔI THẤM SÂU BÀI HỌC LỊCH SỬ

Trường tôi nôi yêu thương. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong muôn vàn chỉ dấu thì tòa nhà Phượng Vĩ là biểu tượng tiêu biểu. Theo thông tin lưu dấu ở bài Dinh Thống Nhất vườn Tao Đàn Trường tôi và lòng thương yêu gửi lại của thầy Lưu Trọng Hiếu thì khối nhà chữ U trường tôi là một trong bốn công trình chính liên hoàn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là tổng công trình sư xây dựng: Chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) Hồ Con Rùa. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính” .

Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.

Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.

Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.

Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật, kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),

Biết bao chuyện trước và sau ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 mà lịch sử chân thực sẽ còn phải nhiều lần quay lại. Với gia đình tôi, tấm ảnh hai anh em ruột ôm nhau ngày gặp mặt giữa Sài Gòn giải phóng hòa chung trong sự khao khát mong đợi của hàng triệu người. Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là bức tranh của một gia đình nông dân Việt bình thường ‘cuốn theo chiều gió” trong số phận của đất nước, dân tộc.
Sau tháng năm, đơn vị tôi ra làm đường biên giới ở Tiên Yên Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh và đoàn 568 của sư đoàn 325B sau này là nòng cốt của sư đoàn 356 nước mắt Vị Xuyên. Tôi trở về lại mái trường xưa, anh trai tôi tiếp tục sang Campuchia “giúp bạn cũng là giúp mình” nhiều năm, sau thời gian quân quản thành phố.

“Nghị lực” và “Ơn Thầy” là hai bài thơ người lính trở về sau chiến tranh.

/

#cnm365 dẫn nguồn tin của Phòng Thông tin Truyền thông Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 1 năm 2024:

ĐẦM ẤM BUỔI HỌP MẶT THẦY CÔ, VIÊN CHỨC HƯU TRÍ TRƯỜNG ĐẠI NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trong không khí rộn ràng của những ngày chuẩn bị bước sang năm mới, sáng 30/01/2024, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt chúc tết Thầy Cô, viên chức hưu trí các thời kỳ. Đây là hoạt động truyền thống tốt đẹp của Nhà trường cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về nhằm tri ân Thầy Cô, viên chức có những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của Nhà trường trong những năm qua. 

 Tham dự buổi họp mặt có TS. Bùi Ngọc Hùng – Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng trường;  PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn – Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Trần Đình Lý – Phó hiệu trưởng; TS. Nguyễn Thị Mai – Thường vụ Đảng ủy, ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương – Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Trường, Ban chấp hành Công đoàn; Đoàn Thanh niên cùng cán bộ viên chức, giảng viên đang công tác tại Trường.


PGS.TS.Nguyễn Tất Toàn – Hiệu trưởng nhà Trường phát biểu tại buổi họp mặt Thầy Cô, viên chức hưu trí

 Thay mặt Lãnh đạo, PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn – Hiệu trưởng nhà Trường báo cáo với Thầy Cô, viên chức hưu trí những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường năm 2023 trong chiến lược Đào đạo, Khoa học công nghệ, Phục vụ cộng đồng và các hoạt động quan trọng khác như Kiểm định chất lượng, Cơ sở vật chất, Chuyển đổi số; và đặc biệt là hướng tới chuỗi sự kiện Kỷ niệm 70 năm thành lập Trường (1955-2025). Buổi gặp mặt là dịp để Thầy Cô, viên chức hưu trí gặp gỡ, trò chuyện, ôn lại những năm tháng gắn bó, cùng kề vai, chung sức vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học. 
Thầy Trịnh Xuân Vũ đại diện Thầy Cô, viên chức hưu trí phát biểu tại buổi họp mặt

 PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn gửi lời tri ân sâu sắc tới Thầy Cô, viên chức hưu trí về những công lao, trí lực, tâm huyết đã cống hiến cho nhà Trường trong suốt 69 năm xây dựng và phát triển. Với những danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho Nhà trường đều có sự đóng góp công sức to lớn của các thế hệ Tiền nhân.

Nhân dịp đầu năm mới 2024 và chuẩn bị đón Xuân Giáp Thìn 2024, thay mặt tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong toàn Trường, PGS.TS. Nguyễn Tất Toàn gửi lời chúc mừng năm mới, lời chúc mạnh khoẻ, an vui tới các thế hệ Thầy Cô, viên chức hưu trí cùng lời chúc hạnh phúc, hạnh phúc là điều trong tâm mọi người đều hướng đến. Mong Thầy Cô, viên chức hưu trí tiếp tục dõi theo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và phát triển của Nhà trường trong thời gian tới.
 
Lãnh đạo nhà Trường tặng hoa tri ân Thầy Cô, viên chức hưu trí

 Cùng với đó, những cánh thiệp chúc tết được Ban tổ chức tận tâm chuẩn bị, mang những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Những cánh thiệp đến từ chính đôi bàn tay của đội ngũ Thầy Cô, CBVC trẻ Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh bằng tất cả sự chăm chút, tỉ mỹ và sáng tạo, mang nhiều ý nghĩa được trao đến cho quý Thầy cô, cán bộ hưu trí như một lời tri ân sâu sắc, một lời chúc vô cùng tốt đẹp với tất cả sự kính trọng, lòng biết ơn gửi trao đến thế hệ Tiền nhân.

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí vui tươi, trang trọng, đầm ấm và nghĩa tình. Đây cũng là dịp để các thế hệ Thầy Cô, viên chức hưu trí cùng nhau ôn lại những kỉ niệm trong thời gian công tác tại Trường, những vui buồn trong sự nghiệp “trồng người” của mình.

Một số hình ảnh khác tại buổi gặp mặt: https://go.hcmuaf.edu.vn/GapMatXuanGiapThin2024

Phòng Thông tin Truyền thông
https://4t.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ur=4t&ids=42220

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Khoa Nông Học ĐHNL HCM họp mặt 30 1 2024 một số hình ảnh tư liệu #cnm365

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Về Trường để nhớ thương
Một niềm tin thắp lửa


Hoàng Kim

CON NGUYỆN LÀM HOA LÚA

Bác ơi !
Con nguyện làm Hoa Lúa
Thầy nghề nông chiến sĩ
Đường xuân theo chân Bác
Trọn đời Trung Hiếu hi sinh.


https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nghe-nong-chien-si

Congviecnaytraolaichoem

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ngày 19 11 là ngày truyền thống thành lập của hai khoa song sinh Nông Lâm là Khoa Nông học & Khoa Lâm Nghiệp (tiền thân là Khoa Thủy Lâm, trước ngày Việt Nam thống nhất)

xem tiếp Vườn Quốc gia Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/

Xuân Mới Sức Sống Mới

Hoa Mai Và Mùa Xuân

Nông Lâm chung mái ấm
Viên Ngọc Nam Hoàng Kim
Trường tôi nôi yêu thương
Vườn Quốc Gia Việt Nam.

Hoàng Kim (thơ cảm ơn) @ Viên Ngọc Nam (ảnh hoa mai & chân dung)
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong & https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy bạn ngày vui hẹn gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là ve-truong-de-nho-thuong-1-2.jpg

Bài đăng trên Kỷ Yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trang 146; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/

Hình ảnh Họp mặt Hưu trí 28 tháng 1 năm 2021

Ngày Nhà Giáo Việt Nam ở Trường tôi năm 2020 có nhiều chuyện vui và thật cảm động. Anh Đoàn Nhật Châu cùng với các anh chị Bùi Đức Hàn, LS Nguyen Huu Duc, Thanhminh Nguyen, Huỳnh Hồng , Hung Huynh; Tuấn Lê; Xuyen Ho; Tuan Nguyen,… với nhiều anh chi khác, đa số là từ khóa 15 U70 của Cựu SV Nông Nghiệp ( Đại Gia Đình NÔNG LÂM MỤC SÚC ), những lớp cựu sinh viên ngay trước ngày Việt Nam thống nhất, mà ngày nay phần lớn làm thầy cô và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực. Họ cùng nhau về Trường và lưu dấu video Cựu sinh viên Khóa 15 (1973) THAM DỰ KỶ NIỆM 65 NĂM KHOA NÔNG HỌC https://www.facebook.com/chau.doannhat/posts/3550807504980087 của anh Đoàn Nhật Châu và bạn hữu. Video thật tuyệt vời !

KỶ YẾU 65 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://kyyeunonglam.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-65-nam-truong-ai-hoc-nong-lam.html.

KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa mời vào đường link để xem chi tiết https://kyyeunonghoc.blogspot.com/2020/11/ky-yeu-ky-niem-65-nam-thanh-lap-khoa.html

Chuyện thầy Tôn Thất Trình là ghi chép nhỏ của Hoàng Kim về thầy Tôn Thất Trình, chuyện ngoài chính sử chưa có trong kỷ yếu. Đây là những ghi chép cá nhân, chỉ có ít trích đoạn đã lưu tại kỷ yếu 55 năm khoa Nông học thuở trước Tôi cảm phục, tâm đắc về nhân cách, trí tuệ, sự dạy và học của Thầy nên lưu lại Điều này là sự học Lê Quý Đôn tinh hoa chép lại những ghi chú nhỏ (Notes) không nỡ quên này. (xem tiếp…)

Về Trường để nhớ thương
Trường tôi nôi yêu thương
Thầy bạn trong đời tôi

Về Trường để nhớ thương
(hình ảnh bảo tồn phát triển)

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.


Hoàng Kim

Chúc mừng các em sinh viên! Chúc mừng Thầy Huỳnh Thanh Hùng,Thầy Trần Đình Lý và quý Thầy Cô trong buổi Lễ Tốt Nghiệp trang trọng. Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ. Chợt thấy lòng rưng rưng. Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc. Cố lên em nổ lực không ngừng ! Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo. Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.Thêm bữa cơm ngon cho người lao động. Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng

xem tiếp Về Trường để nhớ thương

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Một niềm tin thắp lửa
Về Trường để nhớ thương

Về Trường để nhớ thương.
THƯ TRƯỜNG NGÀY NHỚ BÁC

Dấu xưa thầy bạn quý
Về Trường để nhớ thương.
Một niềm tin thắp lửa
Trường tôi nôi yêu thương


Thầy bạn là lộc xuân
Sông Thương ngày trở lại
Vận khí và vận mệnh
Thao thức nhịp thời gian


Thăm thẳm đất miền Trung
Câu chuyện đứng trước biển
Đường xuân theo chân Bác
Giấc mơ lành yêu thương


Hoàng Kim

Kính chúc Trường Đại Học Nông Lâm Đại học Huế Thầy Bạn Đoàn kết Chất lượng Trách nhiệm Sáng tạo Hội nhập với triết lý giáo dục nền tảng tuyệt vời Phát triển toàn diện; Gắn với thị trường lao động; Hội nhập Quốc tế, tỏa sáng tinh hoa là một trong những trường đại học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. (Kim Hoàng dịp hội trường lần này không sắp xếp về được. Trân trọng cám ơn và chúc mừng quý thầy bạn) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/

DẤU XƯA THẦY BẠN QUÝ
Hoàng Kim

Thầy bạn là lộc xuân. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”. Thầy bạn quý đã lưu dấu đặc biệt sâu sắc trong đời mỗi chúng ta. Kính chào thầy bạn thân thương. Gặp nhau hay ngắm ảnh là quý lắm rồi; xin chúc mừng thầy bạn và tỏ lời biết ơn chân thành. Lời thương “Ta đi về chốn trong ngần Để thương sỏi đá cũng cần có nhau”. Cao hơn trang văn là cuộc đời. Ngắm hình ảnh thầy bạn, lòng tôi thật bồi hồi xúc động. Hoàng Kim bảo tồn một ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học và 6 lớp trường đời: Trồng trọt 4, lớp sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận; Trồng trọt 10; Trồng trọt 2A; Trồng trọt 2B; Trồng trọt 2C của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang), với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam hiện nay. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy/..

Đại Học Huế Trường Đại học Nông Lâm kỷ niệm 50 năm cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Nông nghiệp 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế lên đường nhập ngũ, Thừa Thiên Huế ngày 29 tháng 8 năm 2022. Bài viết đỉnh của Hoàng Hải Hưng 50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động https://lsvn.vn/50-nam-cuoc-gap-mat-an-tinh-va-xuc-dong1661826775.html

“Trong số những người lên đường ngày ấy, ngày kỉ niệm 50 năm này chỉ được hơn một phần ba về gặp mặt. Tuy số lượng không được đủ nhưng khi gặp lại nhau ai cũng mừng mừng, tủi tủi” . 50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 đưa tin.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Đức, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, thay mặt lãnh đạo nhà trường báo cáo thành tích của nhà trường trong 50 năm qua. Trong những năm mới thành lập tại tỉnh Hà Bắc vô cùng khó khăn, nhà cửa bằng tranh tre, nứa lá, vách xây bằng đất sét đổ khuôn, mái lợp bằng lá cọ, nhưng nhà trường luôn đạt thành tích cao trong dạy và học. Sau khi đất nước thống nhất có hàng trăm sinh viên nhà trường xung phong vào các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, Côn Đảo chi viện đắc lực cho các địa phương phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế. Hiện nay, nhà trường có 4 Giáo sư, 34 Phó Giáo sư, 115 Tiến sĩ, số giảng viên có trình độ Tiến sĩ chiếm 46%. Nhà trường thực hiện phương châm: “Phát triển toàn diện, gắn với thị trường lao động, hội nhập quốc tế”. Nhà trường luôn đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, chủ động đa dạng hóa và mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý, nâng cao chất lượng, đào tạo toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến nay nhà trường có 28 ngành nghề đào tạo hệ đại học chính quy, 11 ngành đào tạo Thạc sĩ và 9 ngành đào tạo Tiến sĩ, quy mô đào tạo 4.200 sinh viên, học viên. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đào tạo cung cấp nguồn lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến theo hướng hội nhập và phát triển. Cung cấp cho đất nước 35.000 kỹ sư, 2.700 Thạc sĩ, trên 80 Tiến sĩ.50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 thông tin tiếp.

Hội cựu giáo viên, sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc ngày 28 8 2022 gặp mặt thân mật kỷ niệm 50 năm ngày lên đường nhập ngũ (2/9/1971- 2/9/2022). Video link ĐHNLHuế kỷ niệm 50 năm nhập ngũ https://youtu.be/E1e-kGj-BnYhttps://youtu.be/7c4WQm58oHg

Chúc mừng chuỗi sự kiện mới 25/8-2/9/2022 liên tục tại #cnm365 #cltvn 25 tháng 8; #cnm365 #cltvn 26 tháng 8; cnm365 #cltvn 27 tháng 8; #cnm365 #cltvn 28 tháng 8; #cnm365 #cltvn 29 tháng 8; #cnm365 #cltvn 30 tháng 8; #cnm365 #cltvn 31 tháng 8; #cnm365 #cltvn 1 tháng 9 ; #cnm365 #cltvn 2 tháng 9; chuỗi sự kiện của năm năm trước Video Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Nông Lâm Huế; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy

Trường tôi nôi yêu thương, Một niềm tin thắp lửa. Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học.Thầy bạn là lộc xuân, Thầy bạn trong đời tôi; Lời Thầy dặn thung dung; Về Trường để nhớ thương. Đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. Thật hạnh phúc và yêu thích khi “Ta vui hòa nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường”. Thông tin gia đình Nông nghiệp tại sự kiện hội trường ngày Độc Lập mới nhất và các tư liệu cá nhân được bảo tồn tại đây https://cnm365.wordpress.com/https://hoangkimvn.wordpress.com Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video nhạc tuyển

DHNL1

Phát sốt trước bộ ảnh kỷ yếu ngộ nghĩnh của sinh viên Đại học Nông Lâm TP. HCM

DHNL2

Bấm vào đây xem tiếp không chỉ ảnh đẹp mà lời bình rất ngộ và hay !

Về Trường để nhớ thương.
THƯ TRƯỜNG NGÀY NHỚ BÁC
Hoàng Kim


Dấu xưa thầy bạn quý
Về Trường để nhớ thương.
Một niềm tin thắp lửa
Trường tôi nôi yêu thương

Thầy bạn là lộc xuân
Sông Thương ngày trở lại
Vận khí và vận mệnh
Thao thức nhịp thời gian

Thăm thẳm đất miền Trung
Câu chuyện đứng trước biển
Đường xuân theo chân Bác
Giấc mơ lành yêu thương

Kính chúc Trường Đại Học Nông Lâm Đại học Huế Thầy Bạn Đoàn kết Chất lượng Trách nhiệm Sáng tạo Hội nhập với triết lý giáo dục nền tảng tuyệt vời Phát triển toàn diện; Gắn với thị trường lao động; Hội nhập Quốc tế, tỏa sáng tinh hoa là một trong những trường đại học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. (Kim Hoàng dịp hội trường lần này không sắp xếp về được. Trân trọng cám ơn và chúc mừng quý thầy bạn) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/

DẤU XƯA THẦY BẠN QUÝ
Hoàng Kim

Thầy bạn là lộc xuân. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính thầy bạn đã tạo nên thế giới”. Thầy bạn quý đã lưu dấu đặc biệt sâu sắc trong đời mỗi chúng ta. Kính chào thầy bạn thân thương. Gặp nhau hay ngắm ảnh là quý lắm rồi; xin chúc mừng thầy bạn và tỏ lời biết ơn chân thành. Lời thương “Ta đi về chốn trong ngần Để thương sỏi đá cũng cần có nhau”. Cao hơn trang văn là cuộc đời. Ngắm hình ảnh thầy bạn, lòng tôi thật bồi hồi xúc động. Hoàng Kim bảo tồn một ít hình ảnh tư liệu của 5 lớp bạn học và 6 lớp trường đời: Trồng trọt 4, lớp sinh viên xếp bút nghiên lên đường ra trận; Trồng trọt 10; Trồng trọt 2A; Trồng trọt 2B; Trồng trọt 2C của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (là tiền thân Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Bắc Giang), với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam hiện nay. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy/..

Video links K4 ĐHNN2 Về nguồn: Dấu xưa thầy bạn quý 1 https://youtu.be/jjcyeTAWkSk Dấu xưa thầy bạn quý 2 https://youtu.be/CPMB8HO2o18 Dấu xưa thầy bạn quý 3 https://youtu.be/TRydNh_CsLQ Dấu xưa thầy bạn quý 4 https://youtu.be/ZbRn5E3v1Tg, Dấu xưa thầy bạn quý 5 https://youtu.be/M_UzejaF-iw; Dấu xưa thầy bạn quý 6 https://youtu.be/3GhnJ7_DH9s; Dấu xưa thầy bạn quý video6 https://youtu.be/xiquHaK6MZU Dấu xưa thầy bạn quý video7 https://youtu.be/6zS6abrz78A; Dấu xưa thầy bạn quý video 8 https://youtu.be/vMX87Cxfitw; Dấu xưa thầy bạn quý video9 https://youtu.be/twd3XP6uPBQ video của Đỗ Huy Bằng, Lâm Quang Hinh. Hoàng Kim tích hợp thông tin tại https//hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy/; (phần đọc thêm là tư liệu cá nhân để nhớ)

Đại Học Huế Trường Đại học Nông Lâm kỷ niệm 50 năm cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Nông nghiệp 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế lên đường nhập ngũ, Thừa Thiên Huế ngày 29 tháng 8 năm 2022. Bài viết đỉnh của Hoàng Hải Hưng 50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động https://lsvn.vn/50-nam-cuoc-gap-mat-an-tinh-va-xuc-dong1661826775.html

“Trong số những người lên đường ngày ấy, ngày kỉ niệm 50 năm này chỉ được hơn một phần ba về gặp mặt. Tuy số lượng không được đủ nhưng khi gặp lại nhau ai cũng mừng mừng, tủi tủi” . 50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 đưa tin.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Đức, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, thay mặt lãnh đạo nhà trường báo cáo thành tích của nhà trường trong 50 năm qua. Trong những năm mới thành lập tại tỉnh Hà Bắc vô cùng khó khăn, nhà cửa bằng tranh tre, nứa lá, vách xây bằng đất sét đổ khuôn, mái lợp bằng lá cọ, nhưng nhà trường luôn đạt thành tích cao trong dạy và học. Sau khi đất nước thống nhất có hàng trăm sinh viên nhà trường xung phong vào các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, Côn Đảo chi viện đắc lực cho các địa phương phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế. Hiện nay, nhà trường có 4 Giáo sư, 34 Phó Giáo sư, 115 Tiến sĩ, số giảng viên có trình độ Tiến sĩ chiếm 46%. Nhà trường thực hiện phương châm: “Phát triển toàn diện, gắn với thị trường lao động, hội nhập quốc tế”. Nhà trường luôn đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, chủ động đa dạng hóa và mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý, nâng cao chất lượng, đào tạo toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến nay nhà trường có 28 ngành nghề đào tạo hệ đại học chính quy, 11 ngành đào tạo Thạc sĩ và 9 ngành đào tạo Tiến sĩ, quy mô đào tạo 4.200 sinh viên, học viên. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đào tạo cung cấp nguồn lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến theo hướng hội nhập và phát triển. Cung cấp cho đất nước 35.000 kỹ sư, 2.700 Thạc sĩ, trên 80 Tiến sĩ.50 năm – Cuộc gặp mặt ân tình và xúc động Báo Luật sư Việt Nam , 30/ 08/ 2022 09:32 thông tin tiếp.

Hội cựu giáo viên, sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc ngày 28 8 2022 gặp mặt thân mật kỷ niệm 50 năm ngày lên đường nhập ngũ (2/9/1971- 2/9/2022). Video link ĐHNLHuế kỷ niệm 50 năm nhập ngũ https://youtu.be/E1e-kGj-BnYhttps://youtu.be/7c4WQm58oHg

Thông tin chuỗi sự kiện mới 25/8-2/9/2022 liên tục tại #cnm365 #cltvn 25 tháng 8; #cnm365 #cltvn 26 tháng 8; cnm365 #cltvn 27 tháng 8; #cnm365 #cltvn 28 tháng 8; #cnm365 #cltvn 29 tháng 8; #cnm365 #cltvn 30 tháng 8; #cnm365 #cltvn 31 tháng 8; #cnm365 #cltvn 1 tháng 9 ; #cnm365 #cltvn 2 tháng 9; chuỗi sự kiện của năm năm trước Video Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Nông Lâm Huế; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dau-xua-thay-ban-quy

Trường tôi nôi yêu thương, Một niềm tin thắp lửa. Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học.Thầy bạn là lộc xuân, Thầy bạn trong đời tôi; Lời Thầy dặn thung dung; Về Trường để nhớ thương. Đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. Thật hạnh phúc và yêu thích khi “Ta vui hòa nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường”. Thông tin gia đình Nông nghiệp tại sự kiện hội trường ngày Độc Lập mới nhất và các tư liệu cá nhân được bảo tồn tại đây https://cnm365.wordpress.com/https://hoangkimvn.wordpress.com Ngày Hạnh Phúc là ngày luôn ấm áp tình thầy bạn. Lời thương sâu sắc lắng đọng

Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter