Ban mai chào ngày mới

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
Bạch Ngọc Hoàng Kim


#Thungdung#dayvahoc,
Sớm Xuân thơ giữa lòng
Nhạc đồng quê yêu thích
Thương ‘Mùa xuân đầu tiên”

Trịnh Công Sơn lắng đọng
Hữu Thỉnh và Phú Quang
Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ
Biển nổi nhớ và em

Bài ca nhịp thời gian
ĐẸP và HAY học mãi

xem tiếp https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi Thông tin tích hợp tại TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim #Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay; Ban mai chào ngày mới (hình) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi ; #cnm365 #cltvn 23 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-23-thang-3 / ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

Nhạc đồng quê yêu thích https://youtu.be/AROdDiz4SDI

Thương “Mùa xuân đầu tiên” https://youtu.be/Elb7_aKr4Aw


HỮU THỈNH VÀ PHÚ QUANG
Hoàng Kim (tóm tắt giới thiệu)

Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh bút danh là Vũ Hữu. Quê quán ở Tam Dương,Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Năm 1963 ông nhập ngũ thuộc Trung đoàn 202 rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III. IV, V. tổng thư ký và chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam giai đoạn 2000-2020, tổng biên tập báo Văn nghệ. Sự nghiệp văn học của ông có các bài thơ hay vắt qua thời kỳ chiến tranh như “Chiều sông Thương” “Trên một chiếc xe tăng” “Phan Thiết có anh tôi” “Câu cá bên bờ sông Sêpôn” nhưng trãi nghiệm sâu sắc,tinh tế, giản dị, như “Thơ viết ở biển“,“Thương lượng với thời gian”, “Sang thu” lại ở trong thời kì hòa bình, thơ viết về thân phận con người và cuộc sống nông thôn.

Phú Quang (13 tháng 10 năm 1949 – 8 tháng 12 năm 2021), tên đầy đủ là Nguyễn Phú Quang, một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Nhạc của Phú Quang chủ yếu là tình ca, những bài hát trữ tình viết về Hà Nội. Ngoài ra, ông còn sáng tác khí nhạc, nổi bật là “Khát vọng” và Tình Yêu Của Biển”, với nhạc phim Bao giờ cho đến tháng Mười, Vị đắng tình yêu (Theo Wikipedia Tiếng Việt). Ông có 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phú Quang – YouTube nhiều người yêu thích

BIỂN NỔI NHỚ VÀ EM
Nhạc Phú Quang, thơ Hữu Thỉnh

Anh xa em
Trăng cũng chợt lẻ loi thân thế
Biển vẫn thấy mình dài rộng thế
Xa cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió âm thầm chẳng nói mà sao núi phải mòn
Anh đâu phải là chiều mà nhuộm em đến tím
Sóng có nghĩa gì đâu nếu chiều nay anh chằng đến
Dù sóng đã làm em
Nghiêng ngã
Vì anh

Nguyên tác
THƠ VIẾT Ở BIỂN
Hữu Thỉnh

Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Dù sóng đã làm anh
Nghiêng ngã
Vì em

Thương lượng với thời gian
Hữu Thỉnh

Buổi sáng lo kiếm sống
Buổi chiều tìm công danh
Buổi tối đem trí khôn ra mài rũa
Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc

10-2005
Nguồn:Thi Viện: Hữu Thỉnh, Thương lượng với thời gian, NXB Hội nhà văn, 2005

Sang thu
Hữu Thỉnh

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Chiều sông Thương
Hữu Thỉnh

Đi suốt cả ngày thu
vẫn chưa về tới ngõ
dùng dằng hoa quan họ
nở tím bên sông Thương

nước vẫn nước đôi dòng
chiều vẫn chiều lưỡi hái
những gì sông muốn nói
cánh buồm đang hát lên

đám mây trên Việt Yên
rủ bóng về Bố Hạ
lúa cúi mình giấu quả
ruộng bời con gió xanh

nước màu đang chảy ngoan
giữa lòng mương máng nổi
mạ đã thò lá mới
trên lớp bùn sếnh sang

cho sắc mặt mùa màng
đất quê mình thịnh vượng
những gì ta gửi gắm
sắp vàng hoe bốn bên

hạt phù sa rất quen
sao mà như cổ tích
mấy cô coi máy nước
mắt dài như dao cau

ôi con sông màu nâu
ôi con sông màu biếc
dâng cho mùa sắp gặt
bồi cho mùa phôi phai

nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông.

Trên một chiếc xe tăng
Hữu Thỉnh

Năm anh em trên một chiếc xe tăng,
Như năm bông hoa nở cùng một cội,
Như năm ngón tay trên một bàn tay,
Ðã xung trận cả năm người như một.

Vào lính xe tăng anh trước anh sau,
Nết ăn ở người thì lạnh, nóng,
Khi đã hát hòa cùng một giọng,
Một người đau tất cả quên ăn.

Năm anh em mỗi đứa một quê,
Ðã lên xe là cùng một hướng,
Đã lên xe là chung khổ sướng,
Trước quân thù nhất loạt xông lên.

Năm anh em mang năm cái tên,
Đã lên xe không còn tên riêng nữa,
Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa,
Năm quả tim một nhịp đập dồn.

Một con đường đất đỏ như son,
Một màu rừng xanh bạt ngàn hy vọng,
Một ý chí bay ra đầu ngọn súng,
Một niềm tin nghiến nát mọi quân thù

Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào
Tháng 3 năm 1971

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc thành bài hát Năm anh em trên một chiếc xe tăng.

Nguồn: Âm vang chiến hào (thơ in chung), NXB Quân đội nhân dân, 1975


Phan Thiết có anh tôi
Hữu Thỉnh

Anh không giữ cho mình dù chỉ là ngọn cỏ
Đồi thì rộng anh không vuông đất nhỏ
Đất và trời Phan Thiết có anh tôi

Chính ở đây anh thấy biển lần đầu
Qua cửa hầm
Sau những ngày vượt dốc
Biển thì rộng căn hầm quá chật
Khẽ trở mình cát đổ trắng hai vai

Trong căn hầm mùi thuốc súng mồ hôi
Tim anh đập không sao ghìm lại được
Gió nồng nàn hơi nước
Biển như một con tàu sắp sửa kéo còi đi
Những ngôi sao tìm cách sáng về khuya
Những người lính mở đường đi lấy nước
Họ lách qua những cánh đồi tháng chạp
Trong đoàn người dò dẫm có anh tôi
Biển ùa ra xoắn lấy mọi người
Vì yêu biển mà họ thành sơ hở
Anh tôi mất sau loạt bom tọa độ
Mất chỉ còn cách nước một vài gang

Anh ở đây mà em mãi đi tìm
Em hy vọng để lấy đà vượt dốc
Tân Cảnh
Sà Thầy
Đắt Pét
Đắc Tô
Em đã qua những cơn sốt anh qua
Em đã gặp trận mưa rừng anh gặp
Vẫn không ngờ có một trưa Phan Thiết
Em một mình đứng khóc ở sau xe

Cánh rừng còn kia trận mạc còn kia
Vài bước nữa thì tới đường số Một
Vài bước nữa
Thế mà
Không thể khác
Biển màu gì thăm thẳm lúa anh đi

Em chưa hay cánh đồi ấy tên gì
Nhưng em biết ngày ngày anh vẫn đứng
Anh chưa biết đã tan cơn báo động
Chưa biết tin nhà không nhận ra em.
Không nằm trong nghĩa trang
Anh ở với đồi anh xanh cỏ

Cỏ ở đây thành nhang khói của nhà mình
Đồi ở đây cũng là con của mẹ

Lo liệu trong nhà dồn xuống vai em
Tiếng còi xe Phan Thiết bước vào đêm
Đèn thành phố soi người đi câu cá
Anh không ngũ người đi câu không ngũ
Biển đêm đêm trò chuyện với hai người
Cứ thế từng ngày Phan Thiết có anh tôi.

1981

TRỊNH CÔNG SƠN LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Trang viết Trịnh Công Sơn lắng đọng là chắt lọc thông tin ít biết. Sự thật lịch sử chỉ có một nhưng viết về sự thật lịch sử và nghiên cứu lịch sử cần suy nghiệm nhiều nguồn thông tin với các góc nhìn khác nhau để tìm về đúng sự thật.Bài viết này góp phần tìm hiểu năm nội dung chính 1) Đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan, Hồ Lắk và quê Trịnh; 2) Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn; 3) Tác phẩm và di sản Trịnh Công Sơn; 4) Kỷ niệm về anh Trịnh Công Sơn; 5) Cõi riêng Trịnh Công Sơn Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 12 năm 1939, mất ngày 1 tháng 4 năm 2001 Di sản của người nghệ sĩ tài hoa này là Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”. https://youtu.be/ncHCI-QLV0A

Đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan, Hồ Lắk và quê Trịnh

Trịnh Công Sơn sinh ra và lớn lên tại cao nguyên Lạc Giao, xã Lạc Giao, nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.Quê nội của ông ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trịnh Công Sơn lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. Trịnh Công Sơn có quê ngoại ở Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Chúng tôi về thăm đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan. hồ Lắk và quê Trịnh trong chuyến công tác ở Trường Đại học Tây Nguyên, qua sự liên hệ với anh Trịnh Xuân Ấn, quê ở Ban Mê Thuột, là con chú ruột của anh Trịnh Công Sơn.

Đình Lạc Giao là một ngôi đình thờ thành hoàng theo tập quán người Việt và là một di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đình Lạc Giao là nơi thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Thành Hoàng bản thổ, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân thu nhị kỳ, đó cũng là nơi thờ cụ Phan Hộ vị tiên hiền đã có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao. Đình nằm tại ngã tư giữa đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đình Lạc Giao chính điện có hai câu đối. Phía bên nhà tiếp khách có bày chứng tích nhưng thần phả thì vị trụ trì chỉ cho chúng tôi sang tìm ở Chùa Khải Đoan, và hình như vẫn đang lưu ẩn trong một câu chuyện dài.

Chùa Khải Đoan là ngôi chùa được xây dựng lần đầu tiên và lớn nhất không chỉ ở thành phố Buôn Ma Thuột mà còn của cả tỉnh Đắk Lắk. Chùa Khải Đoan nằm tại phường Thống Nhất, trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, được vua Bảo Đại cho xây dựng là làm lễ khánh thành năm 1951. Chùa được bà đức Từ Cung Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại làm chủ,  bà Nam Phương Hoàng Hậu quản lý, nhưng việc trực trông nom thi công là bà Bùi Mộng Điệp, một phi tần của vua Bảo Đại. Khi vua Bảo Đại lập Hoàng triều Cương thổ trên phần đất Tây Nguyên của Việt Nam, ông đã cử bà Bùi Mộng Điệp lên Buôn Mê Thuột để giúp vua giữ đất Hoàng triều Cương thổ. Bà Bùi Mộng Điệp tuy làm vợ thứ, tuy không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên được Đức Từ Cung ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ tại chùa này, vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo Chùa Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến và cũng là ngôi chùa lần đầu có ở Cao Nguyên gần Đình Lạc Giao và cũng là vùng đất nôi sinh thành của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu, cũng còn một nghĩa khác là thờ “vọng” thủy tổ Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, tổ nghiệp Nhà Nguyễn. Chùa Khải Đoan ngày 5 tháng 4 năm 2012 bắt đầu đặt viên đá trùng tu lại và xây dựng thêm và hiện được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên chính điện cũ. Đó là nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk, và là điểm du lịch không thể bỏ qua ở Buôn Ma Thuột.

Đến với Tây Nguyên mới, chúng ta hãy đến với nơi sinh thành của người nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn gần chùa Khải Đoan và Đình Lạc Giao là chốn cõi thiêng Trịnh Công Sơn . Tài liệu chọn và hành hương mới này giúp bạn đọc thăm Người và ngưỡng mộ một tâm hồn trong như ngọc. Một tâm hồn biết bao dung, độ lượng với đời nên đã viết được những bản nhạc, lời thơ và tản văn rung động lòng người đến vậy. Câu chuyện kể dưới đây mời bạn đọc kỹ hơn Trịnh Công Sơn lắng đọng bằng vách những điều sâu xa ẩn giữa hai dòng chữ khi mà Trịnh Công Sơn và gia đình anh đi giữa hai lằn đạn nhiều điều sự thật ẩn khuất chưa thể nói hết.

Thăm Đình Lạc Giao và chùa Khải Đoan, từ phải sang trái có giáo sư nhà giáo nhân dân Trần Văn Minh cựu hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế với giáo sư Trần Ngọc Ngoạn cựu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Nguyên, tiến sĩ Hoàng Kim nghiên cứu viên chính và giảng viên chính về cây lương thực với tiến sĩ sắn Nguyễn Thị Trúc Mai.

HoLak

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Hồ Lắk xung quanh có những dãy núi lớn được bao quanh bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông, nằm cạnh hồ này.  Người dân địa phương dùng thuyền độc mộc đi lại trên hồ. Voi đưa du khách đi tham quan hồ. Dinh Bảo Đại ở thành phố và tại hồ Lắk là khá đẹp, trữ tình, và có tầm nhìn.
Ông cố vấn Ngô Đình Nhu (1010-1063) một nhà chiến lược, nói về vua Bảo Đại, một lời đánh giá ngắn và sắc sảo: “Ai trong hoàn cảnh Bảo Đại cũng khó làm được tốt hơn“. Nhà cũ của anh Trịnh ra sao và những câu chuyện riêng tư tôi sẽ dành kể bạn nghe trong một dịp khác. Anh Trịnh Xuân Ấn nói những lời tâm đắc và tôi muốn dừng lại ở những thông tin đã được hiệu đính này. Chuyến hành hương về nơi sinh thành của Trịnh, gặp người thân của Trịnh, tôi đắm mình trong nhạc Trịnh tại nơi thủ phủ cà phê Tây Nguyên, ngắm hồ Lăk chiều tà, thuyền độc mộc, voi hồ Lăk, nghĩ về ngọn nến Hoàng Cung, nhạc Trịnh và thân phận con người. Các nhà khảo cổ Slovenia, nghe nói, đã tìm thấy một nửa còn lại của chiếc thuyền độc mộc 2.000 năm tuổi lớn nhất thế giới trên sông Ljubljanica ở thủ đô Ljubljana. Đăk Lắk là chốn sinh thành của Trịnh, quê hương thứ ba của ông sau quê mẹ Quảng Bình và quê cha ở Huế. Thuyền độc mộc và voi là phương tiện đi hồ Lắk và trưng bày tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Sông Srepok với Tây Nguyên là vỉa sâu văn hóa,

Thuyền độc mộc am Ngọa Vân, tôi nối vần thơ anh Trịnh Tuyên ở chính nơi này.

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

Hồ Lắk Đình Lạc Giao, Chùa Khải Đoan, nhạc Trịnh là cầu nối lịch sử, địa chính trị và văn hóa Tây Nguyên. (Anbum ảnh tư liệu Hoàng Kim ở đây)

Trịnh Công Sơn, Bữu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh Internet)

Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh Internet)

Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn

Sách viết về Trịnh Công Sơn hiện có trên 10 quyển và một khối lượng lớn các bài báo viết về tác phẩm và di sản. Thông tin về cuộc đời, gia đình và tuổi thơ của Trịnh Công Sơn, tiếc rằng hiện vẫn còn nhiều khoảng trống cần tìm hiểu. Tiểu sử Trịnh Công Sơn trên Liên Thành, vnexpress, người nổi tiếng, facebook, … đều quá vắn tắt: Nơi sinh: tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao, hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Quê quán: làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây; anh em gồm … mà còn thiếu rất nhiều thông tin được kiểm chứng.

Thấu hiểu cuộc đời và nhân cách của Trịnh Công Sơn, chúng ta mới có thể cảm thông và hiểu sâu Nhạc Trịnh. Một cõi đi về, Cát bụi, Để gió cuốn đi, Huyền thoại Mẹ,… đều là những tiếng nấc, tiếng lòng thẳm thẳm của một kiếp người mà Trịnh thấu hiểu về đời mẹ, đời cha, đời của các anh em, người thân chung máu mủ gia đình nhưng li tán ở các chiến tuyến khác nhau, những khống chế, rình rập, vây bủa, tranh chấp của các thế lực trên thân phận con người mà gia đình của chính Trịnh Công Sơn là người trong cuộc. Tôi thầm lặng thu thập tư liệu và chỉ mới tuyển chọn và tổng hợp về Trịnh Công Sơn ở những thông tin chừng mực và đợi bổ sung kiểm chứng thêm tư liệu.

Trong các tư liệu chắt lọc có bài viết đặc sắc và sâu lắng “Trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn” của cựu đại tá Nguyễn Mâu,  trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt của Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn: “Chúng tôi xin phép anh linh Trịnh Công Sơn được gọi anh bằng anh như thuở nào. Chúng tôi nói thẳng ở đây rằng giữa chúng tôi không có tình thâm giao nhưng rất hiểu nhau và kính trọng nhau. Thật dễ hiểu: làm sao là bạn thân được khi một người là nhân viên công an rình rập dòm ngó anh và anh lại là một nghệ sĩ có tâm hồn đang đau nhức với cái đau nhức của dân tộc và sáng tác vì cái đau nhức ấy…”. “Anh ấy đã ra đi nhưng bao vấn nạn còn để lại. Chúng tôi đã thực lòng viết ra đây về anh ấy, nhân danh một cựu nhân viên tình báo đã từng bới xới tìm hết tì vết của anh để truy tố. Anh ấy đã nằm xuống và đã trở thành vô hiệu hóa tòa án, công tố, bị can, biện hộ. Tất cả nay trong quyền xét đoán vì văn học sử của mỗi độc giả. Chúng tôi giang tay và cúi đầu thật thấp cầu nguyện chỉ mong linh hồn anh tìm được sự an nghỉ chốn vĩnh hằng”.

Vượt lên trên những chứng cớ “bên ni”, “bên tê”  “Trịnh Công Sơn và những hoạt động cộng sản nằm vùng” “Biến động miền Trung” :”Trò chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan về những “hũ mắm thúi” của cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành ở Mỹ“. Bài viết của ông Nguyễn Mâu in trong quyển sách của ông nhan đề NDB – Ngành Đặc Biệt (The Special Branch) xuất bản vào năm 2007. Người giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Mâu tên là Lê Xuân Nhuận – đại tá Trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt Vùng II chiến thuật. Trong lời giới thiệu, ông Nhuận cho biết đã đọc cả hai bài viết về Trịnh Công Sơn của Liên Thành và của Hoàng Phủ Ngọc Phan và nói rõ: “Nhận định và quyết định của ông Nguyễn Mâu đối với Trịnh Công Sơn chính là thái độ và biện pháp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối với nhạc sĩ ấy, ở cấp cao nhất trong toàn quốc (VNCH) và trong thời gian ông Nguyễn Mâu cầm đầu ngành tình báo này.”

Tác phẩm và di sản Trịnh Công Sơn

Nhà văn Ngô Minh đã viết trong “Quà tặng xứ mưa”  “Nhớ Trịnh Công Sơn” : “Trịnh Công Sơn là thiên tài âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX . Di sản âm nhạc Trịnh Công Sơn là vô giá , mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam. Bảy năm Trịnh Công Sơn về “với cát bụi”, đã có hơn 10 cuốn sách viết về ông, cuốn mới nhất là tập bút ký “ Cây đàn lia của Hoàng tử be” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được  Nhà xuất bản Trẻ ấn hành đầu năm 2005. Âm nhạc Trịnh ngày càng lay động chiều sâu tâm thức hàng chục triệu người. Đã là người Việt, từ già đến trẻ không ai không hát Trịnh ,  không gia đình nào không có trong nhà một băng hay đĩa nhạc Trịnh ….Sống trong đời sống .Cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không ? Để gió cuốn đi. Để gió cuốn đi… Không chỉ ở Việt Nam, âm nhạc Trịnh Công Sơn cũng ngày càng chinh phục thế giới . Ngay từ năm 1972, Trịnh Công Sơn đã được Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con, trong Ca khúc Da vàng, qua giọng hát Khánh Ly, phát hành trên 2 triệu đĩa . Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển Bách khoa Pháp “ Encyclopédie de tous les pays du momde”. Nhạc Trịnh đã có mặt tại nhiều nước Châu Á, châu Âu, Châu Mỹ… Có một chàng trai người Đức mang họ Trịnh luôn cùng mới bạn bè hát Trịnh Công Sơn; Có một cô gái Nhật Bản năm nào cũng sang Việt Nam để viếng mộ Trịnh …Đặc biệt , ngày 3-2-2004, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York đã công bố “Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới” (WPMA). Sáu tên tuổi âm nhạc nổi tiếng thế giới được giải thưởng lần này là Bob Dylan , Conuntry Joe & the Fish, Hary Belafonte, Joan Baez, Peter, Paul & Mary và Trịnh Công Sơn. WPMA tôn vinh những người đã đem âm nhạc của mình cống hiến cho cuộc đấu tranh vì hòa bình và nhân đạo trên thế giới. Đây là sự kiện âm nhạc quốc tế lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay! Kể từ ca khúc đầu tiên Ướt mi công bố năm 1959 ,trải  40 năm sáng tác, Trịnh Công Sơn đã để lại gia sản trên 600 ca khúc lay động lòng người .” “Người ta chia ca khúc Trịnh thành “ ba dòng” : Dòng trữ tình, dòng phản chiến và dòng giải thoát bản ngã!. Lý thuyết là thế , nhưng tôi nghĩ dưới góc nhìn “hòa bình và nhân đạo” thì hầu như ca khúc nào của Trịnh cũng là vút lên từ tận cùng sâu thẳm của tình yêu cuộc sống và nỗi đau  phận người . Đó chính là tầm cao , sự vĩnh cửu của âm nhạc Trịnh”.Lần ra Huế dự “ Đêm nhạc Trịnh Công Sơn quyên góp tiền giúp trẻ em nghèo học giỏi”, anh Sơn nâng cùng anh em chén rươụ Chuồn, tâm sự :” Trong lời bài hát của mình không có một từ nào về các địa danh của Huế, nhưng toàn bộ âm nhạc của mình chính là Huế đấy, Huế của kiếp người…”. Vâng, trên 600 ca khúc của Trịnh Công Sơn để lại là một phần của Di sản văn hóa Huế , tồn tại mãi với thời gian…Âm nhạc Trịnh Công Sơn là âm nhạc vì con người nên ở lại mãi với hồn người, không biên giới, “cao hơn mọi thành kiến trên đời “ ( chữ Anh Ngọc) . Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc là sự tôn vinh ở tầm cỡ thế giới về Di sản âm nhạc của Trịnh . Đây cũng là sự tôn vinh một nhân cách sống và bản lĩnh sáng tạo của một thiên tài âm nhạc.

Ca từ nhạc Trịnh có đặc trưng tinh tế, hồn nhiên, gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nhạc sĩ Văn Cao nhận xét: “Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra” Phạm Duy  bình luận “…toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại”, và Trịnh Công Sơn tự nhận xét: “Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc” (Trích dẫn bởi Trần Hữu Thục: Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn). “Cảm nhận ca từ Trịnh Công Sơn” ảnh Dương Minh Long, tác giả Trần Thị Trường đánh giá: …âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức “công phá” rất lớn, công phá mềm, nó khiến cho tâm hồn rung động, vùng mờ của trí não được mở ra…  âm nhạc của Trịnh nghe mãi cũng khó chán, càng nghe càng có thể phát hiện thêm vẻ đẹp sâu sắc của ca từ, càng nghe càng nhận ra sự tinh túy của xúc cảm trong từng lớp ngữ nghĩa…”Gọi nắng trên vai em gầy / Đường xa áo bay… Áo xưa dù nhàu vẫn xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” (Hạ Trắng); … Hay: “trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, gọi suốt trăm năm một cõi đi về”…  Những từ được dùng trong một cấu trúc câu mà không dùng lý để suy luận. Vẫn là những từ ngữ của  đời nhưng Trịnh Công Sơn đã dùng như người họa sĩ dùng chất liệu để đưa chúng đi xa hơn, làm nên một bức tranh siêu thực, ẩn dụtượng trưng, lãng mạn, ấn tượng… khiến cho người nghe có thể cảm thụ được nhiều hơn “ chiều kích” cụ thể của ngôn từ  khi cho chúng đứng chung thành một tổ hợp câu. … Âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã tác động, ngay cả khi trình tấu không lời, nhưng ca từ cũng để lại ấn tượng sâu đậm không kém trong tâm khảm, sẻ chia và an ủi được nhiều thế hệ, tầng lớp công chúng. Không tưng bừng, cũng không ảo não, nặng ưu tư mà không riết róng. Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn đã làm tiếng Việt phong phú lên rất nhiều khi ông kết hợp từ làm nên một từ mới đa nghĩa hơn, tinh túy hơn có trường liên tưởng rộng hơn.”

Kỷ niệm về anh Trịnh Công Sơn

Trước hôm anh Trịnh Công Sơn mất, có anh Trịnh Xuân Ấn ở Đắk Lắk đi xe đò rủ tôi về gấp thăm anh Sơn đang nằm viện. Tôi bận việc không đi được nên nhờ anh Ấn mang về biếu anh Sơn chai rượu quý  lấy từ bàn thờ cha mẹ tôi để anh mời bạn. Không ngờ, đó là những ly rượu cuối  cùng mà anh chia với người thân trước khi anh đi vào cõi vĩnh hằng.

Đêm thiêng Trịnh Công Sơn 1 tháng 4 năm 2012, năm 2012, đêm mà tôi đã thức gần trọn để đánh máy lại và đưa lên mạng Bài ca Trường Quảng Trạch của thầy Trần Đình Côn, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường. Trịnh Công Sơn là anh đầu trong một gia đình đông con. Mẹ anh là bà Lê Thị Quỳnh người Quảng Trạch. (Cha anh là ông Trịnh Xuân Thanh đi lính Pháp ngành tình báo, bị tử nạn xe hơi do chính xe của quân đội Pháp gây ra. Cái chết của cha và sự vất vả nuôi bảy người con của mẹ là nỗi ám ảnh thường trực của Trịnh Công Sơn. Em trai và chồng em gái anh Sơn ở trong quân lực Việt Nam cộng hòa nhưng người anh ruột của chồng em gái lại là chính ủy sư đoàn Điện Biên, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Huyền thoại Mẹ, gốc gác đầu đời của anh Sơn và những nốt nhạc nấc lên, yêu thương và cảm thông thân phận con người là từ chính đất này). Đó là kỷ niệm làm tôi nhớ mãi, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường.

Thầy Nguyễn Lân Dũng, vị giáo sư già đáng kính của chúng tôi, đã trân trọng chép bài viết “Để bắt đầu một hồi ức” của Trịnh Công Sơn và cẩn thận chọn hình của Người đưa vào một trang riêng. Đó là Cõi thiêng Trịnh Công Sơn trong lòng Thầy và bạn hữu.Tôi xin phép Thầy chép chung về trang này để mọi người cùng đọc. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Nguyễn Thụy Kha, nhà văn Đoàn Tử Huyến đã làm tuyển tập “Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một cõi đi về” và cũng làm trang giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc trên FaceBook. Trang www.trinhcongson.com là nơi tích trữ những tài liệu sáng tác của và về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để những người yêu thích ông có cơ hội thưởng thức những tác phẩm của ông và biết hơn về con người của ông. Biết bao nhiêu người tưởng nhớ về Trịnh, mỗi người nhớ theo cách riêng của mình.

Cõi riêng Trịnh Công Sơn
ĐỂ BẮT ĐẦU MỘT HỒI ỨC
Trịnh Công Sơn

Viết hồi ký về đời mình là quyền của mỗi con người. Ai cũng muốn ghi lại những kỷ niệm buồn, vui trong đời. Tuy nhiên cũng có những hồi ký tự thuật và những tường trình về đời mình có tính cách thiếu khiêm tốn và đôi khi không gần gũi với sự thật lắm. Ðiều đó dễ dẫn ta đi vào một thứ trận đồ bát quái tâm linh, không có thật. Tôi rất ngại nói về mình mặc dù đã có nhiều cơ sở xuất bản trong và ngoài nước đề nghị viết về một quá trình khá dài trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Cái tôi đáng ghét (Le moi est haissable) nhưng cái tôi cũng có lúc đáng yêu vì cái tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời.

Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn.

Ai cũng biết cuộc đời này là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa. Phút ấy không biết còn ai nhớ ai nữa không trên mặt đất trần gian này.

Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng do một khúc quanh nào đó của số phận. Thời trẻ tôi học võ và chơi những môn điền kinh. Sau một cơn bệnh nặng kéo dài hơn hai năm do tập dợt judo với người em trai và bỗng nhiên muốn bày tỏ một điều gì đó với cuộc đời. Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian.

Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người.

Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả.

Ảnh nguồn: Blog Giáo sư NGND Nguyễn Lân Dũng

Tôi đúc kết ở chốn này Cõi thiêng Trịnh Công Sơn lắng đọng cho riêng mình cũng là chỗ để bạn đọc đến thăm Người và ngưỡng mộ một tâm hồn trong như ngọc. Một tâm hồn biết bao dung, độ lượng với đời nên đã viết được những bản nhạc, lời thơ và tản văn rung động lòng người đến vậy.

Trịnh Công Sơn lắng đọng

NGUYÊN HÙNG BẠN XỨ NGHỆ
Hoàng Kim

Bảy tác phẩm thơ Nguyên Hùng: Cánh buồm thao thức, Sóng không từ biển, Biển và em, Chỉ còn nỗi nhớ, Bến xưa; Lời hẹn tình quê, 108 mảnh ghép văn nhân, Khi xa em, Gửi dòng sông, phần lớn đều đã được phổ nhạc. Tài! Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ trong tôi nếu tính trên một bàn tay thì năm điểm nhấn hào hứng, đó là: 1) Lặng thầm hoa quê https://youtu.be/TM1cXzqJF1E; 2) Sóng không từ biển; 3) Bến xưa; 4). Lời hẹn tình quê và 5) Nguyên Hùng mệnh tài hoa. Năm đặc sắc này của Nguyên Hùng ngọt ngào trên cánh sóng mà tôi yêu thích. Thật tự hào khi có người bạn xứ Nghệ thân thiết và tài hoa đến vậy. Nguyên Hùng viết bài thơ “Gửi dòng sông” như là lời ngõ cho tập thơ “Cánh buồm thao thức” của anh. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-hung-ban-xu-nghe/

GỬI DÒNG SÔNG
Nguyên Hùng

Ta sinh ra từ một dòng sông
Sông dài rộng con đò ngang thì bé
Đạn rít bom gầm cày nát thời thơ trẻ
Khói lửa vừa tan mỗi đứa một phương trời

Gặp lại nhau sông đã khác xưa rồi
Bến đò cũ chỉ còn ký ức
Ta bên nhau vẫn bồi hồi sóng nước
Như thuở nào canh bến đợi thuyền cha

Tháng năm dài sống trong nỗi cách xa
Dòng sông mẹ chảy qua từng giấc ngủ
Dẫu về đâu vẫn không vơi nhung nhớ
Thương những mái chèo sấp ngửa sớm khuya

Dòng sông quê chứa kỷ niệm ngày qua
Là bến đậu cho ta chiều xế bóng
Xin quỳ xuống nâng niu từng con sóng
Giữ riêng mình – tìm lại tuổi thơ xưa

Ơi dòng sông ngọt lịm điệu đò đưa
Ơi dòng sông mặn mòi câu ví dặm
Giá mỗi chiều được về quê ngụp tắm
Giữa trong xanh da diết một cánh buồm…

“Chỉ còn nỗi nhớ” một bài thơ khác của anh, tứ không lạ nhưng lời thơ nồng nàn yêu thương. Những ngày nhớ thương, giai điệu của ca từ lại nồng nàn đến lạ. Đó không hẵn là lời thơ mà là tiếng lòng cất lên giọng hát. Lắng nghe âm hưởng “Chỉ còn nỗi nhớ ” của Nguyên Hùng sao da diết lạ. (*)

KHI XA EM
Nguyên Hùng

Anh về quê tiễn đưa năm
Để em ở lại xa xăm cuối trời
Bay qua ngàn dặm rối bời
Cõng theo chút nắng, đánh rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Ngấm vào đêm thức, lặn vào ngày mơ
Hóa thành tiếng pháo giao thừa
Hòa cùng tiếng sóng vỗ bờ gọi em!

Nhưng với riêng tôi  video nhạc yêu thích nhất đối với ca từ Nguyên Hùng thơ hay phổ nhạc thì “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” mà đặc biệt “Sóng không từ biển” sao mà nhớ và thương đến vậy. Ca từ “biển và em” là lời thơ trên cánh sóng, tiếng biển, tiếng em trữ tình vọng mãi với thời gian.

BIỂN VÀ EM
Nguyên Hùng

Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.

Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.

Nguyên Hùng những ca từ yêu thích, “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” tôi nghiệm ra chằng phải chỉ mình tôi yêu thích tuyển chọn mà nhiều bạn bè và mọi người đều yêu thích, và chính tác giả cũng yêu thích những tác phẩm ấy nhiều hơn. Thế nào là thơ hay? Tôi thích lời thẩm thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, àm ảnh”. Thơ hay nào thường được phổ nhạc? đó là thơ giàu nhạc tính theo thẩm nhạc của nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Thơ hay phổ nhạc, truyện hay thành phim là sự chuyển thể tác phẩm sang một bầu trời rộng hơn và tầm cao khác.

Thơ Nguyên Hùng giàu nhạc tính là lời nhận xét tinh tế của nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo : “Thơ anh không cầu kỳ kiểu cách mà tràn đầy chất dân gian truyền thống. Nhiều ví von, ẩn dụ, nhiều thi ảnh thân thương gần gũi. Và đặc biệt là thơ anh rất giàu nhạc tính. Có lẽ vì thế mà nhiều nhạc sĩ đã tín chấp nhạc của mình vào thơ Nguyên Hùng. Anh không phải là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng đã có đến vài ba chục bài hát khởi nguồn từ thơ anh. Có những ca khúc được ca sĩ chuyên nghiệp thu thanh và biểu diễn, được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, và được bạn yêu nhạc yêu thích như “Sóng không từ biển”, “Bến xưa” (nhạc Lê An Tuyên), “Biển và em” (nhạc Thanh Hoàng), “Đừng quên con nhé” (nhạc Nguyễn Ngọc Tiến), v.v… Đó là một hiện tượng. Không phải nhà thơ nổi tiếng nào cũng được phổ nhạc nhiều và hay như thế”.

Nhạc sĩ nhà thơ Lê An Tuyên (Le An Tuyen) có lẽ là người phổ nhạc thành công hơn cả thơ Nguyên Hùng và chuyển thể ca từ thật thành công. Ca từ “Lời hẹn tình quê” Nguyên Hùng – Lê An Tuyên thật tuyệt vời. 

LỜI HẸN TÌNH QUÊ
Nhạc: Lê An Tuyên
Lời ca từ : Nguyên Hùng, Lê An Tuyên

Lời hẹn cùng ai về lại bến sông quê
Dòng sông xanh vẫn dạt dào thương nhớ
Sóng sông xanh ngân cung đàn điệu nhạc
Hát ru tình ta năm tháng đợi chờ nhau

Mong được gió mang đi tơ lòng em dệt
Từ trong câu ca ân tình  mộc mạc tìm nhau
Gió bay đi lời ca còn mãi
Tha thiết một miền quê mênh mang nỗi nhớ

Trắng hoa cau dây trầu nhớ mẹ
Nữa câu hò chợt gợi nhớ bóng hình quê
Thời gian có chờ ai đâu đừng lỡ hẹn
Về đi thôi về lại miền quê xưa

Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong đợi
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về lại với nhau trong khói lam chiều …
Vương vấn sáo diều ngân
Nghe câu ví dặm thương
đang dìu dặt đêm trăng…

Đừng lỡ hẹn người ơi, đừng lỡ hẹn
Về đi thôi, về lại miền quê xưa
Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong nhớ
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về nhé bên nhau trong khói lam chiều…”

Ca từ “LỜI HẸN TÌNH QUÊ” gợi nhớ Ca từ “TỎ Ý”, bài từ theo điệu Ức Giang Nam, một tuyệt phẩm của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương Ký, bản dịch của Hoàng Kim trong bài viết Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương. Cám ơn Nguyên Hùng , Lê An Tuyên, Ví Dặm Ân Tình tài hoa.

Ngày khoảng lặng nhớ bạn.

Hoàng Kim

(*) Một phiên bản khác của bài thơ Nguyên Hùng

CHỈ CÒN NỖI NHỚ
Nguyên Hùng

Anh về quê mẹ cuối năm
Để em ở lại cùng xuân cuối trời
Bay qua ngàn dặm xa xôi
Cõng theo chút nắng để rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Lặn vào đêm thức ngấm vào ngày mơ!

Giao lưu với Nguyên Hùng
https://www.facebook.com/nguyenhung.canhbuom

NGUYÊN HÙNG

1
.
Chẳng vui sao cố gượng cười
Không em, đừng tưởng mình người có duyên
Rách rồi, chớ nhận còn Nguyên
Áo hoa đâu thể làm nên anh Hùng ?.
.
2.
Em bay về phía hừng đông
Bỏ ta ở lại nửa vòng đêm Thu
Ta như kẻ nghiện ngồi tù
Chờ ngày ân xá chạy vù tìm em.

3.
Nhờ trời anh Hùng còn Nguyên
Cánh buồm thao thức nợ duyên càng dài
Sóng không từ biển sóng ơi
Biển và em suốt một đời vẫn ru

4
Chỉ còn nỗi nhớ bến xưa
Yêu thương lời hẹn tình quê mặn nồng
108 mảnh ghép văn nhân
Khi xa em gửi dòng sông ân tình

5

Nguyên Hùng thơ nhạc có duyên
Lời ru của Mẹ làm nên mùa vàng
Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao
Văn chương nết đất người sao giống người

Bảy tác phẩm thơ Nguyên Hùng: Cánh buồm thao thức, Sóng không từ biển, Biển và em, Chỉ còn nỗi nhớ, Bến xưa; Lời hẹn tình quê, 108 mảnh ghép văn nhân, Khi xa em, Gửi dòng sông, phần lớn đều đã được phổ nhạc. Tài! Nguyên Hùng (ảnh) cảm nhận tinh tế, tâm đắc, thăng hoa tuyệt vời nhất, dường như đồng cảm nhiều với mẫu người Nguyễn Trọng Tạo, đều mẫu thơ đào hoa ấy.

Nguyên Hùng thơ tự họa (1,2) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-hung-ban-xu-nghe/ Hoàng Kim (3,4,5) nối vần, tạm gọi là thơ

Một thoáng với Nguyên Hùng
(chép lại từ FB Nguyên Hùng)

Gặp lại Hoàng Kim đến từ Đồng Nai

Người ta giỏi lắm một thời
Bạn tôi tiến sĩ cả đời Hoàng Kim
Từ bàn chân đất đi lên
Sáng danh khoai sắn mang tên con mình(*)

Nhờ đám cưới con trai ông vừa tra vừa túng (trung tá) Đào Ngọc Hòa mà tối qua tôi được gặp lại ông bạn “Tiến sĩ khoai” quê xứ cát Quảng Bình (sau mấy năm chỉ thấy nhau qua mạng).

Chúc mừng những thành tích đáng nể của TS Hoàng Kim trong việc tạo giống khoai sắn và trong việc hướng dẫn, đào tạo nhiều thế hệ học trò😍👏👏

(*) Giống khoai Hoàng Long (TS Hoàng Kim đặt tên theo tên con) là một trong những giống khoai sắn đã mang đến thành công và uy tín cho tác giả.

Baicachimung

BÀI CA NHỊP THỜI GIAN
Hoàng Kim

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em

8 BÀI HỌC TỪ ĐẠI BÀNG

1. Không giành đường bay của loài chim yếu hơn

Đại Bàng chỉ chọn bay một mình hoặc với những đại bàng khác ở độ cao rất lớn mà không giành đường bay của các loài chim nhỏ yếu hơn như chim sẻ, quạ, ngỗng trời,… Bậc minh triết hòa trang nghiêm và uy nghi, mà không đồng, không giành đường sống của những người kém hơn và tránh xa chốn xô bồ ảnh hưởng việc chính

2. Tầm nhìn xa rộng và chuyên chú mục tiêu

Đại bàng bay ở một độ cao lớn với tầm nhìn rất xa có khả năng phát hiện mồi ở xa 5 km. Sau khi phát hiện nó chú tâm cao độ lao vút vào con mồi. Không gì có thể cản trở đại bàng săn mồi. Bậc minh triết nhìn xa trông rộng kiên định tập trung cao độ vào mục tiêu để đạt thành công.

3. Thức ăn tươi mới không dùng thối rữa

Đại bàng không bao giờ ăn những thứ đã chết mà nó chỉ thích săn mồi và ăn khi con mồi còn tươi mới, khác hẵn Kền Kền ăn tạp kể cả động vật đã chết và thối rữa. Bậc minh triết học đại bàng thức ăn tươi mới không ăn tạp.

4. Vượt trên bão tố khẳng định chính mình

Đại bàng là loài chim duy nhất không sợ bão tố, bởi gió bão cho nó cơ hội để lướt cao hơn từ đôi cánh của chính mình, vượt lên trên cả những đám mây. Trong khi đó, các loài chim khác lại tìm cách ẩn trú trong các vách đá, hốc cây. Bậc minh triết học đại bàng vượt trên bão tố khẳng định chính mình.

5: Biết kiểm tra và đặt niềm tin đúng chỗ

Đại bàng có cách kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào con khác. Đại bàng cái trước khi cho con đực giao phối, nó cắp một cành cây khô bay vút vào không trung để thử thách sức khỏe và năng lực chinh phục của con đực. Khi con cái đạt đến tốc độ lớn và độ cao mong muốn thì nó thả nhành cây và bay vút đi để con đực phải lao mình nhanh hơn bắt được cành cây trả về cho con cái. Điều này diễn ra mỗi lúc một nhanh với độ cao ngày càng tăng cho đến khi con cái chấp nhận sự chinh phục thì mới cho con đực giao phối. Bậc minh triết học đại bàng phải biết kiểm tra và đặt niềm tin đúng chỗ.

6. Nuôi dạy con tuyệt kỹ và hay theo cách đại bàng

Đại bàng bố mẹ chọn nơi hiểm trở để làm tổ và chia nhau bảo vệ nuôi con và kiếm mồi rất chu đáo. Chim bố tìm cành cây khô để làm tổ ở nơi chắc chắn sau đó thu nhặt cành nhỏ hơn chọn những cành khô có gai đặt ở dưới, kế đến là một lớp cỏ mềm và sau đó rũ bỏ một phần lông chim bố mẹ để tạo thành tổ mềm mại em ấm cho con. Lúc chim non trưởng thành để dạy cho con tập bay, đại bàng mẹ hất con ra khỏi tổ, và lần lượt vứt bỏ các lớp lót mềm mại êm ấm cho đến khi chim non nhảy lại vào tổ thì chúng bị gai nhọn đâm chích chảy máu, bắt buộc phải rời tổ. Chim non bị chim mẹ đẩy rơi vào không trung và chim bố sẽ bay ra để vớt chúng trở lại cho tới khi chim non tự mình bay lên được. Bậc minh triết học nuôi dạy con tuyệt kỹ và hay cách đại bàng.

7. Tự đổi mới để chống già nua và lão hóa

Đại bàng khi về già biết lặng lẽ tìm về chốn yên tĩnh để tự mình trút bỏ bộ lông đã xơ cứng. Nó ẩn náu và nhổ bỏ toàn bộ lông già yếu cho đến khi cơ thể phát triển lông mới mạnh mẽ đầy đủ thì nó mới ra khỏi hang và trở về cuộc sống. Bậc minh triết học đại bàng tự đổi mới để chống già nua và lão hóa.

8. Chim hồng, chim hộc bay cao nhờ lông cánh vững

Đại bàng nếu bỏ các trụ lông cánh thì không thể bay cao bay xa mà phải ẩn khuất chốn tĩnh lặng để tránh nguy hiểm. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (sinh năm 1232 mất ngày  20 tháng 8, năm 1300), danh nhân Việt kiệt xuất, nhà chính trị, nhà văn, và là tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần đã nói: “Chim hồng, chim hộc bay cao nhờ lông cánh vững”. Bậc minh triết học đại bàng bay cao nhờ lông cánh vững để quy tụ người hiền đức chung sức với mình để làm được nhiều việc tốt.

CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Hoàng Kim


Ta vui hòa nhịp thời gian
#Thungdung nhàn giữa gian nan đời thường.
Ban mai lắng đọng yêu thương
Cỏ non xanh thẳm bên đường đời nhau.

CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cnm365-tinh-yeu-cuoc-song/

Bài ca nhịp thời gian Run away with me https://youtu.be/_Bs4XcVufqY Video Omar Akram tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian/
Cuộc đời có những con đường bắt buộc phải đi một mình Đó không phải là cô đơn mà là sự lựa chọn

QUẢ TỐT BỜI NHÂN LÀNH
Hoàng Kim

Trời xanh tỉnh lặng với thu không
Nhân quả ghi ơn bởi vun trồng
Hạnh phúc đủ đầy nhờ tích đức
Hiếu trung đầy đặn bởi tâm công
Nhìn ai dân mến vì chí thiện
Ngắm kẻ người chê bởi khác lòng
Ban mai ngày mới mừng biết đủ
Tình yêu cuộc sống rạng vừng đông.

Bài ca nhịp thời gian Omar Akram năm kiệt tác https://youtu.be/t0fblJBJjSc Hoàng Kim tích hợp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-ca-nhip-thoi-gian/

Bài ca nhịp thời gian
ĐẸP và HAY học mãi

Tro ve diem hen

BÀI CA NHỊP THỜI GIAN
Hoàng Kim

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…
(Trần Nhân Tông)

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG
Hoàng Kim


Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sốngxanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo (1)Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

TRĂNG RẰM
Hoàng Kim

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

An nhàn sau mùa gặt
Đầy trời còn mưa bay
Ta thì quen tháng đợi
Người vẫn lạ năm chờ
Nhịp thời gian gõ cửa

Hè qua rồi Thu tới
Đông về Xuân trở lạnh
Người ngoan việc nhiều
Nhân quả trời tạo nghiệp
Phước đức đất nuôi bền

Đường xuân đời quên tuổi
Cuộc đời phúc lưu hương
Cuối dòng sông là biển
Vui đi dưới mặt trời

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram/

NHỚ ANH
Hoàng Kim


Gốc mai vàng trước ngõ.
Trăng rằm lại nhớ anh.
Cành mai rung rinh quả.
Xuân sang lộc biếc cành.

THƠ VIẾT BÊN THÁC IGUAZU
Hoàng Kim

Thương em
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch (2)
Ta thì thương nhớ em.

‘Tỉnh dạ tư’ thơ tiên
Người hiền trong suối bạc
Chiếu đất ở Thái An (3)
Vàng ròng lầm trong cát.

“Trên giường ánh trăng rọi,
Dưới đất như mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.”
(2)

Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn 

Trút băng ra
chẳng quay về được nữa.

Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong thương đầu bạc

Sớm tựa tơ xanh, chiều nhuốm tuyết
Đời người thoải mái cứ thung dung
Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt” (2)

Ta với chim quấn quýt
Giữa đất trời bình yên
Nhớ quê nhà thác nước
Bản Giốc và Ka Long

Bài học lớn lòng ta
Thương emĐiểm hẹn
Kiệt tác của tâm hồn
500 năm nông nghiệp.

Thác nước Iguazu (1)
Brazil Nam Mỹ
Di sản thiên nhiên đẹp
Thăm thẳm rừng nguyên sinh

Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì thương nhớ em.

2

Ta vừa mới Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Nay thung dung dạo gót ngắm Đôi bờ
“Nốt lặng bên đời” sớm xuân thưởng thức
Nghe tơ trời gió mát lẫn vào thơ.

Mượn và trả, thơ hay đong cõi thực
Bến trần gian đò mỏng… , Thiếu mùa đông
Tiếng chuông chùa, nghe đêm, nốt lặng
Rụng nắng, Vòng quay…, chầm chậm trời chiều.

SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

Ai thương núi nhớ biển
Vui thu măng mỗi ngày
Ai chợp mắt Tam Đảo
Nắng lên là sương tan
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Vui bước tới thảnh thơi

Tỉnh thức ban mai đã sớm thu
Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ
Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy
Lộc biếc me xanh chín đợi chờ.

*

Sớm thu trên đồng rộng
Em cười trời đất nghiêng
Lúa ngậm đòng con gái
Em đang thì làm duyên.

Sớm thu trên đồng rộng
Cây đời xanh thật xanh
Lúa siêu xanh tỏa rộng
Hương lúa thơm mông mênh.

Sớm thu trên đồng rộng
Trời đất đẹp lạ lùng
Bản nhạc vui an lành
Ơi đồng xanh yêu dấu…

*

Thích thơ hay bạn quý
Yêu sương mai đầu cành
Bình minh chào ngày mới
Vườn nhà bừng nắng lên

Cà phê vui bầu bạn
Trung thu bánh tình thân
Phố núi cao thu sớm
Gia an nguyên lộc gần.

*

Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trãi gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm mai hoa nở nắng tơ vương

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Sức mạnh của tĩnh lặng https://youtu.be/csI4vp4JszQ Thiền sư Viên Minh Giảng Phật Pháp Tứ Diệu Đế tinh hoa tuệ học
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Nơi vườn thiêng hạnh phúc

Video

Nơi vườn thiêng hạnh phúc https://khatkhoxanh.wordpress.com/category/noi-vuon-thieng-hanh-phuc

NƠI VƯỜN THIÊNG HẠNH PHÚC
Hoàng Kim

Chào ban mai trong lành
Lá xanh đùa nắng mới
Nhạc thần tiên reo vui
Hương đất trời vời vợi


#Thungdung dịch cân kinh
Nơi vườn thiêng hạnh phúc
Chốn trời đất giao hòa
Ong làm mật yêu hoa


Nhạc và thơ #annhiên
Suối nguồn trong như Ngọc
Lọc đắm say hòa quyện
Từ đêm xuân hạnh phúc

Giai điệu thật tuyệt vời
Nơi vườn thiêng.hạnh phúc

https://khatkhaoxanh.wordpress.com/category/noi-vuon-thieng-hanh-phuc

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là me-tam-mat-doi-con.jpg

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
Mẹ tắm mát đời con (hình) ; Hồ Lắk Đình Lạc Giao https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ho-lak-dinh-lac-giao ; #cnm365 #cltvn 22 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-22-thang-3/ ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com; #tinhyeucuocsong  #hoangkimlong,  #hoanggiaBan mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Trăng rằm Ngọc Quan Âm; Pho tượng Ngọc Quan ÂmNhớ Viên Minh Hoa Lúa; Ai bảo chăn trâu là khổ?; A Na tìm được Ngọc; Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thực;  Hoàng Kim chuyện đời tôi; Chọn giống sắn Việt Nam; Thầy nghề nông chiến sĩ;  Kim Notes lắng ghi chú; Thầy bạn là lộc xuân;  Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Sóc Trăng Lương Định Của;  Thầy Quyền thâm canh lúaThầy Xuân canh tác lúa; Thầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM;  TTC Group Sen vào hè;  ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc;   Sự chậm rãi minh triết; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Kim Notes lắng ghi chú; Chung sức trên đường xuân; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Quà xuân thật tuyệt vời; Xuân ấm áp tình thân; Chuyện đời không thể quên; Thời chuyển mùa nhớ bạn. Nước Nga và châu Âu; Giống sắn KM140 VIFOTEC; Bảo tồn và phát triển sắn; Vietnamese cassava today; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Trần Khánh Dư Vạn Kiếp; Nhớ bài thi tuổi thơ; Trường học hướng ban mai; Thơ tặng mùa yêu thương; Bà Đen; Sholokhov người sông Đông Nhớ kỷ niệm một thời; A Na Bình Minh An; A Na bà chúa Ngọc; Truyện George Washington; Sắn Việt Nam và Kawano, Cassava and Vietnam: Now and Then. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Công viên Tao Đàn HCM; Đêm trắng và bình minh; Mạc triều trong sử Việt; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Thăm thẳm trời sông Thương; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang thơm trầm hương; Nha Trang biển và em; Sắn lúa ở Phú Khánh; Ức Trai tâm tựa Ngọc; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Tháng ba hoa hồng trắng; Qua Mang Thít Vĩnh Long; Nơi một trời thương nhớ; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm xuân kênh Thị Nghè; Nhà Trần trong sử Việt; Sơn Nam ông giá Nam Bộ ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Thầy bạn là lộc xuân; Trăng rằm Ngọc Quan Âm ; An nhiên; Champasak ngã ba biên giới ; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Lào hoa trắng nắng Mekong; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Thành tâm với chính mình; Soi sáng lại chính mình ; Tím một trời yêu thương; Giấc mơ lành yêu thương; Ngôi sao mai chân trời; Công viên Tao Đàn HCM; Hậu duệ của mặt trời; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Đến với Tây Nguyên mới; Giống lúa siêu xanh GSR65; Giống lúa siêu xanh GSR90; Nguyễn Duy cát trắng bụi; Nguyễn Khải thầy văn ViệtSự chậm rãi minh triết; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Kim Notes lắng ghi chú; Chung sức trên đường xuân; An vui cụ Trạng Trình; Quà xuân thật tuyệt vời; Chuyện đời không thể quên; Thời chuyển mùa nhớ bạn. Thế giới trong mắt ai. Hạnh Phúc khát khao xanh ; Phúc hậu thanh thận cần ; Càu hiếu nối bờ thương; Trân trọng Ngọc riêng mình; Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chim Phượng về làm tổ;

Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Hồ Lắk Đình Lạc Giao; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; Nguồn Son nối Phong Nha; #An nhiên; Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Cách mạng sắn Việt Nam; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng; Ngày 22 tháng 3 năm 924 là ngày sinh Đinh Tiên Hoàng (tên húy là Đinh Bộ Lĩnh) Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam, là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn thời Bắc thuộc, sáng lập triều đại nhà Đinh, Vua mất tháng 10 năm 939 tại Hoa Lư, Ninh Bình, Đại Cồ Việt; Ngày 22 tháng 3 năm 1011 là ngày mất Khuông Việt thiền sư, Tăng thống đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử Phật giáo Đại sư Khuông Việt (933-1011) trước tên là Ngô Chân Lưu tu tại chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, Thường Lạc (nay là Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội) Sư là người Cát Lợi, hậu duệ nhà Ngô, thuộc đời thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông. Tăng Thống Ngô Chân Lưu được ban danh hiệu Khuông Việt đại sư năm 971.  Ngày 22 tháng 3 năm 1471, quân Đại Việt chiếm được kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành, chém hơn bốn vạn thủ cấp và bắt Quốc vương Trà Toàn. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 3: Mẹ tắm mát đời con; Bóng hạc chốn xa xôi; Cánh cò bay trong mơ; Vào Tràng An Bái Đính; Sông Hoàng Long chảy hoài; #An nhiên; ;Đến với Tây Nguyên mới; Thương Kim Thiết Vũ Môn; Cách mạng sắn Việt Nam; Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-3/https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-22-thang-3/

MẸ TẮM MÁT ĐỜI CON
Moonie Hoang

Mẹ ơi con vội về
Xa xôi đường vạn dặm
Lòng Mẹ vui mãn nguyện
Mẹ tắm mát đời con

HoLak

HỒ LĂK ĐÌNH LẠC GIAO
Hoàng Kim

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao quanh bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông, nằm cạnh hồ này.  Người dân địa phương dùng thuyền độc mộc đi lại trên hồ. Voi đưa du khách đi tham quan hồ; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ho-lak-dinh-lac-giao ; Thông tin tích hợp tại https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-21-thang-3/ #Thungdung #dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;

Dinh Bảo Đại ở thành phố và tại hồ Lắk là khá đẹp, trữ tình, và có tầm nhìn. Ông cố vấn Ngô Đình Nhu (1010-1063) một nhà chiến lược, nói về vua Bảo Đại, một lời đánh giá ngắn và sắc sảo: “Ai trong hoàn cảnh Bảo Đại cũng khó làm được tốt hơn“.

Đình Lạc Giao là một ngôi đình thờ thành hoàng theo tập quán người Việt và là một di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đình Lạc Giao là nơi thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Thành Hoàng bản thổ, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân thu nhị kỳ, đó cũng là nơi thờ cụ Phan Hộ vị tiên hiền đã có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao. Đình nằm tại ngã tư giữa đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đình Lạc Giao chính điện có hai câu đối. Phía bên nhà tiếp khách có bày chứng tích nhưng thần phả thì vị trụ trì chỉ cho chúng tôi sang tìm ở Chùa Khải Đoan, và hình như vẫn đang lưu ẩn trong một câu chuyện dài.

Chùa Khải Đoan là ngôi chùa được xây dựng lần đầu tiên và lớn nhất không chỉ ở thành phố Buôn Ma Thuột mà còn của cả tỉnh Đắk Lắk. Chùa Khải Đoan nằm tại phường Thống Nhất, trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, được vua Bảo Đại cho xây dựng và làm lễ khánh thành năm 1951. Chùa được bà đức Từ Cung Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại làm chủ,  bà Nam Phương Hoàng Hậu quản lý, nhưng việc trực trông nom thi công là bà Bùi Mộng Điệp, một phi tần của vua Bảo Đại. Khi vua Bảo Đại lập Hoàng triều Cương thổ trên phần đất Tây Nguyên của Việt Nam, ông đã cử bà Bùi Mộng Điệp lên Buôn Mê Thuột để giúp vua giữ đất Hoàng triều Cương thổ. Bà Bùi Mộng Điệp tuy làm vợ thứ, tuy không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên được Đức Từ Cung ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ tại chùa này, vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo. Chùa Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến và cũng là ngôi chùa lần đầu có ở Cao Nguyên gần Đình Lạc Giao và cũng là vùng đất nôi sinh thành của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu, cũng còn một nghĩa khác là thờ “vọng” thủy tổ Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, tổ nghiệp Nhà Nguyễn. Chùa Khải Đoan ngày 5 tháng 4 năm 2012 bắt đầu đặt viên đá trùng tu lại và xây dựng thêm, hiện nay được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên chính điện cũ. Đó là nơi thờ

Các nhà khảo cổ Slovenia, nghe nói, đã tìm thấy một nửa còn lại của chiếc thuyền độc mộc 2.000 năm tuổi lớn nhất thế giới trên sông Ljubljanica ở thủ đô Ljubljana.

Đăk Lắk Trịnh Công Sơn. là chốn sinh thành Trịnh Công Sơn, quê hương thứ ba của ông sau quê mẹ Quảng Bình và quê cha ở Huế. Thuyền độc mộc và voi là phương tiện đi hồ Lắk và trưng bày tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Sông Srepok với Tây Nguyên là vỉa sâu văn hóa,

Nhà cũ Trịnh Công Sơn và những câu chuyện riêng tư đời thường của anh và người thân của anh tại Buôn Ma Thuột tôi sẽ dành kể bạn nghe trong một dịp khác. Anh Trịnh Xuân Ấn là bạn học cùng lớp Trồng trọt 2 Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và cùng tổ học tập với tôi. Anh Ấn là anh em chú bác ruột với anh Trịnh Công Sơn đã nói với tôi những lời tâm đắc và tôi muốn dừng lại ở những thông tin vắn tắt đã được hiệu đính này mà chưa muốn kể nhiều thêm. Chuyến hành hương về nơi sinh thành của Trịnh, gặp người thân của Trịnh, tôi đắm mình trong nhạc Trịnh tại nơi thủ phủ cà phê Tây Nguyên, ngắm hồ Lăk chiều tà, thuyền độc mộc, voi hồ Lăk, nghĩ về ngọn nến Hoàng Cung, nhạc Trịnh và thân phận con người.

Ngọc phương Nam, tôi nối vần thơ anh Trịnh Tuyên ở chính nơi này.

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

Hồ Lắk Đình Lạc Giao là cầu nối lịch sử địa chính trị kinh tế xã hội văn hóa Tây Nguyên.

Soi sáng lại chính mình ; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai

BÓNG HẠC CHỐN XA XÔI
Hoàng Kim

Bóng hạc chốn xa xôi
Nguồn Son nối Phong Nha
Nhớ vầng trăng ngọn lửa
Quả tốt bởi nhân lành

Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Cánh cò bay trong mơ
Càu hiếu nối bờ thương
Đồng xuân lưu dấu hiền

Bài ca nhịp thời gian

xem thêm 9 đường dẫn trong bài https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bong-hac-chon-xa-xoi/

CÁNH CÒ BAY TRONG MƠ
Hoàng Kim

Cánh cò ông Noel
Vầng trăng mẹ hiền
Vang đến cho em
Giấc mơ hạnh phúc

Khi ban mai tỉnh thức
Mọc sớm sao tình yêu
Thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Ca dao em và tôi
Cánh cò bay trong mơ
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi
Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Càu hiếu nối bờ thương
Đồng xuân lưu dấu hiền
Bài ca nhịp thời gian
Cánh cò bay trong mơ

xem thêm bốn đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/canh-co-bay-trong-mo/

NGỒI TỰA ĐỈNH NON XANH
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Ngồi tựa đỉnh non Xanh
Nơi vườn thiêng hạnh phúc
Dạo chơi non nước Việt

#VietNamhoc #Thungdung

VÀO TRÀNG AN BÁI ĐÍNH
Hoàng Kim

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
(ca dao cổ)

Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay
Minh Không thầy hái thuốc
Lững lờ mây trắng bay.

Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.

Hoa Lư, Tứ giác nước
Kẽm Trống, Dục Thúy Sơn,
“Quá Thần Phù hải khẩu”
Nhớ Nguyễn Trãi Ức Trai.

Đinh, Lê vùng khởi nghiệp
Lý, Trần, Nguyễn …vươn dài
Kỳ Lân trời bảng lãng
Hoàng Long sông chảy hoài …

SÔNG HOÀNG LONG CHẢY HOÀI
Hoàng Kim

Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức Minh Không.

NGUỒN SON NỐI PHONG NHA

Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh,.là em út của năm anh chi em trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà cũ của cha mẹ tôi ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng ngôi nhà tuổi thơ thì lại ở phía sau gốc bần, và rặng tre gần Chợ Mới Làng Minh Lệ, ngã ba sông Gianh, nơi hợp lưu của hai nhánh phụ là Nguồn Son và Rào Nan

Linh Giang sông quê hương

Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Bài thơ “Linh Giang” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi . Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không thể quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Mẹ tôi mất sớm (Mồng Ba Tết Giáp Thìn 1964), cha tôi bị bom Mỹ giết hại (29 tháng 8 Mậu Thân 1968).anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Nguồn Son và chợ Mới

Cha mẹ tôi sau lần chuyển nhà từ nơi gần Đình Minh Lệ về Chợ Mới, thì sinh kế chính của cha tôi từ đó cho đến ngày cha mất năm 1968 là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, và chèo đò dọc từ chợ Mới đến chợ Đồn Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường là suốt ngày, trừ những hôm làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm vườn và bán rau với nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng cha tôi chèo đò trên sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua, trời gần sáng rất lạnh, tôi khi nhớ về lại thắt lòng.

Chuyện ông gia mù Cao Hạ

Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại.

Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên

Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.

Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi:– Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.

– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.

– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?

– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.

Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ?

– Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi.

– Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.

– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao?

– Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi.

– Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình.

– Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .

– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.

– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói

. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.

– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.

Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.

Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim

Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi chim làm tổ
Nhà tôi giấc mơ xanh
Ngọc Phương Nam ngày mới

Thương câu thơ lưu lạc
Tím một trời yêu thương
Chuyện đồng dao cho em
Đồng xuân lưu dấu hiền

Hoa Đất của quê hương

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/goc-mai-vang-truoc-ngo/ và 9 đường dẫn kèm theo với trước thuật Gia Cát Mã Tiền Khóa

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

Cám ơn thầy Trần Đình Lý giới thiệu bài hát mới TÌNH KHÚC NÔNG LÂM https://youtu.be/nKfd3YE5cNc nhạc và lời Nguyễn Văn Thông ngành Quản trị Kinh doanh Khóa 29 Khoa Kinh tế Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Video bài ca thật tuyệt vời, hình ảnh đẹp, sự trình diễn và ca từ hay, ấm áp tự hào, xin được tích hợp vào chuyên trang “Về trường để nhớ thương” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/

XANH MỘT TRỜI HI VỌNG
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ
Chợt thấy lòng rưng rưng
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa vui hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Tình khúc Nông Lâm https://youtu.be/nKfd3YE5cNc Về Trường để nhớ thương
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/

Bóng hạc chốn xa xôi
NGUYỄN HUY THIỆP LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Văn hay lời kiệm chữ
Sử giỏi
đời cần lao
Huyền Quang giăng lưới bắt chim
Đề Thám mưa Nhã Nam

Ðặng Phú Lân Kiếm Sắc
Những Ngọn Gió Hua Tát
Phẩm tiết; Tướng về hưu
Con gái thủy thần

Ngày Quốc tế Hạnh phúc
Chim Phượng về làm tổ
Mẹ tắm mát đời con
Những trang văn thắp lửa

Bóng hạc chốn xa xôi

Tôi ngồi ở góc khuất, chọn lại mấy truyện ngắn ưa thích nhất của anh Thiệp và lắng nghe lời trò chuyện. Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đêm nhớ Nguyễn Huy Thiệp đang sửa liên tục. Nhiều người đến thăm, tưởng nhớ, thương tiếc, hồi tưởng, bàn luận, nhiều sự việc, được công bố, việc chính của người chép văn sử CNM365 là tuyển chọn và cập nhật

Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thái Nguyên, mất ngày 20 tháng 3 năm 2021 tại Hà Nội thọ 72 tuổi. Ông là nhà văn Việt Nam đương đại, về truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch với những góc nhìn mới, táo bạo. Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn (1986) nhưng được coi là người đạt đỉnh cao nghệ thuật của truyện ngắn với các tác phẩm nổi bật Giăng lưới bắt chim, Mưa Nhã Nam, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Những ngọn gió Hua Tat, Tướng về hưu, Thời của tiểu thuyết, Tuổi 20 yêu dấu, Những người thợ xẻ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, …. Câu nói ấn tượng ám ảnh nhất , bài học sâu sắc nhất của chính anh “đậy nắp quan tài đình luận”. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói (trên trang Văn hóa Nghệ An): “Nhà văn là người biết sống trung dung, phong lưu, tri túc, “cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm”. Không dễ gì tổ chức được một cuộc đời như thế. Rất khó, khó nhất không phải chỉ là tiền bạc, cũng khó nhất không phải chỉ là tri thức, mà khó nhất lại là đạo đức! Các cụ ngày xưa nói “có đức mặc sức mà ăn” là vô cùng sâu sắc, vô cùng tế nhị.  Ngày xưa có đạo hơn, con người sống giản dị nên ít bệnh. Bây giờ đuổi theo vật chất, vô đạo. Tôi là một trong những ca điển hình. Mình phải trả giá. Ngày xưa sống thanh đạm, gần đạo hơn, nét mặt vô tâm thư giãn chứ không cố ý thư giãn”.

1

Bạn ưa nhất văn chương anh Thiệp cuốn nào? Tôi thì chọn đầu tiên là Giăng lưới bắt chim, Hôm nay tôi cẩn thận đọc lại sáu tác phẩm tâm đắc nhất ‘Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng”, Lắng lòng trước lời điếu thật hay của nhà văn Nguyễn Quang Thiều; Thật thích bài tổng kết bình giảng của thầy văn Nguyễn Hữu Sơn, Thật biết ơn sự đánh giá trãi lòng của nhà văn nghề thủy lợi Chiêm Lưu Huy… xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-huy-thiep-lang-dong/.

Câu chuyện ảnh tháng Ba
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ

HOÀNG TỐ NGUYÊN TIẾNG TRUNG
Hoàng Tố Nguyên Việt Nam 黄素源 (越南)
Dạy và học tiếng Trung trực tuyến
HTN https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-to-nguyen-tieng-trung/ và
bài học mới mỗi ngày, mời đọc tại https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/hoang-to-nguyen-tieng-trung

Tập huấn tiếng Trung nâng cao
Video link 15 3 2023 HTN Hanyuxuexi https://youtu.be/hJgLqZpJrWU
Video link HTN Hanyuxuexi https://youtu.be/qGV8ldUGzMA
Giáo dục Hán ngữ ở Nhật Bản quá khứ hiện tại tương lai

Bài học quý mỗi ngày
Ban mai chào ngày mới https://youtu.be/TCZAedhC6DU
Tắm tiên Chư Yang Sin https://youtu.be/Vm9mRoYBnnQ
Ngày mới lời yêu thương https://youtu.be/Z5LexBLMRWg
Soi sáng lại chính mình https://youtu.be/hkCTeloToyM
Đi dưới trời minh triết https://youtu.be/xHTdOvIAHO4
Ban mai chào ngày mới https://youtu.be/7QUZrzMhbCA
Tỉnh thức cùng tháng năm https://youtu.be/T0VsDKQXM68
Giọt thời gian điểm Ngọc https://youtu.be/uUX_Dd3_D2g
Hậu duệ của mặt trời https://youtu.be/SO6v0-6scV0
Ban mai chào ngày mới https://youtu.be/CLOmEid6lW0
Bài học quý mỗi ngày https://youtu.be/K31mySh7s18

Hội thảo Khoa học Tác động biến đổi khí hậu https://youtu.be/i_uDd2veEUQ
Chung sức trên đường xuân https://youtu.be/CiQkD3uTX-s

Tỉnh thức cùng tháng năm
Chung sức trên đường xuân https://youtu.be/sO_J-WIa54s
Thành tâm với chính mình https://youtu.be/t-el5mFWkjU
Tỉnh thức cùng tháng năm https://youtu.be/mSzIWUIDSP4

Chỉ tình yêu ở lại Bình Minh An Ngày Mới https://youtu.be/0wjDC5NJV0g
Tuổi thơ nhiều niềm vui https://youtu.be/q7NuWc50-CY
Việt Nam lịch sử 4000 năm https://youtu.be/Kk0tFs6TcGU
Cham pa dã sử truyện  https://youtu.be/GIqjqDZ2HqA
Nước Lào dã sử truyện  https://youtu.be/No8pc8kt_Oo

Tắm tiên ở Chư Yang Sin 1

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
#Thungdung#dayvahoc, #vietnamhoc#cnm365#cltvn; #đẹpvàhay;
Tắm tiên Chư Yang Sin (hình) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tam-tien-chu-yang-sin/ ; Ông bà và con cháu (hình) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-ba-va-con-chau/ ;Ngày mới lời yêu thương https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-loi-yeu-thuong ; Thế giới trong mắt ai https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai ; #cnm365 #cltvn 15 tháng 3 https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvn-15-thang-3/ ; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com; #tinhyeucuocsong  #hoangkimlong,  #hoanggiaBan mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên Tử; An vui cụ Trạng Trình; Trăng rằm Ngọc Quan Âm; Pho tượng Ngọc Quan ÂmNhớ Viên Minh Hoa Lúa; Ai bảo chăn trâu là khổ?; A Na tìm được Ngọc; Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thực;  Hoàng Kim chuyện đời tôi; Chọn giống sắn Việt Nam; Thầy nghề nông chiến sĩ;  Kim Notes lắng ghi chú; Thầy bạn là lộc xuân;  Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Sóc Trăng Lương Định Của;  Thầy Quyền thâm canh lúaThầy Xuân canh tác lúa; Thầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM;  TTC Group Sen vào hè;  ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc;   Sự chậm rãi minh triết; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Nhớ Ông Bà Cậu Mợ; Kim Notes lắng ghi chú; Chung sức trên đường xuân; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Quà xuân thật tuyệt vời; Xuân ấm áp tình thân; Chuyện đời không thể quên; Thời chuyển mùa nhớ bạn. Nước Nga và châu Âu; Giống sắn KM140 VIFOTEC; Bảo tồn và phát triển sắn; Vietnamese cassava today; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Trần Khánh Dư Vạn Kiếp; Nhớ bài thi tuổi thơ; Trường học hướng ban mai; Thơ tặng mùa yêu thương; Bà Đen; Sholokhov người sông Đông Nhớ kỷ niệm một thời; A Na Bình Minh An; A Na bà chúa Ngọc; Truyện George Washington; Sắn Việt Nam và Kawano, Cassava and Vietnam: Now and Then. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Công viên Tao Đàn HCM; Đêm trắng và bình minh; Mạc triều trong sử Việt; Ngày mới Ngọc cho đời; Hoa Lúa giữa Đồng Xuân; Thăm thẳm trời sông Thương; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang thơm trầm hương; Nha Trang biển và em; Sắn lúa ở Phú Khánh; Ức Trai tâm tựa Ngọc; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Tháng ba hoa hồng trắng; Qua Mang Thít Vĩnh Long; Nơi một trời thương nhớ; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm xuân kênh Thị Nghè; Nhà Trần trong sử Việt; Sơn Nam ông giá Nam Bộ ; Sơn Nam và Bùi Giáng; Thầy bạn là lộc xuân; Trăng rằm Ngọc Quan Âm ; An nhiên; Champasak ngã ba biên giới ; Điểm hẹn chốn đồng tâm; Lào hoa trắng nắng Mekong; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Thành tâm với chính mình; Soi sáng lại chính mình ; Tím một trời yêu thương; Giấc mơ lành yêu thương; Ngôi sao mai chân trời; Công viên Tao Đàn HCM; Hậu duệ của mặt trời; Xuân sớm Ngọc Phương Nam; Đến với Tây Nguyên mới; Giống lúa siêu xanh GSR65; Giống lúa siêu xanh GSR90; Nguyễn Duy cát trắng bụi; Nguyễn Khải thầy văn ViệtSự chậm rãi minh triết; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời; Chính Ngọ đoán Kinh Dịch; An nhiên; Một gia đình yêu thương; Kim Notes lắng ghi chú; Chung sức trên đường xuân; An vui cụ Trạng Trình; Quà xuân thật tuyệt vời; Chuyện đời không thể quên; Thời chuyển mùa nhớ bạn. Thế giới trong mắt ai.

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365 bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Bài ca nhịp thời gian https://youtu.be/_Bs4XcVufqY

Vuonxuan

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
KimYouTube

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter


Ban mai chào ngày mới

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI

Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com #cltvn Tỉnh thức cùng tháng năm, #cnm365 điểm nhấn nổi bật 365 ngày https://cnm365.wordpress.com, https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/12/31/ban-mai-chao-ngay-moi/ https://khatkhaoxanh.wordpress.com/ban-mai-chao-ngay-moi/

TIẾN BỘ CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM. GIỐNG SẮN KM568 VÀ KM569
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Long, Nguyễn Nữ Quỳnh Đoan, Hoàng Kim và đồng sự

“Chiến lược ‘Bảo tồn và phát triển sắn thích hợp bền vững tại Việt Nam’ đã sớm được xác định (Phạm Văn Biên và Hoàng Kim. 1992; Mai Văn Quyền, Hoàng Kim 1995; Hoang Kim et al., 2015)…. “Bảo tồn và phát triển sắn thích hợp bền vững tại Việt Nam’là dự án chọn tạo và nhân giống sắn lai trong nước bằng phương thức nhập nội nguồn gen quý hiếm, tự tạo dòng sắn lai theo định hướng mục tiêu cho Việt Nam, liên kết nhiều nguồn lực để phát triển (Hoàng Kim, 2003). Giống sắn KM98-1 là con lai Rayong 1 x Rayong 5, việc lai tạo và chọn dòng tại Việt Nam, nhiều giống sắn thương hiệu Việt đã phát triển theo hướng đó (….). Giống sắn KM94 đã trở thành giống sắn rất phổ biến, để chế biến thành sắn lát khô và tinh bột. (Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim và đồng sự 2010). Giống sắn phổ biến của giai đoạn 2001-2005 là giống sắn KM98-1 đa dụng ngắn ngày. Giống sắn KM397 (=KM505 = KM937-26 cải tiến) có năng suất tinh bột cao, năng suất sắn lát khô cao, chịu hạn tốt, kháng bệnh đã được cải tiến, nhân giống, phát triển tại nhiều tỉnh của vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ (Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi biên tập 1996, 1998, 1999a; 1999b, 2001). (trícn…)

Văn chương ngọc cho đời

BÁN THAN
Trần Khánh Dư

Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp
Thử xem sắt đá có bền gan
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn
.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-khanh-du-ban-than/
(Cây gỗ TẾCH rất tốt cho bán than, chính trung phía sau dinh Thống Nhất)

Giống sắn Phú Yên KM568, KM440, KM419, KM539, KM569, KM94 ngày mới

Chúc mừng trời đất cảm Ngưa không nản chân bon Đường xuân đời quên tuổi Ban mai chào ngày mới Tỉnh thức cùng tháng năm

Giống sắn Phú Yên KM568 https://youtu.be/mXs9_gi07_g by Nguyen Thi Truc Mai, Hoang Long, Nguyen Nu Quynh Doan, Hoang Kim et al. 2023 tích hợp Giống sắn Phú Yên KM568, KM440, KM419, KM539, KM569, KM94 ngày mới. Thông tin Bảo tồn và phát triển sắn tại Chọn giống sắn Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/; Ban mai chào ngày mới https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi/; https://hoangkimvn.wordpress.com/2023/01/01/ban-mai-chao-ngay-moi-2/; https;//cnm365.wordpress.com/2023/01/03/cnm365-cltvn-3-thang-1-2/; Cách mạng sắn Việt Nam 22 7 2016 (Bảy năm nhìn lại sự bảo tồn và phát triển sắn). The cassava revolution in Vietnam by Le Huy Ham, Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler 2016; https://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Ban mai chào ngày mới 41 https://youtu.be/E2qz55GWHnw
Ban mai chào ngày mới 40 https://youtu.be/0wjDC5NJV0g
Ban mai chào ngày mới 39 NEW https://youtu.be/aTRTdkuQbFU
Ban Mai chào ngày mới 38 NEW https://youtu.be/MZH2v7_nApA
Ban mai chào ngày mới 37 NEW https://youtu.be/ic7O0gqhhng
Ban mai chào ngày mới 36 NEW https://youtu.be/pWlV9K8c6hk

Tỉnh thức cùng tháng năm
Thế giới trong mắt ai https://youtu.be/mSzIWUIDSP4
Học nước chảy đá mòn https://youtu.be/LcQD2a-8UE0

Năm 2023 Nga Ukraine bàn tròn thế sự Nghệ An TV https://youtu.be/MhYc-AaD-YY; Trung Quốc trong mục tiêu “100 năm lần thứ 2” | Bàn tròn thế sự https://youtu.be/H-kC5XG1amY; Bảo tồn và phát triển sắn Cách mạng sắn Việt Nam 22 7 2016. The cassava revolution in Vietnam by Le Huy Ham, Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler 2016. We created this video with the YouTube Slideshow Creator https://youtu.be/81aJ5-cGp28 Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Xung đột Nga- Ukraine, Việt Nam chọn công lý, chọn lẽ phải | VTC Now https://youtu.be/dXf76sWGNbU Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Kinh tế châu Á sẽ chiếm 3/4 mức tăng trưởng toàn cầu | VTC Tin mới https://youtu.be/vEbhM6UPeHc Bình luận quốc tế | Quan hệ Mỹ – Trung sẽ có biến động mạnh trong năm 2023 | FBNC https://youtu.be/OzrFH9nLBqk

Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
GIA ĐÌNH LÀ TẤT CẢ

Đi đâu xa cũng muốn về nhà cả
Ăn bữa cơm đầy ắp tiếng cười đùa
Quên sự đời, chẳng nghĩ chuyện ganh đua
Mất tiền mua chẳng nơi nào có được…

Cuộc sống này dẫu bôn ba xuôi ngược
Đến nơi đâu cũng đâu thể gọi nhà
Và gia đình chẳng phải ở đâu xa
Khi mệt mỏi vẫn chờ ta ở đó…

Dù nơi đó có giận hờn, mắng mỏ
Nhiều lo toan, hay mâu thuẫn đời thường
Chén đĩa kia còn đôi lúc xô luôn
Nhưng bao dung và rộng lòng độ lượng…

Có thể là đôi lần ta rung động
Một trái tim, một cử chỉ ân cần
Của vài người… Nhưng chẳng phải người thân
Nhưng khi ngã… vẫn gia đình hơn cả…

Trong cuộc sống có quá nhiều vội vã
Bạn bè vui dăm ba chén thì dừng
Đừng vui nhiều mà quên cả người thân
Ngồi đợi cửa, rồi chờ cơm vất vả…

Gia đình là…nơi ta không thể giả
Mọi nghĩ suy, mọi hành động ngày thường
Nơi ươm mầm và chan chứa tình thương
Nên nhớ nhé, gia đình là tất cả… !!!

Bài viết mới

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

CNM365 Tình yêu cuộc sống https://hoangkimlong.wordpress.com;  #hoangkimlong,  #hoanggia#Thungdung#dayvahoc#cltvn#vietnamhocBan mai chào ngày mới; Tỉnh thức cùng tháng năm; Ai bảo chăn trâu là khổ? A Na tìm được Ngọc; Hoàng Tố Nguyên tiếng TrungHoàng Long cây lương thực;  Hoàng Kim chuyện đời tôiChọn giống sắn Việt Nam; Thầy nghề nông chiến sĩ;  Kim Notes lắng ghi chú; Thầy bạn là lộc xuân;  Hoàng Ngọc Dộ khát vọng; Sóc Trăng Lương Định CủaThầy Quyền thâm canh lúaThầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM;  TTC Group Sen vào hè;  ĐHNN2 Hà Bắc nay và xưa; Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc;  Lên Trúc Lâm Yên TửĐêm Yên Tử;  Sự chậm rãi minh triết; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Họ im lặng như núiVăn chương ngọc cho đời;

#cltvn Giống lúa siêu xanh Việt Nam; Giống lúa siêu xanh GSR65 https://youtu.be/CKdEr4aS2NA; Sơn Tùng chuyện Bác Hồ;Cuộc đời phúc lưu hương;Chung sức trên đường xuân; Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi; 500 năm nông nghiệp Brazil; Câu chuyện ảnh tháng Một; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Gạo Việt và thương hiệu; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Ta về với Linh Giang; Nếp nhà đẹp văn hóa; Giấc mơ lành yêu thương; Thăm nhà cũ của Darwin; Ngày 17 tháng 1 năm 1258, Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 1: Quân Mông Cổ giao chiến với quân Đại Việt tại Bình Lệ Nguyên, kết quả quân Đại Việt buộc phải rút lui, tức 12 tháng 12 năm Đinh Tỵ  Ngày 17 tháng 1 năm 1706, ngày sinh Benjamin Franklin là nhà khoa học, chính khách, nhà ngoại giao hàng đầu, nhà hoạt động xã hội, tác giả, thợ in, triết gia, nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ (mất năm 1790); Bài chọn lọc ngày 17 tháng 1: #cltvn Giống lúa siêu xanh Việt Nam; Giống lúa siêu xanh GSR65 https://youtu.be/CKdEr4aS2NA;  Sơn Tùng chuyện Bác Hồ; Cuộc đời phúc lưu hương; Chung sức trên đường xuân; ; Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi; 500 năm nông nghiệp Brazil; Câu chuyện ảnh tháng Một; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Gạo Việt và thương hiệu; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Ta về với Linh Giang; Nếp nhà đẹp văn hóa; Giấc mơ lành yêu thương; Thăm nhà cũ của Darwin; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-1/ và https://cnm365.wordpress.com/category/cnm365-cltvnn-17-thang-1/;

SƠN TÙNG CHUYỆN BÁC HỒ
Hoàng Kim
Nhà văn Sơn Tùng ngày 27/4/2001, tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Đào tạo,có buổi nói chuyện về chủ tịch Hồ Chí Minh với tựa đề “Theo con đường Bác Hồ”. Nội dung buổi nói chuyện này đã được lược ghi có ghi âm, tôi có thông tin từ ba nguồn, nay lưu lại tư liệu này trên trang CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 1 để bảo tồn và đối chiếu so sánh (HK). Nông nghiệp Việt Nam nhìn từ các sự kiện Trường tôi nôi yêu thương; IAS đường tới trăm năm; Viện Lúa Sao Thần Nông, Việt Nam con đường xanh Nông nghiệp Việt trăm năm; và 500 năm nông nghiệp Brazil, tôi thao thức trước nhận định cuối bài viết Sơn Tùng “Sau khi nước nhà thống nhất, nếu chấp nhận ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về xây dựng kinh tế là: trước hết phải để thời gian khôi phục rồi mới tính đến phát triển, và phải đặt nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; thì chắc chắn hạn chế được những mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc dân lúc bấy giờ, dẫn đến khủng hoảng đời sống”: 

THEO CON ĐƯỜNG BÁC HỒ

Xin giới thiệu, bác Sơn Tùng là nhà văn mà nhiều người đã biết , qua các tác phẩm của bác. Trong buổi nói chuyện hôm nay, bác sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất bổ ích. Mặc dù bác đang mệt, nhưng rất nhiệt tình với chúng ta, bác vẫn nhận lời nói chuyện với trường chúng ta hôm nay. Bây giờ tôi xin nhường lời cho bác Sơn Tùng

Kính thưa thầy Hiệu Trưởng

Kính thưa các thầy, các cô giáo

Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo của cơ quan giáo dục, bất luận thời nào đi nữa, thì giáo dục vẫn là nền tảng quan trọng. Vì, không tôn sư thì không thể có Đạo được. Dù phong kiến, đế quốc, tư bản, xã hội chủ nghĩa đi nữa…nếu không trọng thầy, không yêu thầy học (muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy), là không phải đạo. Vì vậy, nói đến giáo dục, đã không có thì đành vậy, còn đã là có chữ thì phải biết ơn thầy. Làm đến ông vương, ông tướng cũng phải qua thầy học, làm nhà văn đi nữa thì trước hết phải yêu từ cô giáo vỡ lòng dạy mình từ buổi thiếu niên đến thầy dạy tiểu học, rồi phổ thông lại lên đại học…

Vừa qua thời tiết chuyển đổi đột ngột, ít khi nào sang tháng tư, qua tháng ba, thanh minh rồi, mà Hà Nội thời tiết 16 độ, cái thời tiết nó rất găng, như ngày hôm qua tôi tưởng không đến được nhưng vì đã nhận lời thầy Huấn từ mấy tuần trước. Sáng nay thầy Huấn đến cũng biết tôi đang nằm ngoạ thiền chứ không tọa thiền thì sáng nào tôi cũng làm, 2h sáng tôi ngồi thiền, 3h rưỡi sáng tắm nước nóng, dậy đọc sách, đến 5h nằm thiền điều trị vết thương sọ não.

Hai hôm nay tôi không ăn, hôm qua, do thời tiết đã đành, lại nữa có mấy cái hội nghị 11, 11b, rồi 12… mới bế mạc hôm qua. Thế thì những vấn đề này nó gắn liền với sự tồn tại, sự sống còn của đất nước. Vì Đảng ta là Đảng lãnh đạo đất nước từ năm 1930, làm nên những sự nghiệp rất lớn, trước hết là sự nghiệp cứu nước. Ba mươi năm chiến tranh, không ai muốn điều ấy làm gì. Người ta muốn làm nhà khoa học, làm nhà giáo… không ai muốn làm người anh hùng trong chiến tranh. Làm người anh hùng trong chiến tranh thì hàng nghìn, hàng vạn người ngã xuống. Đó là cái bất đắc dĩ của dân tộc.

Nhưng từ một phần tư thế kỷ nay, Đảng ta sa sút xuống đến mức không tưởng tượng nổi so với trước đây, nhân cách nhiều người cộng sản không còn. Nhân cách không còn, vì tham nhũng đến mức không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Đảng ta vẫn chói lọi thôi; nhân dân thì vĩ đại, nhưng những người có trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân không giữ được nhân cách. Họ đem cái tham nhũng làm hại cho toàn Đảng, cho nhân dân ta. Mặc dù vậy, vị thế của dân tộc Việt Nam vẫn đứng ở vị trí lớn. Dù nó là nước nhỏ, nước nghèo, còn sự thực thì dân tộc ta, nhân dân ta, cái hưởng thụ về văn hoá, về tinh thần của dân ta so với các nước Đông Nam Á, với khu vực của ta, là cao. Vì ngay bây giờ ở Đại học Tổng hợp có cả đoàn sinh viên do ba giáo sư nổi tiếng ở Washington dẫn đầu sang ta để nghiêm cứu về Bác Hồ. Đoàn ở đây độ ba tháng, nay mới được tháng rưỡi, đã đi Tân Trào, Pắc Bó về. Đoàn gồm những sinh viên xuất sắc về sử Việt Nam và ba giáo sư đem theo cả gia đình con cái. Họ có mời tôi cùng đi nhưng vì sức khoẻ tôi không đi được.

Vấn đề trong mấy hội nghị trên là phe phái, phe cánh, mất đoàn kết trong lãnh đạo cao nhất. Như trước đây tôi có dịp nói được một phần sự hình thành nhân cách của Bác Hồ. Nói đến cái đó là trong cái nội gia đình của Bác. Nhân cách của con người ra đời, trước hết phải là gia đình, bước vào đời phát triển như thế nào bao giờ cũng bắt đầu từ gia đình, trường học. Nói trường học là có cả xã hội, có làng xóm quê hương. Tôi cố gắng nói một ý như vậy, ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Nhưng trước hết tôi dành một số thời gian để nói về Đại hội 9 sắp tới đây.

Ngày 19 tháng 4 nay, ra Đại hội chỉ để quay phim, chụp ảnh, chứ mọi việc nó đã như bước một ở hội nghị Trung ương 12, hôm nay Trung ương nghỉ.

Tôi viết về đề tài Bác Hồ và danh nhân cách mạng rất quan tâm đến vấn đề từng con người có trách nhiệm đến vận mệnh quốc gia, từng sự kiện của đất nước thì Đại hội Đảng là một sự kiện lớn. xem tiếp  Sơn Tùng chuyện Bác Hồhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-tyang-1/

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
Hoàng Kim

An vui cụ Trạng Trình
Thung dung đời quên tuổi
Chín điều lành hạnh phúc
Ngày mới bình minh an

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là hoa-binh-minh-nhu-nhien.jpg

Đường trần trung chính hướng ban mai
An tĩnh, thanh tâm, đón nắng trời
Gió mát, thư nhàn, tươi khóm trúc
Đất lành, bình thản, đọng sương mai
Một bầu ngọc bích quang mây ửng
Hai túi càn khôn đức với đời
Vui cụ Trạng Trình nơi đồng rộng
Chọn tìm giống tốt thú riêng chơi.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/https://hoangkimvn.wordpress.com/tag/tinh-thuc-cung-thang-nam/

Sớm mai đón mai nở
Mặt trời hồng đang lên
Bài ca nhịp thời gian
Hoa Đất của quê hương

Tỉnh thức cùng tháng năm 11 https://youtu.be/4k5duX0EPXU
Tỉnh thức cùng tháng năm 10 https://youtu.be/expSme1aHUA
Tỉnh thức cùng tháng năm 9 https://youtu.be/C-3IJaxQXSA
Tỉnh thức cùng tháng năm 8 https://youtu.be/VpiW_FpKPpY
Tỉnh thức cùng tháng năm 7 https://youtu.be/ND_Cd40KUgg
Tỉnh thức cùng tháng năm 6 https://youtu.be/PRWvsyseCt8
Tỉnh thức cùng tháng năm 5 https://youtu.be/5Oe1ySwpwuQ
Tỉnh thức cùng tháng năm 4 https://youtu.be/pdaCU_i_8MQ
Tỉnh thức cùng tháng năm 3 https://youtu.be/VpiW_FpKPpY
Tỉnh thức cùng tháng năm 2 https://youtu.be/wOx1lKoxk8g
Tỉnh thức cùng tháng năm 1 https://youtu.be/HohYoFk_QP0

Ban mai chào ngày mới 36 https://youtu.be/pWlV9K8c6hk Mừng Năm Mới an lành ấm áp tình thân tích hợp tuyệt phẩm nhạc tuyển chọn tươi vui chào ngày mới, nguồn năng lượng quý, với và thông tin chọn lọc của hai trang web https://hoangkimlong.wordpress.comhttps://cnm365.wordpress.com Tỉnh thức cùng tháng năm, những chuyện đời lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/ Thông tin bảo tồn tại KimYouTube https://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam và Ban mai chào ngày mới 30 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ban-mai-chao-ngay-moi và Chào ngày mới 31 tháng 12 https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-12https://hoangkimlong.wordpress.com/category/van-chuong-ngoc-cho-doi/

Ban mai chào ngày mới 36 https://youtu.be/pWlV9K8c6hk
Ban mai chào ngày mới 35 https://youtu.be/q5ZAx2FcDmU
Ban mai chào ngày mới 34 https://youtu.be/-d4Yf2j1uck
Ban mai chào ngày mới 33 https://youtu.be/_TU-vhj0Rbw
Ban mai chào ngày mới 32 https://youtu.be/mcNBpJk3adQ
Ban mai chào ngày mới 31 https://youtu.be/rAJWcnzvMDA
Ban mai chào ngày mới 30 https://youtu.be/_dZY0EXun_U
Ban mai chào ngày mới 29 https://youtu.be/jNup24WZyMs
Ban mai chào ngày mới 28 https://youtu.be/eok2H_cslVo
Ban mai chào ngày mới 27 https://youtu.be/d9r5n07TyYw
Ban mai chào ngày mới 26 https://youtu.be/mhFmIyHJZMM
Ban mai chào ngày mới 25 https://youtu.be/IslJ8uqoqrg
Ban mai chào ngày mới 24 https://youtu.be/ykl7mUsphUk
Ban mai chào ngày mới 23 https://youtu.be/ejC7lYPyrSE
Ban mai chào ngày mới 22 https://youtu.be/-wEnWUyyAVA
Ban mai chào ngày mới 21 https://youtu.be/8HkoD3qxFak
Ban mai chào ngày mới 20 https://youtu.be/UlimL0l0bm8
Ban mai chào ngày mới 19 https://youtu.be/z2eMQZQaK3g
Ban mai chào ngày mới 18 https://youtu.be/0BCBUdDYUQQ
Ban mai chào ngày mới 17 https://youtu.be/i_gs8_jsGvc
Ban mai chào ngày mới 16 https://youtu.be/_Hum69KnQqY
Ban mai chào ngày mới 15 https://youtu.be/GSUqNXDtmY0
Ban mai chào ngày mới 14 https://youtu.be/6DQ6s9qUcGQ
Ban mai chào ngày mới 13 https://youtu.be/_Zs7jd4fTA8
Ban mai chào ngày mới 12 https://youtu.be/O4E1X4GtiMM
Ban mai chào ngày mới 11 https://youtu.be/VtYW1CLbo7Y
Ban mai chào ngày mới 10 https://youtu.be/4AppOs_jQ-Y

BÀI HỌC LỚN MUÔN ĐỜI (*)
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Thế giới còn đổi thay
Việt Nam con đường xanh
Bài học lớn muôn đời
Đường xuân theo chân Bác

(*) Video links Bài học lớn muôn đời 1, 2, 3; 4, 5; 6; 7; 8; 9; 10

Bài học Việt Nam mới https://youtu.be/4cqT8672UF8
Hà Nội Mùa Đông Năm 46 Full HD | Phim Chiến Tranh Việt Nam Hay Nhất

Việt Nam 1972 Tập 1 Năm Quyết định https://youtu.be/v0llrbA41rk; Việt Nam 1972.Tập 2 Bàn cờ lớn https://youtu.be/rSFHcfyqijk; Việt Nam 1972 Tập 3 Thông điệp gửi các nước lớn https://youtu.be/Ce0tufmfOzE Việt Nam 1972 Tập 4 Lật ngược thế cờ https://youtu.be/FYnLZNKFuSc Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Xung đột Nga- Ukraine, Việt Nam chọn công lý, chọn lẽ phải | VTC Now https://youtu.be/dXf76sWGNbU Nước Mỹ được lợi gì từ chiến tranh Nga Ucraina ? | Nhện hóng biến | trantuanst22 | Spiderum https://youtu.be/xtysSqWKa6k

TRƯỜNG HỌC HƯỚNG BAN MAI
Hoàng Kim

Ban mai chào ngày mới
Vui đi dưới mặt trời
Ai bảo chăn trâu là khổ?
Giấc mơ lành yêu thương

Trường học hướng ban mai
Thơ vui những ngày nhàn
Chuyện đồng dao cho em
Cuối dòng sông là biển.

Đường xuân đời quên tuổi
An vui cụ Trạng Trình

Ai bảo chăn trâu là khổ?
CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
https://hoangkimlong.wordpress.com

Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức hoa bình minh
Vừng đông ấm đêm lạnh
Trời hồng khỏe an nhiên.

Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
Bạch Ngọc thích Tánh Tuệ
Trăng rằm thương mẹ hiền

Đồng xuân đón thái dương
Nắng mai tươi trước ngõ
Sao hôm vầng trăng tỏ
Thăm thẳm trời sông thương

VUI TĨNH LẶNG AN NHIÊN
Hoàng Kim

Thu Đông Xuân Hạ tiết trời thay
Nắng sớm mưa mai đã ướt đầy
Dưỡng quý, tồn tinh, thời đổi lá
Tích lành, chọn tốt, vận thay cây
Thuyền nan bình lặng âu trời hiểu
Đường chính an nhiên lẽ người bày
Thung dung cuối dòng sông là biển
Đường xuân đời quên tuổi tầm tay

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
#Thungdung hòa nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘

QUẢ TỐT BỜI NHÂN LÀNH
Hoàng Kim

Trời xanh tỉnh lặng với thu không
Nhân quả ghi ơn quý vun trồng
Hạnh phúc đủ đầy nhờ tích đức
Hiếu trung trọn vẹn bởi tâm công
Nhìn ai dân mến vì chí thiện
Ngắm kẻ người chê bởi khác lòng
Ban mai ngày mới mừng biết đủ
Tình yêu cuộc sống rạng vừng đông.

KẾT QUẢ
Nguyễn Quế

Đất bạc bao ngày vẫn bỏ không
Ta đem hạt quý đến gieo trồng
Chồi non nảy lá tròn tâm nguyện
Lộc biếc vươn cành chẳng uổng công
Ngắm đoá hoa thơm mà mát dạ
Nhìn mâm quả ngọt cũng no lòng
Mai này bóng rợp chim làm tổ
Hạnh phúc dâng tràn lúc rạng đông !

ĐẤT TRỜI MÙA ĐOÀN VIÊN
Hoàng Kim

Ban mai chào ngày mới
Lộc vừng xòe nõn xanh
Lá vàng ấm gốc biếc
Nắng mới vun đầy cành

A NA TÌM ĐƯỢC NGỌC
Bạch Ngọc Hoàng Kim

A Na bà chúa Ngọc
A Na Bình Minh An
Bình Minh An Ngày Mới
A Na tìm được Ngọc

(Mới) A Na tìm được Ngọc 89 https://youtu.be/1Ig9xxvTR0M

Hoang Kim

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm…

Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.

Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa Lúa Hoa Người Hoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa

Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.

Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.

Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim Phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm

xem tiếp Chim Phượng về làm tổ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chim-phuong-ve-lam-to/

TỈNH LẶNG ĐỜI AN NHIÊN
Hoàng Kim

Thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa/ tự nhiên tỉnh
Ta ngắm trời, ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh,
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.

Video yêu thích

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter