CNM365. TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. 365 chuyện kể mỗi ngày. Nguyễn Du là bậc anh hùng; Nguyễn Du 250 năm nhìn lại; Nguyễn Du danh sĩ tinh hoa; Nguyễn Du hiền tài lỗi lạc. Đó là loạt bài viết về nhân cách và trí tuệ Nguyễn Du. Từ xưa chính sử và công luận đã nhìn nhận Nguyễn Du là đại thi hào danh nhân văn hóa thế giới. Đến nay sử liệu của chính sử và dã sử được hệ thống hóa theo niên biểu Nguyễn Du (1766 – 1820) đã soi thấu nhiều góc khuất, làm bừng sáng chân dung kẻ sĩ, vàng lầm trong cát, vượt lên vinh nhục bản thân và dòng họ, để lại ngọc cho đời. Di sản của Nguyễn Du là thực tiễn và trước tác, với trí tuệ nhân văn, tầm nhìn mưu lược, “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo“, khiến vua Càn Long phải nể phục. So với võ công của Nguyễn Huệ, nhân văn của Nguyễn Du qua thơ “Kỳ Lân mộ” tại “Bắc Hành tạp lục” là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt.
KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du
Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?
Nguyên văn chữ Hán
Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?
Chúc mừng Năm mới 2016 vui khỏe hạnh phúc
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
- Chào ngày mới 16 tháng 1
- Chào ngày mới 15 tháng 1
- Chào ngày mới 14 tháng 1
- Cây Lương thực 1.2016
- Chào ngày mới 13 tháng 1
- Chào ngày mới 12 tháng 1
- Chào ngày mới 11 tháng 1
- Chào ngày mới 10 tháng 1
- Chào ngày mới 9 tháng 1
- Chào ngày mới 8 tháng 1
- Chào ngày mới 7 tháng 1
- Chào ngày mới 6 tháng 1
- Chào ngày mới 5 tháng 1
- Chào ngày mới 4 tháng 1
- Chào ngày mới 3 tháng 1
- Chào ngày mới 2 tháng 1
- Chào ngày mới 1 tháng 1
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
Pingback: Đầu xuân đọc lại Văn Công Hùng | Khát khao xanh
ĐẦU XUÂN ĐỌC LẠI VĂN CÔNG HÙNG
CNM365. TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. 365 chuyện kể mỗi ngày. Đầu xuân đọc lại Văn Công Hùng. Hoàng Kim. Tôi nhấm nháp đọc lại “Tây Nguyên của tôi”, “Hồi ức đò dọc” của Văn Công Hùng. Hai tản văn này là sự tiếp nối trường ca “Lời vĩnh cửu” và tập thơ “Vòm trời khác” của anh mà tôi yêu thích.
Tìm hiểu văn chương, văn hóa Tây Nguyên, tôi đoan chắc với bạn sau Nguyên Ngọc thì Văn Công Hùng … là một địa chỉ xanh đáng tin cậy. Đọc thơ Văn Công Hùng thật ngộ. Thơ anh như có nhạc, có ảnh, có cồng chiêng và cả sự tung tẩy: “Anh đã đi qua miền đông miền thu miền hạ, gặp miền em diệu ảo đến không ngờ. Em dâng cho cuộc đời thêm một miền khao khát, đến vỡ oà trái đất giữa miền em. Những xác tín cuộc đời rơi như cát kẽ tay, em chân thật đến tận cùng chân thật, yêu tận cùng mê đắm, tận cùng dâng hiến, tận cùng hy sinh, tận cùng như chưa thể tận cùng. Có gì mong manh hơn nước mắt, nhưng cũng không có gì mạnh bằng nước mắt. Dẫu trong veo nhưng mặn chát nghìn trùng. Ai cũng hiểu nước mắt đâu chỉ là nước mắt, nó là bể dâu sấp ngửa phận người. Nó được chắt ra từ tận cùng khổ đau tận cùng sung sướng, từ tận cùng nhịp thổn thức trái tim. Nó cứng như đá hoa cương, mềm như hoa cải ven sông, mềm hơn cả những gì dịu dàng nhất. Nó là tinh hoa của hạnh phúc, là những điều không thể nói người ơi. Là những điều em đào sâu chôn chặt. Nhưng dẫu chặt đến cỡ nào nước mắt vẫn trào ra. Có những lúc ta ngồi nhâm nhi nước mắt, nghe rưng rưng năm tháng chảy qua đời, nghe phập phù bao điều ân nghĩa, nghe mặn mòi những kỷ niệm vời xa. Mà bến sông xưa con đò giờ xiêu dạt, chớp lưng chừng trời bông gạo tả tơi, một vết cắt ngọt ngào đau rát, dấu chân mòn vệt cỏ chẳng hề xanh. Có đôi mắt nào long lanh sau kẽ lá, em nhìn ai nắng đọng bên rào, em nhìn ai chiều xoay như mắt bão, em nhìn ai chấp chới men rừng. Con đò xưa con đò xưa xa vắng, sông lững lờ thao thiết sông trôi. Ngày hôm nay bỗng dâng đầy nước mắt… Chẳng thể nào anh hiểu hết em đâu, nếu chiều nay em không tiễn ngày đi bằng nước mắt. Nước mắt của một đời im lặng, bỗng vỡ oà trong thăm thẳm chiều trôi. Và anh hiểu phía sau điều tưởng như vặt vãnh ấy là bao la dằng dặc kiếp người. Té ra trong cuộc đời còn biết bao điều bí ẩn mà nếu vô tình ta chẳng thể nhận ra ” (trích Lời vĩnh cữu).
Đọc văn anh, lại thấy dường như có thơ, có sự dạo chơi tâm tình trò chuyện. Bạn hãy xem trích đoạn mở đầu của Hồi ức đò dọc: “Hôm rồi về quê, bạn tổ chức một cuộc đi thuyền ngược phá Tam Giang. Chao ơi là thênh thang, là rười rượi, là sảng khoái,là mê ly…Từ bến đò Lê Lợi, thuyền đi xuôi về phố cổ Bao Vinh, chui qua một loạt cây cầu, qua ngã ba Sình, đến cửa Thuận rồi hòa vào phá. Mênh mông và rợn ngợp. Không thấy bờ, tất nhiên. Sóng rất ngoan và nắng rất hiền, gió thì như lên đồng lúc the thẩy lúc ngang tàng nhưng luôn luôn làm cho sự hài hòa không khí đầm phá như là dĩ nhiên nó thế. Rất ấn tượng với hệ thống nò, lưới, với những cái am giữa phá, những lá cờ đỏ phấp phới vừa báo hiệu vừa tâm linh khiến ta có cảm giác vừa rợn ngợp vừa thân thiện…“.
Riêng tôi thì “Tây Nguyên của tôi” đúng như Văn Công Hùng tự nhận xét đó là một trong những tản văn ưng ý nhất của anh. Nó hay và sâu sắc đến ám ảnh… Đối với tôi, Miền Trung, Nam Bộ, Tây Nguyên – đất phương Nam – nay sao thân thiết lạ, xa mà gần, thăm thẳm một vùng thương nhớ.
Cám ơn Văn Công Hùng. Cuối đông nhớ bạn. và, đến nay đầu xuân, tôi lại nhớ bạn. Đọc “Tây Nguyên của tôi” Văn Công Hùng, tôi ngắm nghía bức ảnh “Một thế hệ Tây Nguyên mới” và đọc đi đọc lại nhiều lần đoản văn kết: “Tây Nguyên đang rời xa đi cái gốc nguyên thủy của nó, đang bị giằng xé dữ dội giữa phát triển và bảo tồn, giữa những vòng quay chóng mặt của ngộ nhận và cố chấp, của cả tự ti và áp đặt, của vênh vang và ngu dốt, của thực dụng và hiếu thắng…
Chứ trong tôi, một Tây Nguyên hài hòa, nhân văn, trữ tình và đầy khát vọng nhưng cũng rất khiêm nhường luôn luôn thường trực, một Tây Nguyên biết cứ khi nào con người mỏi chân thì lại hiện lên một cái cây bóng mát, một Tây Nguyên có hẳn một nghi lễ khóc trâu trước khi hiến tế, và một Tây Nguyên cương quyết không lừa thần linh, nên dẫu nhà nước hứa rồi nhưng lại không cho thần linh ăn trâu thì họ mang về làng để làm. Bởi họ không ăn trâu, mà là dâng hiến cho thần linh. Sự dâng hiến tự nguyện và thành kính.
Nhân nghĩa thủy chung và cũng rất giữ lời, trung thực một cách cực đoan như vậy đấy, Tây Nguyên của tôi…”
Tôi vừa viết một chùm bốn bài ưng ý về Nguyễn Du 250 năm nhìn lại; Nguyễn Du danh sĩ tinh hoa; Nguyễn Du hiền tài lỗi lạc; Nguyễn Du là bậc anh hùng. Một sự thật lịch sử là: “Nguyễn Du 15 năm lưu lạc” đã hé lộ; “Nguyễn Du Hồ Xuân Hương” mối tình thủy chung đầy đặn, hình tượng Từ Hải và Kiều; ‘Kỳ Lân mộ’ Bắc Hành tạp lục, Nguyễn Du mắng Minh Thành Tổ là bài thơ đanh thép có sức mạnh của một đạo quân, làm bẻ gãy vụn ý chí xâm lược của Càn Long định rửa nhục cho Tôn Sĩ Nghị nên dùng danh tướng Phúc Khang An tùy nghi hành sự. Sự thật lịch sử là Nguyễn Du chống lại Nguyễn Huệ nên đã bị giam lõng ở Nghệ An, có phải lý do đã hé lộ trong bài thơ này? Nguyễn Du đã gác tình nhà không mưu tự lập để đặt chữ hiếu với dân với nước lên trên hết. Nguyễn Du đã toàn tâm toàn ý giúp Nguyễn Ánh trong chuyến đi Chánh sứ lần ấy, với Bắc Hành tạp lục là một sử luận, áng văn ngoại giao xuất sắc nhất từ xưa đến nay, đủ làm cho vua Càn Long nể phục, tự tay viết bức đại tự mến tặng mà không dám dòm ngó đất phương Nam nữa. Nguyễn Du là quốc sĩ, đặt Nhân dân Tổ quốc lên đầu, là ngọc cho đời. Văn chương Nguyễn Du kiệt tác là vậy.
Viết về Tây Nguyên, sau “ Nước Mội, rừng xanh và sự sống” của Nguyên Ngọc là “Tây Nguyên của tôi” Văn Công Hùng. Dẫu chưa là kiệt tác, nhưng là bài viết hay, đáng đọc.
Hoàng Kim
Mời bạn đọc “Tây Nguyên của tôi” Văn Công Hùng tại đây:
http://www.vanconghung.com/2014/01/tay-nguyen-cua-toi.html
AI LÀ QUỐC SĨ?
Nhân đọc Ý kiến TS Luật Cù Huy Hà Vũ về vai trò ông Nguyễn Tấn Dũng
RFA
Mặc Lâm, BTV RFA
16-1-2016
H1
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 5/11/2015. AFP Photo/ KHAM
Tiếp tục lấy ý kiến của trí thức trong và ngoài nước về vấn đề bầu bán của Hội Nghị 12 sắp tới Mặc Lâm phỏng vấn TS Luật Cù Huy Hà Vũ ghi nhận ý kiến của ông về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong suốt hai nhiệm kỳ Thủ tướng vừa qua. TS Cù Huy Hà Vũ từng nộp đơn khởi kiện Thủ tướng Dũng hai lần và cuối cùng bị nhà cầm quyền đẩy sang Mỹ sống đời lưu vong. Chúng tôi xin được nhắc lại, ý kiến của người được phỏng vấn không nhất thiết là quan điểm của đài Á Châu Tự Do, xin mời quý vị theo dõi.
Để Trung Quốc thôn tính Việt Nam?
Mặc Lâm: Là người đã hai lần kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vì vậy bị chính quyền Việt Nam bỏ tù nhiều năm và hiện phải lưu vong tại Mỹ không thời hạn, Tiến sĩ có nghĩ ra một lý do nào đó để cho ông Dũng tiếp tục tồn tại?
TS Cù Huy Hà Vũ: Trước hết phải khẳng định rằng tôi bị chính quyền Việt Nam kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế từ ngày 5/11/2010 về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật hình sự là vì tôi đã đấu tranh đòi Dân chủ, Nhân quyền và chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam dưới mọi hình thức, trong đó có việc tôi đã hai lần kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa do đã ra Quyết định cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên, xâm hại môi trường, an ninh quốc gia – quốc phòng và văn hóa bản địa và do đã ra Nghị định cấm công dân khiếu nại tập thể, một văn bản trái Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã hai lần vào gặp tôi tại trại giam số 5 ở Thanh Hóa và đã đưa ra lời mời tôi sang Mỹ để tôi có điều kiện thực hiện quyền tự do ngôn luận, đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cũng như cho tương lai quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Chính quyền Việt Nam sau đó đã ra quyết định “Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù” đối với tôi và ngày 6/4/2014 đã đưa tôi thẳng từ nhà tù ra sân bay Nội Bài ở Hà Nội để tôi bay sang Mỹ, không cho tôi qua nhà tôi tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để gặpcon tôi và người thân và thắp hương bố mẹ tôi và bác ruột và là cha nuôi của tôi là Nhà thơ Xuân Diệu mặc dù tôi đã yêu cầu. Như vậy tôi ra khỏi nhà tù sau 3 năm rưỡi bị giam cầm là do sức ép mạnh mẽ đòi trả tự do cho tôi của mọi người Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cùa cộng đồng dân chủ quốc tế, đặc biệt của chính phủ Mỹ. Đối với chính quyền Việt Nam tôi vẫn là tù nhân vì chính quyền Việt Nam chỉ tạm đình chỉ án phạt tù đối với tôi.
Tóm lại, tôi sang Mỹ là để tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam và hiện tôi vẫn là công dân Việt Nam, mang hộ chiếu Việt Nam. Tôi tin rằng cùng với sự đồng hành của mọi người Việt Nam có lương tri từ trong nước ra ngoài nước và công đồng dân chủ thế giới tôi sẽ đấu tranh thắng lợi và trở về Việt Nam trong một tương lai không xa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là kẻ đàn áp khốc liệt nhất những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cũng như là kẻ làm nội ứng tích cực nhất cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam nên dứt khoát phải bị nhân dân Việt Nam trừng phạt thích đáng. Không ai có thể biện hộ cho những hành vi phản nước hại dân này của Nguyễn Tấn Dũng trừ những kẻ cũng hại dân phản nước như Nguyễn Tấn Dũng.
Mặc Lâm: Trong bối cảnh Đại hội XII Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra vào tuần tới, những người đang được đồn đoán sẽ thay thế ôngNguyễn Tấn Dũng không có một chút gì sáng giá như tiêu chí thấp nhất của người lãnh đạo quốc gia. Dư luận vẫn cho là ông Dũng là ngôi sao, tuy là mờ nhạt nhưng vẫn khó có người đủ tiêu chuẩn như ông ta. Tiến sĩ có gì để phản biện nhận xét này?
TS Cù Huy Hà Vũ: Đúng là Nguyễn Tấn Dũng có các các tiêu chuẩn mà khó có ai ở Việt Nam có được. Đó là tham nhũng nghiêm trọng nhất Việt Nam, dùng quyền lực trắng trợn nhất để làm giàu cho con cái và người thân trong gia đình. Đó là phá nát và đưa kinh tế quốc gia đến bờ vực phá sản mà sự sụp đổ của Vinashine, Vinalines do chính Dũng trực tiếp thành lập và điều hành, tài chính quốc gia cạn kiệt đến mức Chính phủ của Dũng phải vay quốc tế để đảo nợ… chỉ là vài bằng chứng. Và nghiêm trọng hơn cả, đó là bán nước cho Trung Quốc.
Cụ thể là Chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đã không hề kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mặc dù Trung Quốc không ngừng bồi đắp các đảo và bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở biển Đông thành các căn cứ quân sự, liên tục cho tàu thuyền đâm chìm các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam và mới đây nhất, liên tục xâm phạm không phận của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nguyễn Tấn Dũng đã cho Trung Quốc dưới các vỏ bọc doanh nghiệp vào chiếm cứ các khu vực xung yếu về an ninh quốc gia – quốc phòng tại Việt Nam, cho Trung Quốc thầu 90% các công trình trọng điểm quốc gia với giá cao ngất ngưởng trên thực tế, cho hàng hóa độc hại của Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, giết dần giết mòn người Việt Nam cả hiện tại lẫn tương lai, rắp tâm xóa bỏ môn lịch sử trong nhà trường…
Cụ thể là tiểu sử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do báo chí chính thức của Việt Nam đăng tải cho thấy Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ ra nước ngoài học tập và sinh sống. Thế nhưng vào năm 2009, trước khi bị bắt về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bản thân tôi đã được một sĩ quan quân đội nhiều lần tháp tùng Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Quốc cho biết: “Nguyễn Tấn Dũng nói tiếng Trung Quốc rất thạo. Ngoài những buổi họp chính thức ra, Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện trực tiếp với người Trung Quốc mà không cần phiên dịch”! Do đó, chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng đã có một thời gian sống ở Trung Quốc bởi Ngay cả học tiếng Trung Quốc ở một trường chuyên ngoại ngữ cũng không thể nói thông thạo vì đơn giản là không có môi trường giao tiếp. Vì thế việc Nguyễn Tấn Dũng dấu nhẹm bản thân đã từng sống tại Trung Quốc cho thấy Dũng đã được Trung Quốc tuyển mộ làm “điệp viên chiến lược” có nhiệm vụ “chui sâu, leo cao” trong bộ máy quyền lực của Việt Nam để phục vụ kế hoạch từng bước thôn tính Việt Nam của Trung Quốc. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải giữ kín thông tin về việc Dũng đã sống một thời gian tại Trung Quốc để không gây bất lợi cho việc Dũng thực hiện “điệp vụ bán nước” này.
Hành vi bán nước cho Trung Quốc một cách có bài bản, có hệ thống với quy mô chưa từng có trong lịch sử Việt Nam hiện đại này của Nguyễn Tấn Dũng đã đưa tôi đến khám phá kinh khủng rằng Nguyễn Tấn Dũng là điệp viên chiến lược của Trung Quốc với nhiệm vụ “chui sâu leo cao” trong bộ máy quyền lực của Việt Nam nội ứng cho kế hoạch từng bước thôn tính Việt Nam của Trung Quốc. Tóm lại Nguyễn Tấn Dũng là kẻ phản quốc lớn nhất và nếu không thanh trừng ngay thì việc Việt Nam trở thành lãnh thổ của Trung Quốc chỉ còn là vấn đề của năm, tháng mà thôi!
Cuộc chiến “một mất một còn”
Mặc Lâm: Tiến sĩ đánh giá thế nào về những khuôn mặt đang được đồn đoán là có ghế trong “tứ trụ” sắp tới của Việt Nam gồm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội?
TS Cù Huy Hà Vũ: Vấn đề quan trọng nhất của mọi đại hội Đảng cộng sản Việt Nam là bầu ai vào vị trí Tổng bí thư Đảng. Vì vậy tôi quan tâm chủ yếu đến ai có thể nắm Tổng bí thư Đảng nhất là trong bối cảnh đang có cuộc chiến quyết liệt chưa từng có, gọi là “một mất một còn”,để giành chức vụ này giữa một bên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một bên là liên minh chống Dũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Tại các Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam từ Đại hội XI trở về trước thì việc chọn ai làm Tổng bí thư Đảng có gay cấn nhưng không quyết liệt vì chỉ chú trọng đến việc quyền lợi của Đảng mà coi nhẹ quyết tâm của Trung Quốc xâm lược nốt quần đảo Trường Sa sau khi đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nói riêng, biến Việt Nam thành thuộc địa, thậm chí lãnh thổ của Trung Quốc nói chung. Thế nhưng tại từ vài năm trở lại đây Việt Nam đứng trước nguy cơ mất nốt quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc gấp rút biến các đảo và đã ngầm chiếm được của Việt Nam thành các bàn đạp quân sự để đánh chiếm nốt quần đảo này của Việt Nam, thậm chí trước nguy cơ mất toàn bộ lãnh thổ vào tay Trung Quốc khi mà Trung Quốc dưới vỏ bọc doanh nghiệp cùng hàng vạn nhân công đã chiếm cứ các vị trí xung yếu về an ninh quốc gia – quốc phòng trên lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, chống Trung Quốc xâm lược sẽ là yếu tố quyết định để được chọn làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội XII. Tôi tin chắc rằng Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng,cũng như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, là người kiên quyết chống Trung Quốc xâm lược và không có điều tiếng về tham nhũng chắc chắn sẽ tiếp tục được bầu làm Tổng bí thư Đảng.
Mặc Lâm: TS vừa cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang là người chống Trung Quốc và không có điều tiếng gì, tuy nhiên giới quan sát chính trị cũng như dân chúng và những người tranh đấu đều cho là ông Trọng rất thân với Trung Quốc vì ông là Tồng bí thư và có cùng mục tiêu xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc. Ông giải thích sao về yếu tố này?
TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi cho rằng đấy là do thiếu hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam, về cá nhân các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản và cá nhân lãnh đạo hiện nay đều chống Trung Quốc nhưng những người không hiểu biết thấu đáo đảng cộng sản Việt Nam hay đồng nhất Đảng Cộng sản Việt Nam là phải bán nước cho Trung Quốc và người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đương nhiên và thậm chí là tay sai cho Trung Quốc. Không phải như vậy, không phải như vậy. Về trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Trương Tấn Sang là những người mà tôi có điều kiện để biết thì ông Nguyễn Phú Trọng là người giáo điều vì ông đã được đào tạo bài bản để xây dựng Đảng nhưng điều đó không có nghĩa là ông Nguyễn Phú Trọng vì bảo vệ đảng mà bán nước Việt Nam cho Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
BÙI VĂN BỒNG VÀ TRÊN 70 NHẬN XÉT VỀ CHTV
(Ý kiến TS Luật Cù Huy Hà Vũ về vai trò ông Nguyễn Tấn Dũng)
http://bongbvt.blogspot.com/2016/01/y-kien-ts-luat-cu-huy-ha-vu-ve-vai-tro.html
BVB – Không thể ngờ, một Luật sư đã từng ‘ứng cử làm bộ trưởng Văn hóa’ để mong ‘nối chức cha’ năm xưa nhưng không được, từng nhiều tự hào con nhà thơ Huy Cận, con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu; đã Tiến sĩ Luật học, thạc sĩ Văn chương, nhưng trả lời phỏng vấn tại bài này lại kém thực tế, chủ quan, áp đặt, lạc điệu với dư luận trong và ngoài nước, biểu hiện nhiều cách nhìn, nhận định lệch lạc, nặng về ân oán cá nhân, bộc lộ những ngộ nhận, đi ngược xu thế thời đại và thực sự hèn kém. Luật sư CHHV đã tin những vào những ‘chốn’ mà ít ai tin được: “Tôi tin chắc rằng Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, cũng như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, là người kiên quyết chống Trung Quốc xâm lược và không có điều tiếng về tham nhũng chắc chắn sẽ tiếp tục được bầu làm Tổng bí thư Đảng”.
LẶNG LẼ FANXIPAN, SỰ KIÊU HÃNH ĐÃ CHẾT
FB Hoàng Linh
16-1-2016
Ảnh: Fb Bằng Trần Hải Võ
Một ngôi chùa rất giống chùa TQ nhanh chóng mọc lên trên Fanxipan làm tan nát trái tim những người vốn yêu sự cô đơn lặng lẽ đến thánh thiện của ngọn núi.
Thiên đường đã mất!
Lắng nghe dòng tâm sự của một người bạn của ngọn núi, Nguyễn Hạnh Hà My: “Mình đã bật khóc khi nhìn thấy tấm ảnh này. Lúc đầu nhìn qua tưởng cảnh 1 cái chùa nào của Trung Quốc. Làm sao tin nổi đây lại là cảnh ở đỉnh FANXIPAN. Nghĩ trong đầu: Không thể! Không phải đâu!“
Nhưng mình phải tin, vì nó đã quá rõ ràng rồi. Họ nổ mìn vài đoạn núi. Họ phá tan phá nát vài đoạn dốc gần đỉnh. Họ trưng cái bảng sắt thông báo: “Nguy hiểm, có vật rơi trên đầu!” Rồi họ mang vật liệu lên đây, bằng đôi vai của những anh tộc hoặc những cái cáp chở đồ đã từng lấy đi vài mạng người. Rồi họ dựng lên một cái chùa, sẽ đặt vài cái hòm công đức. Họ sẽ lại bê đâu vài cái tượng phật to đùng lên đặt ở đó. Họ sẽ rỉ tai nhau rằng ngôi chùa trên đỉnh Fanxipan thiêng lắm. Lên trển cầu tài cầu lộc cầu tiền ắt thành thật. Rồi đó, cứ để xem, hương khói nghi ngút, tiền lẻ xẻ đàn, người người nhộn nhịp. Các bà các mẹ các ông kinh doanh tha hồ “leo núi” để cầu tài lộc.
Mình bất ngờ quá khi nhìn vào tấm ảnh này. Chỉ mới cách đây 2 tháng thôi, ở những bước chân cuối cùng leo lên đỉnh. Khi trời còn chập choạng tối. Đi đến đoạn này, mình đã xúc động khi quay lưng lại và thấy mặt trời đang hửng cam phía sau, giữa những tầng mây bồng bềnh cuộn sóng. Mình bật khóc. Vì giây phút đc ngắm nhìn núi non và mây trời. Còn bây giờ, cũng chính khung cảnh này, mình lại phải bật khóc vì xót xa cho ngọn núi kiêu hãnh ấy. Fanxipan, từng là niềm tin, niềm mơ ước suốt một thời tuổi thơ của mình. Giờ, sao cảm giác như nó đã gục ngã trước những cỗ máy, máy cẩu, máy xẻ đá, mìn nổ, và chính bàn tay con người?
Fanxipan, gục ngã và bất lực. Nằm lặng lẽ với những vết thương sẽ chẳng thể lành lại.
Mình nhỏ bé quá. Mình không làm gì được. Mình cũng biết đau cho những điều mình trân quý đang thật sự bị tàn phá.
Hương khói làm tan mây trời. Người người chen nhau làm đau lòng núi.
Fanxipan, rồi vài tháng nữa, khi cáp treo đi vào hoạt động, sẽ ra sao?”
Tôi thầm nghĩ có quá nhiều thứ đã mất nhưng đến những đỉnh núi thiêng cũng bị thương mại hóa thì vận khí dân tộc sẽ đi về đâu? Nepal có quốc giáo là Phật giáo nhưng người Nepal đâu có xây chùa trên núi tràn lan đâu?
CUỘC ĐUA CHỨC TỔNG BÍ THƯ CĂNG THẲNG CHƯA TỪNG THẤY
VOA
17-1-2016
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là hai ứng viên hàng đầu cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Photo: AP
Trang web của tờ The Diplomat hôm nay đăng bài viết của chuyên gia gốc Việt Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) từ Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương nhận định như vậy về cuộc chạy đua giữa hai “đối thủ chính” là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong bài viết có tựa đề “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam?”, ông Lâm viết rằng câu hỏi về chuyện ai là tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là điều “phức tạp nhất” trong mỗi kỳ đại hội đảng suốt nhiều thập kỷ qua.
“Nhưng dấu ấn của Đại hội 12 diễn ra vào tuần tới chính là việc cuộc đua giành vị trí cao nhất nước căng thẳng chưa từng thấy”, ông Lâm viết.
Nhà nghiên cứu từ Hawaii, Mỹ, cho rằng cuộc đua giữa ông Trọng và ông Dũng gay cấn là bởi vì hai ông này đại diện cho “hai thái cực khác nhau”, và “tính cách trái ngược nhau”.
“Điều cốt lõi là ông Trọng là người thủ cựu, trong khi ông Dũng lại là người có tư tưởng tư bản; một người trung thành với các nguyên tắc, trong khi người kia lại quan tâm tới các lợi ích”, chuyên gia gốc Việt viết. “Không như các nhà quan sát bên ngoài nghĩ, những tích cách đó không ngụ ý rằng ông Trọng là người thân Trung Quốc, chống phương Tây còn ông Dũng thân Mỹ và bài Trung Quốc”.
Tiến sỹ Vũ Hồng Lâm viết thêm rằng “thực tế phức tạp hơn nhiều”, và “cả ông Trọng lẫn ông Dũng đều không thể được miêu tả là mềm mỏng hay cứng rắn với Trung Quốc”.
“Mỗi người kết hợp sự mềm mỏng và cứng rắn theo cách riêng”, ông Lâm viết, đồng thời nêu ra các ví dụ cụ thể.
Chưa ngã ngũ
Nhà nghiên cứu này cũng đề cập tới khả năng ông Trọng sẽ tại vị “thêm hai năm”, rồi sau đó chuyển giao vị trí cho “ông Trần Đại Quang [Bộ trưởng Công an] hoặc ông Đinh Thế Huynh [Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương]”.
Tuy nhiên, tiến sỹ Lâm cho rằng mọi chuyện sẽ chỉ ngã ngũ khi Đại hội 12 đưa “ra quyết định cuối cùng” và khi ấy câu hỏi “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam?” sẽ có lời đáp.
Những ngày qua, các trang mạng “lề trái” cũng viết nhiều về chuyện đương kim Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “duy trì quyền lực thêm nữa”, trong khi đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “trắng tay”. Tuy nhiên, chưa có có quan chức nào công khai xác nhận hay bác bỏ điều đó.
Trong khi đó, báo chí trong nước dẫn lời ông Nguyễn Thế Kỷ – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, có nhiều thông tin “bịa đặt chuyện tranh giành quyền lực trước thềm Đại hội Đảng”.
Ông Kỷ được trích lời nói: “Các thế lực xấu nói rằng trong Đảng ‘có sự rạn nứt’, kể cả trong lãnh đạo cấp cao có sự ‘tranh giành quyền lực’, thậm chí ‘đấu đá’. Họ dựng lên những chuyện như đồng chí A, đồng chí B tham nhũng, lợi ích nhóm, có tội này, tội nọ. Có một số câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc đến mức những người giàu trí tưởng tượng cũng khó có thể dựng lên được”.
Tin cho hay, đại hội đảng lần thứ 12 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 20 tới ngày 28/1 ở Hà Nội.
Theo báo chí trong nước, Việt Nam sẽ triển khai lực lượng an ninh hùng hậu với “xe bọc thép chống khủng bố” để bảo vệ đại hội này.
Theo The Diplomat, Zing, VOA
LẮNG NGHE CHUYỆN VỈA HÈ BIẾT HỌ LÀ AI
Ông Nguyễn Gia Kiểng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành tại bài “Trung Quốc phải chăng chỉ khủng hoảng về kinh tế?” : “Nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc bỏ rơi ông Nguyễn Tấn Dũng vì ông Nguyễn Tấn Dũng chống Trung Quốc. Theo tôi lý do không phải như vậy. Trung Quốc không thể tìm được đồng minh nào lý tưởng hơn ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Tấn Dũng trước hết là truyền nhân của ông Lê Đức Anh, kiến trúc sư của chính sách lệ thuộc Trung Quốc. Thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng trong mười năm qua đã làm tất cả những gì mà một thủ tướng Việt Nam có thể làm để làm vừa lòng Trung Quốc. Ông đã để cho hàng hóa Trung Quốc tràn ngập vào Việt Nam như chỗ không người. Ông đã xuất khẩu một số lượng lớn hàng hóa Trung Quốc mang nhãn Made in Vietnam, đó là một trợ giúp cho Trung Quốc tuy nó cũng có lợi phần nào đối với Việt Nam, ông đã cho thuê rừng đầu nguồn, ông đã cho phép Trung Quốc thành lập những khu gần như tự trị kiểu như Vũng Áng tại Việt Nam”. Gần ngày bầu cử, trầm tỉnh theo dõi, lắng nghe chuyện vỉa hè biết họ là ai.
Pingback: Chào ngày mới 18 tháng 1 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Nguyễn Du là bậc anh hùng | Tình yêu cuộc sống
Pingback: Vùng trời nhân văn | Khát khao xanh
Pingback: Bên lề chính sử | Tình yêu cuộc sống