Hoàng Kim October 30 ·Ca dao mới : Nợ anh đi dạm miếng trầu Em đem trọn kiếp dãi dầu nhớ thương. Nợ em nửa sợi tơ vương Anh mang vàng đá trãi đường nhân duyên. THANH XUÂN là câu chuyện TÌNH YÊU CUỘC SỐNG, bài học DƯỠNG SINH THI. Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần Ít lo, ít muốn, ít lao thân. Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị, Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng. Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi, Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng. Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi, Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm. (thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, GS. Lê Trí Viễn dịch). CNM365. Chào ngày mới 30 tháng 10. Năm 1821 – ngày sinh Fyodor Dostoevsky, Nhà văn Nga. Năm 1644 – Thuận Trị Đế Phúc Lâm đăng quang hoàng đế tại Tử Cấm thành Bắc Kinh, khẳng định địa vị của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1973 – Cầu Bosphorus tại Istanbul hoàn thành, trở thành cây cầu thứ hai kết nối châu Á và châu Âu qua eo biển Bosphore thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày này HK khởi đầu bài viết ĐỨC THÁNH TRẦN VÀ CHÙA THẮNG NGHIÊM; xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/2016/10/30/duc-thanh-tran-va-chua-thang-nghiem/
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Ngày mới yêu thương gồm các bài mới : Chào ngày mới 20 tháng 6; Chờ, Lâm Cúc bình thơ “Gặp” của Phan Chí Thắng; Tiếng Anh cho em. Tái cân bằng Trung Mỹ ở châu Á; Tài liệu VOA Special English. Tài liệu luyện nghe đọc và dịch thuật tiếng Anh nông nghiệp; Câu chuyên tình yêu (Love Story Piano & Violin Duet); Ban mai (nhạc phẩm yêu thích Symphony of light của Frederic Delarue – biên tập video bởi Andreea Petcu). xem tiếp…
VnExpress 21-06-2015 Bốn quyển sách mới chứa nhiều tư liệu về nghề báo gồm Làng báo Sài Gòn 1916-1930, Báo Quấc ngữ Sài Gòn cuối thế kỷ thứ mười chín, Trận tuyến công khai giữa Sài Gòn, Hơn cả tin tức – Tương lai của báo chí. Các ấn phẩm vừa phát hành cung cấp cho bạn đọc các tư liệu, phân tích thú vị về sự phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam lẫn xu hướng báo chí đương đại của thế giới. Các sản phẩm mới thuộc tủ sách chuyên đề “Truyền thông Báo chí […] xem tiếp…
VỀ CÔNG TRÌNH VĂN MIẾU Ở VĨNH PHÚC
GS. Chu Hảo
Gần đây công trình Văn miếu đang xây dựng ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông. Nhưng lại một lần nữa chúng ta bị đặt trong tình thế bàn chuyện “đã rồi”: đã được chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt và cấp kinh phí để khởi công từ tháng 8 năm 2010; đã tiêu hết kinh phí dự toán là 271 tỷ VNĐ, đã dự trù bổ sung 43 tỷ nữa mà chưa chắc đã đến hồi kết. Chắc là chẳng dừng được nữa, chỉ còn có thể làm được một việc góp ý kiến để kết thúc công trình cho hợp lý và tiếp tục “mổ xẻ” rút kinh nghiệm cho các dự án trong lĩnh vực Văn hóa vốn đã đầy rẫy tai tiếng.
Một lần nữa chúng ta lại chứng kiến thảm trạng: Chủ trương đúng nhưng thực hiện sai; và sẽ không ai thực sự chịu trách nhiệm. Chủ trương phục dựng các di tích lịch sử có ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc là hoàn toàn đúng, nhưng ở dự án cụ thể này việc thực hiện là rất có vấn đề. Chẳng hạn: 1) Đây là một công trình hoàn toàn xây mới không phải trên nền một di tích Văn miếu cũ nào, và với một mô hình kiến trúc không thể biết được là kế thừa từ đâu. 2) Đã là Văn miếu, tức là miếu thờ Văn Tuyên vương (tức Khổng Tử), thì phải thờ Khổng Tử. Dựng mới một công trình thờ Khổng Tử đồ sộ như vậy, to tát và tốn kém như vậy trong bối cảnh hiện nay chắc là không hợp lý. 3) Cũng như nhiều dự án dùng ngân sách Nhà nước khác, dự án này cũng làm rất đúng quy trình, trong đó có hạng mục lấy ý kiến của dân cư trên địa bàn và của các nhà khoa học. Thế nhưng trong thực tiễn, chủ đầu tư thường chỉ là làm lấy lệ cho qua chuyện hoặc không tiếp thu bất kể ý kiến nào không thuận cho việc phê duyệt dự án đã được cấp trên có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trong bối cảnh hiện nay, khi giá trị đích thực của Khổng Tử đang được tranh luận kịch liệt chính ngay quê hương của ông thì việc hùa theo chủ trương “xuất khẩu” cái gọi là Học thuyết Khổng tử nhằm quảng bá sức mạnh mềm của thế lực bành trướng Đại Hán cực đoan ra thế giới là điều nên tránh. Cơn sốt Khổng Tử mấy năm qua ở Trung Quốc nhằm mưu đồ chính trị, thông qua việc quảng bá rầm rộ cuốn sách “Luận ngữ tâm đắc” (NXB Trẻ, 2014) của nữ Giáo sư – tuyên truyền viên trẻ tuổi Vu Đan trên chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, đã dấy lên một cuộc khẩu chiến và bút chiến quyết liệt giữa các nhà lý luận bảo vệ quan điểm chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc là tiếp tục tôn sùng Khổng Tử (phục vụ ý đồ chính trị), và những học giả khai phóng quyết một lần nữa đặt Khổng Tử vào đúng vị trí đáng có của mình (hai lần trước là vào năm 1919 với phong trào Ngũ Tứ vận động; và vào năm 1974 với phong trào phê Lâm phê Khổng do Mao Trạch Đông phát động). Độc giả có thể tìm hiểu thêm vấn đề này qua bài viết của Lưu Hiểu Ba “Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay”, đăng trên mạng ngày 2 tháng 5 năm 2015, khi bình luận cuốn sách mới xuất bản của GS Đại học Bắc Kinh Lý Linh nhan đề “Chó nhà tang – Tôi đọc Luận ngữ”. Đối với họ, Khổng Tử mà các vương triều Trung Hoa đời đời tôn sùng như một Đại Thánh không phải là Khổng Tử trong đời thật, mà do người ta nhào nặn ra. Có lẽ ông là một người chăm chỉ học hành, yêu chuộng đạo lý, không mệt mỏi truyền đạt văn hóa cổ xưa, có học vấn mà mà suốt đời đi khuyến dụ tầng lớp cai trị noi gương nhà Chu để thiên hạ thái bình nhưng không ai thèm nghe, cũng như một dạng Don Quixote, cuối đời đành quay về quê nhà và chết trong buồn tủi. Còn Luận ngữ, cũng tựa như cuốn Mao tuyển thời Cách mạng Văn hóa, hầu hết cũng là những câu nói giản dị, rút ra từ “minh triết dân gian”, đã được tán tụng thành những lời dạy tinh diệu của Thánh nhân.
Trong tình hình hiện nay, dù vô tình hay hữu ý, phụ họa chính sách dùng Khổng Tử như một “Đại Thánh Chí Thành Văn Tuyên Vương” nhằm thực hành “quyền lực mềm” của thế lực dân tộc cực đoan Đại Hán là việc làm vừa không khôn ngoan, vừa nguy hiểm.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng phải xác định lại mục tiêu của công trình. Là Văn miếu thì phải thờ Khổng Tử; nếu xây trên nền di tích cũ, với quy mô nhỏ và theo mô hình kiến trúc Viêt cổ, thì có thể là hợp lý. Nhưng nếu xây hoàn toàn mới với quy mô hoành tráng như hiện nay thì không nên coi là Văn miếu, không thờ Khổng Tử; mà nên tận dụng để làm việc khác, chẳng hạn như làm một ngôi đền chùa mới với những nội dung bên trong phù hợp.
Hội An, ngày 18/6/2015
( Nguồn: BVN)
PHÙ SA BIỂN CỦA NGÔ MINH
Hoàng Phủ Ngọc Tường
Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức, mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy. Nhưng với Phù sa biển của Ngô Minh vấn đề lại khác. Ngô Minh sinh trưởng ở một làng biển Quảng Bình, đó là điều rất quan trọng để hiểu tính cách tác giả, để hiểu được những khát vọng và những kỷ niệm mặn mà thời tuổi dại. Ngô Minh đã theo đuổi việc học từ một một trường ở làng quê, điều ấy giúp anh có một cái nhìn chân thật về bạn bè. Cuối cùng, cũng như nhiều thanh niên cùng lứa tuổi, Ngô Minh đã đi bộ đội và tham gia giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh; điều giúp tác giả có một cái nhìn tổng kết thẳng thắn về cuộc đời và cũng như những tình cảm lớn khác trong thơ. Xuất ngũ, anh lại làm thơ và chỉ làm thơ (đây là tập thơ thứ chín đã xuất bản của anh). Ngô Minh là một người biết chí tình với thơ trong cuộc sống. xem tiếp …
KIMYOUTUBE. Mời bạn thưởng thức Nhạc xuân và Tình yêu , những tuyệt phẩm vượt thời gian: Giọt thời gian lung linh điểm ngọc, bản nhạc tuyệt vời đầu xuân. Chúc mừng năm mới, khúc nhạc vui rộn rã và Những bài ca tình yêu ngọt ngào, đằm thắm…
Anh như cơn mưa ngọt đầu mùa
Mang đến niềm vui của ngày gieo hạt
Mai Việt nở bừng khoe sắc
Đằm thắm ”Lời thì thầm của dòng sông”
Anh và em như bức tranh tĩnh vật treo tường
Một đôi bình gốm qúy
Cặp bình giản dị
Sang trọng,
khiêm nhường
tỏa sáng cho nhau
Anh mang đến cho em giấc ngủ nhiệm màu
Xoá đi ưu tư phiền muộn
Anh vỗ về em
bằng lời ru ngọt ngào cảm động
Tìm những nét cao quý nhất trong em
mà trân trọng giãi bày
Anh thân yêu
Nay anh đã xa rồi
Em vẫn ước mong anh
Đợi anh ngày trở lại
ĐỢI ANH
(Bài thơ của sự khát khao chờ đợi)
Anh Vạn An là chủ bút của blog THƠ VÀ VẼ. Anh là người trãi nghiệm, giản dị và tinh tế. Anh đã thân ái chào cư dân blog để đi đâu không rõ. Việc anh vắng lâu đã làm nhiều người sững sờ, trong đó có Lâm Cúc, Huỳnh Mai, Bích Nga, Hoài Vân, Phương Phương SG, Juliete … và tôi là những người thường được anh dành ưu ái cảm nhận. Tội nghiệp cho Juliete, sau khi anh đi, cô cũng bặt tin luôn kể từ dạo đó. Thế mới thấy những người tri kỷ họ quý nhau đến dường nào!
Bất cứ ai đã từng tiếp xúc với trang weblog của anh Vạn An đều nhìn nhận rằng đây là một nhà họa sỹ bậc thầy và là một nhà thơ tài hoa. Tôi đã viết bài thơ “Đợi Anh” cho anh, cho tôi, cho con tôi và cho những người yêu đang khao khát chờ đợi. Tôi cũng viết bài thơ này cho những người thân thương đang ngóng đợi người thân hoặc ngóng trông điều lành và niềm vui. Cái giá của sự chờ đợi thật lớn. Hạnh Phúc thay cho ai biết mình đang được yêu thương và chờ đợi và thực sự hiểu hết cái giá của sự khắc khoải chờ đợi đó.
NGỌC PHƯƠNG NAM. Thơ tình cuối mùa thu là tuyệt phẩm vượt thời gian của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh cùng với sự thể hiên ưu tú của nghệ sĩ Anh Thơ, nghệ sỹ Tân Nhàn và lớp lớp những tài danh âm nhạc Việt: “Thời gian như ngọn gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại” … Cám ơn nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu, cám ơn nhà thơ Xuân Quỳnh, cám ơn ca sỹ Anh Thơ, ca sỹ Tân Nhàn đã vì tôi vì em nói hộ lòng mình và nói hộ bao người một thông điệp nhân văn còn mãi với thời gian Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại.
THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
Nhạc: Phan Huỳnh Điểu
Thơ: Xuân Quỳnh
Video đang thể hiện: Anh Thơ
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa Thu đi cùng lá
Mùa Thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mông
Mùa Thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Là của mùa Thu cũ
Chỉ còn anh và em
Tình ta như hàng cây
Đã yên mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như ngọn gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
THƠ VUI TẶNG EM
HK phỏng thơ Dương Thủy Nhiên)
Ai bảo là ta chẳng nhớ nàng?
Chỉ vì nhân thế quá mênh mang
Bao nhiêu người đẹp cần ta nhớ
Nên đến phiên ai cũng lỡ làng.
Ai bảo là ta chẳng biết yêu?
Tình vừa sâu thẳm lại vừa nhiều
Chỉ vì chia sẻ nhiều phương quá
Nên mỗi phần dư có bấy nhiêu…
Ai bảo là ta chẳng thủy chung?
Ta yêu mãi mãi chẳng thay lòng
Người sau người trước như nhau cả
Muôn thuở tình yêu vẫn mặn nồng.
Ai bảo là ta chẳng khổ đau?
Yêu rồi ai cũng sướng như nhau
Chỉ mình ta khổ đa mang quá
Đêm tới ngày qua khổ ngập đầu.
Ta nghĩ ta chia sẻ thế này
Mẹ là trên hết nhớ khôn khuây
Vợ, con, tri kỷ, em, dì, chị
Cháu gái, người thân đến bạn bầy
KHÁT KHAO XANH. Hoa lúa và Màu tím hoa sim là những bài thơ đi cùng năm tháng của Hữu Loan. “Chiều hành quân. Qua những đồi sim .. Những đồi hoa sim …, Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết ” “Em là con gái đồng xuân. Tóc dài vương hoa lúa. Đôi mắt em mang chân trời quê cũ. Giếng ngọt, cây đa. Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm“. Những bài thơ nhân hậu, thắm thiết yêu thương đầy đặn. Cao hơn trang thơ là cuộc đời. Đó là một nhân cách sống. Cụ Hữu Loan thọ 95 tuổi. Tâm hồn ấy, nhân cách phúc hậu ấy, cụ sống thọ trong lòng con cháu và cộng đồng … (Hoàng Kim).
MÀU TÍM HOA SIM
Hữu Loan
Nàng có ba người anh Đi bộ đội Những em nàng còn chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh.
Tôi là người chiến binh Xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới, Tôi mặc đồ quân nhân Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân, Nàng cười xinh xinh Bên anh chồng độc đáo. Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi!
Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng đời chiến chinh Mấy người đi trở lại Lỡ khi mình không về Thì thương người vợ chờ Bé bỏng chiều quê …
Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con Đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới Thành bình hương Tàn lạnh vây quanh …
Tóc nàng xanh xanh Ngắn chưa đầy búi Em ơi! Giây phút cuối Không được nghe nhau nói Không được trông thấy nhau một lần.
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa…
Một chiều rừng mưa Ba người anh Trên chiến trường Đông Bắc, Biết tin em gái mất Trước tin em lấy chồng.
Gió sớm thu về Rờn rợn nước sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió thu về Cỏ vàng chân mộ chí.
Chiều hành quân Qua những đồi sim .. Những đồi hoa sim …, Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim Tím cả chiều hoang biền biệt Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa. Áo tôi sứt chỉ đường tà, Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu
HOA LÚA
Hữu Loan
Em là con gái đồng xanh Tóc dài vương hoa lúa Đôi mắt em mang chân trời quê cũ Giếng ngọt, cây đa Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm Nhạc quê hương say đắm Trong lời em từng lời Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một.
Em ca giữa đồng xanh bát ngát Anh nghe quê ta sống lại hội mùa Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ Có dân ca quan họ Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ Cầm tay trao một miếng trầu Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.
Quê hương ta núi ngất, sông đầy Bát ngát làng tre, ruộng lúa Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương Xa em năm nhớ, gần em mười thương Còn bàn tay em còn quê hương mãi Em mang nguồn ân ái Căng ngực trẻ hai mươi Và trong mắt biếc nhìn anh Em gái quê si tình Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn…
Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu Ta đi đầu sát bên đầu Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.