
THIÊN NHIÊN VỚI CON NGƯỜI
Hoàng Kim
Thiên nhiên với con người; Minh triết của Đức Phật; Văn chương ngọc cho đời; Thành tâm với chính mình; Truyện Tam Cố Thảo Lư; Gia Cát Mã Tiền Khóa; An vui cụ Trạng Trình; Gốc mai vàng trước ngõ; Một gia đình yêu thương Tỉnh thức cùng tháng năm là các mẫu chuyện hay, bài học cuộc sống vô giá
Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống chúng ta. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Tôi thật yêu thiên nhiên nên đã sớm ngộ ra được bài học vô giá này của Lê Quý Đôn tinh hoa “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”
Cuộc đời Lê Quý Đôn dù bận rộn đến đâu, ông vẫn lưu tâm công trình chính với ghi chép nhỏ. Các ghi chép nhỏ này lưu lại điều ông thật sự tâm đắc, mắt thấy, tai nghe, hoặc ông xâu chuỗi các điều sâu sắc. Kiến văn tiểu lục(12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes), và ông đã lưu lại ngay điều không nỡ quên này.
Thiên nhiên với con người chi phối mạnh mẽ nhất tới quy luật nhân quả cuộc sống con người. Tôi tích hợp bài ‘Đức Phật với cây xanh’ (mời xem hộp trích dẫn) Nhớ thầy Nguyễn Quốc Toàn và VN-FOOD-PARADISE, với việc trích dẫn bài ‘Thiên nhiên và con người’ phim tài liệu khoa học của VTV2 cùng một số hình ảnh của Lớp 10A TT ĐHNN2 Hà Bắc
ĐỨC PHẬT VỚI CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn
Xưa nay, các thái tử được sinh ra trong cung vàng điện ngọc, bên cạnh những người hầu tận tụy trong hoàng cung. Riêng thái tử Tất đạt đa – sau này là đức Phật Thích ca được chào đời trong vườn Lâm tì ni của nước Ca tỳ la vệ. Mẹ ngài – hoàng hậu Ma da trên đường về thăm quê bỗng chuyển dạ. Trong tư thế đứng, hai tay níu chặt cành cây vô ưu, người mẹ sinh con trai trong rừng cây xanh tốt, hoa lá vẫy chào.
Đến năm 29 tuổi, thái tử giả từ hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát chúng sinh. Ngài bỏ ra 6 năm đi vào rừng sâu, tu học với các nhóm khổ hạnh. Với người Ấn Độ 2500 năm trước, quan niệm càng khổ hạnh, hành xác, càng giảm được tội lỗi để giải thoát. Tuy nhiên chỉ ăn mỗi ngày một hạt vừng, sức khỏe của thái tử ngày một kiệt quệ, có nguy cơ chết đói. Ngài mô tả tình trạng này trong kinh Trung bộ như sau: “ Vì ta ăn ít mỗi ngày nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu…xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát…da đầu ta khô héo nhăn heo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng, khô héo, nhăn nheo…”
Thái tử Tất đạt đa nhớ lại một sự kiện lạ lùng thuở ấu thơ. Lúc đó, phụ vương ngài chủ trương khuyến nông, thân hành xuống cày ruộng, còn thái tử ngồi dưới bóng cây Diêm phù (1) và đột nhiên nhập vào một trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp, một trạng thái thiền định, đi kèm với tầm, tứ, hỷ, lạc (2). Nay nhớ lại, ngài tự hỏi, phải chăng thiền định là con đường đi đến giác ngộ ??
Thái tử Tất Đạt Đa bỏ hẳn lối tu khổ hạnh, và trở lại cuộc sống bình thường. Ngài nhập định suốt 49 ngày đêm dưới bóng cây assatha (3), với bốn giai đoạn thiền. Vào đêm thứ 49 ngài ngộ được tam minh. Với “Túc mạng minh” ngài bình tâm hồi tưởng các tiền kiếp. Với “Thiên nhãn minh” ngài vượt trí phàm tục. Thấy được mọi người sẽ được tái sinh vào cõi lành hay cõi dữ tùy theo hạnh nghiệp của mình. Với “Lậu tận minh” ngài đã hoàn thành đời phạm hạnh, những gì cần làm ngài đã làm xong, không còn tái sinh nữa. Đêm ấy, năm 528 trước CN, thái tử Tất đạt đa trở thành đức Phật, đấng giác ngộ tỉnh thức, được giải thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử.
Đọc thêm kinh Đại Bản (trang 21, 22) của đức Phật, ta biết về sự thành tựu của 7 vị Phật thời quá khứ dưới 7 loại cây xanh :
– Ngài Tì bà thi thành Phật dưới gốc cây ba ba la
– Ngài Thi khí thành phật dưới gốc cây phân đà lị
– Ngài tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la
– Ngài Câu lâu tôn thành phật dưới góc cây thi lị sa
– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la
– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật
– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây asshatha (bồ đề)
Ở tuổi 35, ngài đi thuyết pháp khắp xứ Nê Pan và Ấn Độ trong 45 năm, với 6000 bản kinh. Tất cả được ngài truyền giảng trong rừng cây xanh. Chẳng hạn, kinh “Pháp môn căn bổn” ngài thuyết giảng cho các Tỷ kheo trong rừng Subhaga dưới gốc cây Sa la vương. “ Kinh Tư Lượng” ngài thuyết giảng trong vườn Lộc Uyển. “Kinh lá rừng” được ngài thuyết giảng trong rừng cây Samsapà. Ngài nhặt hai ngọn lá Samsapà khô dưới đất để minh hoa cho bài kinh của mình, chứ không ngắt lá xanh trên cây. Chi tiết đó, tượng trưng thuyết “Y Chánh bất nhị” của đức Phật . Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là môi trường trường sống của con người, trong đó có rừng cây xanh. Chánh báo là nhân loại. Con người và cây rừng không phải một, nhưng không thể là hai. Nếu tàn phá hủy hoại cây rừng là con người tự tàn phá chính mình.
Năm đức Phật 80 tuổi, ngài đến vùng Kusinàrà. Tại đây ngài nằm nghỉ trong cánh rừng sala đang nở hoa. Ngài từ giả cõi tạm, các đệ tử tiến hành lễ trà tỳ, tiễn biệt ngài vào cõi Niết bàn. Thái tử Tất đạt đa duyên nợ với cây xanh từ lúc chào đời dưới tán cây vô ưu, thành Phật dưới tán cây Assatha (bồ đề) và nhập niết bàn trong rừng cây Sala (Cây vô ưu). Hoàng hậu Ma da đứng vịn vào loài cây này khi sinh thái tử Tất đạt đa, năm 563 trước CN
1) Diêm phù: Còn gọi là cây Jambu, tượng trưng đất nước Ấn Độ
2) Đầy đủ là: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Năm thiền chi trong các tầng thiền. Trong sách Đức Phật lịch sử, tác giả Schumann không nói đến “nhất tâm”
3) Assatha: Sau khi thái tử thành Phật, cây này có tên bồ đề,sự giác ngộ.
ĐỌC ‘HIỂU ĐỜI” CỦA CHU DUNG CƠ
Hoàng Kim
NGỌC PHƯƠNG NAM. Dạy và học Thung dung đã đạt một triệu lượt người đọc. Trong đó Đọc Hiểu đời của Chu Dung Cơ là một trong số những bài viết được nhiều người xem. Tôi đọc lại bài này và càng thấm thía lời ông: “ Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn. Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình , biết đủ thì lúc nào cũng vui. Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui… Ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao…’’
HIỂU ĐỜI
Chu Dung Cơ
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày.
Qua một ngày vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi.
Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn.
Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ!
Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền.
Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn,
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui. Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh (chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống).
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh … Tất cả đều là muộn.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.
CHU DUNG CƠ LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?
Lời bình của Hoàng Kim
Chu Dung Cơ khi lên nhậm chức thủ tướng Trung Quốc, trước họa tham nhũng và chống đối, ông đã làm “Bàng Đức mang quan tài ra trận”. Dịp đó, chuyện cực ngắn Trung Quốc loan truyền câu chuyện vui “Con chim ngập trong đống phân”. Không hiểu sao, liên tưởng thân phận của những người bị vùi dập trong cách mạng văn hóa nay nhờ ơn tri ngộ của Đặng Tiểu Bình kéo lên từ tủi nhục, tôi lại thấy lo cho ông. Liệu ông có quá “đại ngôn” để rước họa vào thân? Sau này, khi thấy ông xuất xử đúng mực, hợp lý,”dĩ công vi thượng” (đặt việc công lên trên) “tận nhân lực” (làm hết mình) và khéo lui đúng lúc thì mới thấy ông quả là người hiểu đời. Vương Mông, người cùng thời với ông, viết “Triết lý nhân sinh của tôi” dài mà không thừa. Ông (Chu Dung Cơ) thì viết “Hiểu đời” ngắn mà không thiếu. Tôi thích nhất câu” Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn”. Nhưng sao ông lại chỉ nói đến người già trong khi những lời ông đáng suy ngẫm cho lớp trẻ lắm chứ ?.
BÀNG ĐỨC MANG QUAN TÀI RA TRẬN
Bàng Đức và Mã Đại là những tướng giỏi của Mã Siêu. Trước đó, Mã Siêu trả thù cho cha là Mã Đằng bị Tào Tháo giết hại đã khởi binh Tây Lương cùng Hàn Toại là người em kết nghĩa của cha đánh thắng Tào Tháo nhiều trận lừng lẫy nhờ sự dũng cảm thiện chiến. Sau vì Mã Siêu bị trúng kế ly gián của Tào Tháo nên thua. Mã Siêu rốt cục lại rơi vào kế của Khổng Minh nên cùng Mã Đại về hàng Lưu Bị. Bàng Đức thế cô buộc phải hàng Tào Tháo.
Từng trãi chiến trân và biết dung nạp nhân tài, Tào Tháo đã không phân biệt đối xử mà trọng đãi Bàng Đức hết mực. Bàng Đức cảm ơn tri ngộ của Tào Tháo nên quyết lấy cái chết để báo đền. Ông đã khiêng quan tài ra trận quyết tử chiến với Quan Vũ, một danh tướng khét tiếng vũ dũng mà mọi tướng lĩnh của Tào Tháo đều e ngại khi đối trận. Sau này, Bàng Đức bị Quan Vũ giết chết.
Nhiều năm sau, Quan Vũ, Lưu Bị, Khổng Minh lần lượt chết, Hán Trung nhà Thục bị nhà Ngụy (họ Tào) thôn tính, con cháu của Bàng Đức đã truy lùng, tận diệt dòng họ của Quan Vũ để báo thù.
Thủ tướng Chu Dung Cơ sau này cũng đã làm người đời liên tưởng “Bàng Đức mang quan tài ra trận”.
CON CHIM NGẬP TRONG ĐỐNG PHÂN
Trời quá lạnh, một con chim bị cóng rơi xuống cánh đồng.
Trong lúc chim nằm bất động, một con bò đi qua đại tiện lên thân mình nó.
Chim được phân bò ủ ấm dần, tỉnh lại, thấy ấm áp và hạnh phúc, nó cất tiếng hót vui mừng.
Một con mèo đi qua, nghe tiếng chim hót liền tìm kiếm và phát hiện chim giữa đống phân, mèo bới phân kéo chim ra ăn thịt.
Bài học:
1. Không phải ai ỉa vào mình cũng là kẻ thù của mình.
2. Không phải ai kéo mình ra khỏi đống phân cũng là bạn mình.
3. Khi đang ngập ngụa trong đống phân thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại
(GS Mai Văn Quyền: Không phải của mình mà của Hà Triều Hiệp đấy! chuyện cực ngắn của Tàu đấy !)
Nguồn: NGỌC PHƯƠNG NAM https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2010/09/26/doc-hieu-doi-cua-chu-dung-co/

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter
Pingback: #cnm365 #cltvn 30 tháng 1 | Tình yêu cuộc sống
Pingback: #cnm365 #cltvn 30 tháng 1 | Tình yêu cuộc sống