Tình yêu cuộc sống

thanhxuantinhyeucuocsong

Hoàng Kim  October 30 ·Ca dao mới : Nợ anh đi dạm miếng trầu Em đem trọn kiếp dãi dầu nhớ thương. Nợ em nửa sợi tơ vương Anh mang vàng đá trãi đường nhân duyên. THANH XUÂN là câu chuyện TÌNH YÊU CUỘC SỐNG, bài học DƯỠNG SINH THI. Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần Ít lo, ít muốn, ít lao thân. Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị, Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng. Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi, Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng. Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi, Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm. (thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, GS. Lê Trí Viễn dịch). CNM365. Chào ngày mới 30 tháng 10. Năm 1821 – ngày sinh Fyodor Dostoevsky, Nhà văn Nga. Năm 1644 – Thuận Trị Đế Phúc Lâm đăng quang hoàng đế tại Tử Cấm thành Bắc Kinh, khẳng định địa vị của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1973 – Cầu Bosphorus tại Istanbul hoàn thành, trở thành cây cầu thứ hai kết nối châu Á và châu Âu qua eo biển Bosphore thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày này HK khởi đầu bài viết ĐỨC THÁNH TRẦN VÀ CHÙA THẮNG NGHIÊM; xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/2016/10/30/duc-thanh-tran-va-chua-thang-nghiem/

Chuyện chưa hề cũ

baidongdaochoem

Nhớ là sức khỏe đầu tiên.
Gia đình sự nghiệp đứng liền thứ hai.
Chân Thiện Nhẫn phải nhớ đời
Phước Lộc Thọ hạnh phúc nơi chính mình.
Ba quên bốn có năm đừng.
Chuyện chưa hề cũ nay mừng chép vô.

3 QUÊN

Một quên đừng sợ mình già,
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
Hai quên bệnh tật lờ đi,
An nhiên thoải mái lo gì nhọc tâm.
Ba quên thù hận vứt xong,
Ung  dung điều độ để lòng thảnh thơi.

4 CÓ

Một nên có một gia đình,
Vì không homeless người khinh lẽ thường.
Hai cần phải có nhà riêng,
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu con.
Ba là trương mục ngân hàng,
Ít nhiều tiết kiệm sẽ an tuổi già.
Bốn cần có bạn gần xa,
Tri âm tri kỷ để mà hàn huyên.

5 ĐỪNG

Đừng nên vô cớ bán nhà,
Dọn vào chung chạ la cà với con.
Đừng giành nhận cháu để trông,
Nhớ thì thăm hỏi cháu ông bà mừng.
Đừng ham hố việc ở chung,
Tiếng chì tiếng bấc khó lòng tránh đâu.
Đừng nên từ chối yêu cầu,
Tấm lòng hiếu thảo con, dâu cho mình.
Đừng nên can thiệp nhiệt tình,
Đời tư hay việc riêng mình của con.


CHÍN ĐIỀU LÀNH

KHÁT KHAO XANH.  Sống đơn giản, yêu thật lòng, quan tâm sâu sắc, hướng đến phía trước. Thực hành chín điều lành quý báu. Đó là bài học sâu sắc của cuộc sống.

CHÍN ĐIỀU LÀNH QUÝ BÁU
1) Cười nhiều Giận ít
2) Vui nhiều Lo ít
3) Làm nhiều Nói ít
4) Đi nhiều Ngồi ít
5) Rau nhiều Thịt ít
6) Chay nhiều Mặn ít
7) Chua nhiều Ngọt ít
8) Tắm nhiều Lười ít
9) Thiện nhiều Tham ít

BẠN ƯỚC GẶT GÌ HÔM NAY?

Bạn gieo ích kỷ Bạn gặt cô đơn
Bạn gieo kiêu hãnh Bạn gặt đố kỵ
Bạn gieo mách lẽo Bạn gặt âu lo
Bạn gieo khoác lác Bạn gặt phiền muộn

Bạn gieo lười biếng Bạn gặt tổn hại
Bạn gieo dối trá Bạn gặt ngờ vực
Bạn gieo tham lam Bạn gặt huỷ diệt
Bân gieo tội lỗi Bạn gặt kẻ thù

Bạn gieo thành thật Bạn gặt lòng tin
Bạn gieo lòng tốt Bạn gặt thân thiện
Bạn gieo khiêm tốn Bạn gặt cao thượng
Bạn gieo kiên nhẫn Bạn gặt chiến thắng

Bạn gieo cởi mở Bạn gặt thân mật
Bạn gieo tha thứ Bạn gặt hoà giải
Bạn gieo chịu đựng Bạn gặt cộng tác
Bạn gieo chăm chỉ Bạn gặt thành công
Chăm chín điều lành Bạn thành người tốt.

BÍ QUYẾT SỐNG VUI VÀ HẠNH PHÚC

Nhiều tiền ít tiền, không phung phí là được
Ai phải ai sai, mình không sai là được
Biết ít biết nhiều, làm xong việc là được
Người già người trẻ, mạnh khỏe là được

Người giàu người nghèo, hoà thuận là được
Ông xã về sớm về trễ, miễn về là được
Bà xã cho ăn ít ăn nhiều, miễn sạch, nóng là được
Người xấu người đẹp, có duyên là được
Nhà lớn nhà nhỏ, no ấm là được
Sung túc nghèo nàn, bình an là được
Xe mới xe cũ, chạy được là được

Vui cười không mệt, buồn phiền mới mệt
Yêu thương không mệt, ghen ghét mới mệt
Chân thật không mệt, gian dối mới mệt
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt
Khoan dung không mệt, khó khăn mới mệt
Khiêm nhường không mệt, khoe khoang mới mệt
Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt
Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt
Chung tình không mệt, đa tình mới mệt
Được mất không mệt, tính toán mới mệt
Mệt trí không mệt, mệt tâm mới mệt

hanhphucdoithoaitriethoc

BÀI ĐỒNG DAO CHO EM

Ở đời nhân nghĩa làm đầu.
Đừng tham tưởng bở, quên câu ân tình.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ trên là sáng, cứ tu là hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được, cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc, không trông là mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.
Đừng tưởng cứ uống là say
Cứ chân là bước, cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ
Cứ âm là nhạc, cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc, cứ ân là tình

Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh, cứ đình là to
Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng, cứ mềm là thua.
Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ, chỉ ngồi khóc than


Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc, lẫn ông với thằng
Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng, giúp suy nghèo hèn
Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa, đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng,
Dân thường thấp cổ, là không biết gì.
Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!

Hoàng Kim
(Sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn)

Ảnh

 “Hai chữ đầu tiên con HỌC LÀM NGƯỜI
Hãy học hai điều NHÂN NGHĨA”

Hoàng Kim (THƠ CHO CON)

hillaryclinton
Luyện nghe tiếng Anh song ngữ tuyệt vời cấp Tổng thống

Xem thêm:
Hillary Clinton là người tử tế

Mộ chúa Jesus bất ngờ được mở lần đầu tiên sau hơn 4 thế kỷ

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích

Vietnamese Dan Bau Music
Vietnam traditional music


Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam  Trở về đầu trang Gạo Việt chất lượng và thương hiệu

Bài thơ Viên đá Thời gian

50namnholainguoihien

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN

Hoàng Kim

Bài thơ Viên đá Thời gian.
50 NĂM NHỚ LẠI Người hiền.

Chuyến đi ngắn và điều đáng nhớ
Ba lô xe đò Một lối đi riêng.
Nhớ THƠ VIẾT VỀ NGƯỜI
của cụ Hải Như

” Chúng ta thích đón đưa,
Người không thích.
Đến thăm chúng ta
Người thường “đột kích”,
Chữ “đột kích” vui này
Người nói lại cùng ta.
Và đường quen thuộc
Người chẳng đi đâu
Đường quen thuộc
Thường xa
Người hiện đến
bằng lối tự tìm ra
Ngắn nhất.
Người không muốn dẫm lên
mọi đường mòn có sẵn.
Khi đích đã ngắm rồi.
Người luôn luôn tạo cho mình
Một lối đi riêng”.

phanchithang

PHAN CHI THẮNG VỚI HOA ĐẤT

Hoàng Kim
đề ảnh Phan Chi

“Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng anh thắng tuổi trăm”

PhanChiThang
Tôi đùa anh Thắng “Anh là Hoa Người. Hoa Người về Hoa của Đất, sau lưng Hoa Người là Vườn Mai và Cây Bồ Đề đấy’. Anh tặng tôi cuốn sách của anh về “50 năm nhớ lại”. Tôi tặng anh cuốn sách “10 đại văn hào Trung Quốc” có câu chuyện gần gũi…

Để bắt đầu câu chuyện , tôi sẽ kể vắn tắt với bạn Phan Chí Thắng là ai? Tôi đã kể về anh Phan Chí Thắng  năm 2009, bức ảnh chụp trên đây là năm 2006, nay chưa tiện nói dài, chỉ chép lại để lưu giữ thông tin và hiến tặng bạn đọc.

Nhân chuyện vui, một bạn hỏi tôi: “Văn hóa là gì?” Tôi trả lời : “Các cụ có định nghĩa rồi. Văn hóa là điều người ta còn nhớ khi người ta đã quên đi tất cả”. Bạn tôi hỏi tiếp: “Theo anh thì anh Phan Chí Thắng là người thế nào ? ” Tôi đáp không chút ngập ngừng: “Theo mình đó là một người rất hay, sâu sắc, tinh tế” và xòe năm ngón tay nhớ  bốn bài thơ và một bài văn của anh

nguoidanbaxalaTÔI BẮT ĐẦU MỘT KÝ ỨC với Victor Thắng, kẻ xách va ly cho người vũ công già, trong 50 năm nhớ lại, người anh đã liên tưởng tới Người đàn bà xa lạ của họa sĩ Kramskoi. Số phận đã cho Victor Thắng được gặp người phụ nữ Nga, cho tâm hồn anh một lần được trú ngụ trong cái hiền hòa và nhân hậu của người Nga. Câu chuyện này giúp tôi neo đậu tại đây các bài thơ không quên. Tôi nói với Huynh Thi Kim Em “Mời bạn theo dõi câu chuyện này, không phải với cương vị CATAND nữa mà là nhân chứng chuyện cổ tích cho người lớn nói về Con Người”. Trước hết, mời bạn hãy đọc kỹ bốn bài thơ và một bài văn của Victor Thắng

phanchithang

TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ

Phan Chí Thắng

Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ  bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.

TA NỢ

Phan Chí Thắng

Ta nợ mặt trời chiếc bóng dưới chân
Ta nợ đêm thu tiếng sáo trong ngần
Ta nợ mẹ già tháng năm tần tảo
Ta nợ vợ hiền một thời thanh xuân

Ta nợ cuộc đời cúi đầu tạ lỗi
Ta nợ quê hương núi thẫm ráng chiều
Ta nợ lòng mình những lần thất hẹn
Ta nợ cuộc tình khoá lễ cầu siêu

Ở ĐÂU?

Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng

Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông

GỬI HOÀNG KIM

Phan Chí Thắng

Nghe đêm vỡ giọt bên mành
Hương thơm như khẽ lay nhành phong lan
Mưa xa chớp loé trên ngàn
Lòng riêng chất chứa muôn vàn thiết tha

Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh…

MỘT GIỜ DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ

Phan Chí Thắng

Khổng tử thường đưa học trò đi các nơi du lịch sinh thái, vừa đi vừa dạy bằng cách trò chuyện với học trò. Các giáo án từ trên đưa xuống tỏ ra quá giáo điều và khô cứng nên ông không dùng. Mà ông cũng không bao giờ chuẩn bị giáo án. Ông phó mặc cho trí tuệ và cảm hứng dẫn dắt.

Vào một ngày đầu thu mát mẻ, ông đưa mấy người học trò ra vườn trúc. Những khóm trúc xanh nằm giữa bãi cỏ xanh. Xa xa có con suối róc rách, bên kia con suối là đồi chè rất xanh, vài ba thiếu nữ đang khom lưng hái chè.

Cầm chén rượu từ tay Tử Tư, người cháu duy nhất là môn đồ của ông, Khổng tử thư thái ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên đang bày ra trước mắt. Mấy người học trò cung kính chắp tay đứng sau lưng ông.

Bỗng Khổng tử cất tiếng:

– Hôm nay ta muốn các con trả lời câu hỏi:  “Cái gì ở sau lưng người đàn bà?”

Sau vài phút suy nghĩ, Tử Tư bước lên:

– Thưa thầy, sau lưng người đàn bà là một giỏ đầy trách nhiệm. Mời thầy và các bạn nhìn lên đồi sẽ thấy những người phụ nữ đang còng lưng với cái giỏ chè.

Khổng tử chiêu một ngụm rượu, vuốt râu khen Tử Tư:

– Con là người có tấm lòng nhân ái và biết thông cảm với nhân quần. Ta cho con 7 điểm.

Đến lượt Mạnh tử:

– Thưa thầy, sau lưng người đàn bà là không có gì ạ. Bản thân người đàn bà đã quá đẹp, không còn cái gì xung quanh có thể so sánh nổi với người đàn bà nữa rồi.
Ca dao có câu:
Trúc xinh trúc đứng đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh

Khổng tử lại chiêu thêm một ngụm rượu, cười hiền hậu:

– Con có khả năng tư duy logic và là người tin vào Chân Thiện Mỹ. Ta cho con 7 điểm.

Đến lượt Tuân Tử:

– Thưa thầy, sau lưng người đàn bà là nhiều người đàn ông ạ. Đó là những người si mê chạy theo nàng.

Khổng tử cười lớn:

– Con nói đúng. Con biết đề cao sự thực tế và những khía cạnh vật chất trong tư tưởng Khổng Tử. Ta cho con 7 điểm. Tất cả các con đều nói đúng nhưng chỉ mới đưa ra được một câu trả lời chưa khái quát, lại quá phức tạp và có vẻ chữ nghĩa quá!

Đám học trò im lặng chờ thầy đưa ra đáp án. Khổng tử uống nốt chén rượu, chậm rãi nói:

– Rất đơn giản: Ở ngay sau lưng của người đàn bà là cái khoá áo ngực. Hầu hết thời gian trong ngày người đàn bà mặc áo ngực? Ta hiểu các con muốn nói là có những lúc người đàn bà không mặc áo ngực. Những lúc đó thì chúng ta chỉ quan tâm đến phía trước của người đàn bà thôi. Ha ha!

Các môn đồ cúi đầu suy nghĩ. Thầy của họ thật sâu sắc. Thầy dạy cho họ biết bao giờ người ta cũng nhận thức thế giới khách quan như nó vốn có nhưng lại theo quyền lợi của ta.

PHAN CHÍ THẮNG TUYỂN VĂN

Anh Phan Chí Thắng có một nhà thật và ảo một nhà. Nhà thật là nhà số 10. Nhà ảo mà thật là  http://pcthang.vnweblogs.com;  Phan Chí Thắng tuyển văn có ba bài đáng để ý “Bình sinh Hồ Chí Minh” “Gia đình tôi” “Hậu duệ của Hàn Tín”. Đó là một ẩn ngữ thú vị, ban mai cho đời và nắng ấm cho văn.

BÌNH SINH HỒ CHÍ MINH
Phan Chí Thắng gửi Hoàng Kim 
ngày 30. 3 .2008 lúc 11:34:47

Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh
Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành
Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy
Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH

Cách đây mấy ngày trong một cuộc tiếp xúc nhiều người tôi vô tình được nói chuyện với anh H. – cháu nội người đỗ đầu khoa Hội cùng năm với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dì ruột của anh H lấy anh cả của ông LĐT.  Anh H. kể là được nghe trực tiếp từ ông LĐT về bài tứ tuyệt được thêu trên trướng do 5 nhà cách mạng lão thành Nga gửi đến tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ nghe một lần mà anh H. thuộc lòng cho đến bây giờ thật xứng danh cháu nội cụ Hội Nguyên. Tôi xin chép lại vào đây để Hoàng Kim tham khảo. 

Có vài điểm thắc mắc: 1. Làm sao mà các nhà cách mạng Nga lại làm được thơ tứ tuyệt? Hay là họ nhờ ai đó làm giúp theo ý họ? 2. Các chữ viết hoa trong bài tứ tuyệt được thêu chữ hoa nghĩa là có dụng ý. Ba chữ là lấy từ trong “Hồ Chí Minh”. Còn chữ “Thơm” có phải đó cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết? Sơ bộ như thế, các nhà nghiên cứu sẽ tìm câu trả lời.

GIA ĐÌNH TÔI


Phan Chí Thắng

Năm 1957 cha tôi được “sửa sai”. Trên mời cha tôi ra Hà nội nhận công tác. Dịp chỉnh huấn năm 1953 riêng cơ quan cha tôi có 7 người tự tử. Họ bị khép nhiều tội mà họ không hề mắc. Không ai tìm ra cha tôi có tội gì. Cha bị ghép là xuất thân con nhà quan lại bản thân thành phần tiểu tư sản theo cách mạng chưa chắc đã thật lòng. Không thật lòng thì có thể làm cho địch biết đâu đấy?

Cha tôi không tự tử. Sau này cha nói là một phần do cho đến năm đó cha chưa hề biết mặt tôi. Cha sợ nếu chết đi thì tôi sẽ khổ vì không có cha hoặc có cha nhưng cha mang tiếng phản động (vì mình chết rồi lấy ai thanh minh).

Từng là thư ký của tướng Nguyễn Chí Thanh đang là Trưởng ban Chính trị Công an Thừa thiên cha tôi được (hay bị) thuyên chuyển ra Nghệ an chờ nhận công việc mới.

Qua đường dây liên lạc cha nhắn tin đón mẹ con tôi lên chiến khu. Phải lần thứ hai chúng tôi mới đi thoát. Du kích đưa chúng tôi lên rừng bố trí ở trong một căn nhà lá. Sáng hôm sau cha và mấy người trong cơ quan mới đến. Trong số những người mặc bộ bà ba đen đeo xắc cốt giống hệt nhau tôi vẫn đoán ra ai là cha mình và lao vội vào lòng ông.

Sau một tháng đi xuyên rừng chúng tôi mới ra đến Nghệ an. Đoạn nào dễ đi thì tôi tự đi chỗ hiểm trở thì có người cõng tôi. Tôi mới 6 tuổi. Vì hầu hết là đi ban đêm nên chủ yếu là tôi được cõng. Tôi đi qua những địa danh mà sau này tôi không bao giờ quên. (Hôm đầu tháng Tư vừa rồi tôi về Lệ Thuỷ thăm quê của nhà thơ Trần Quang Đạo đại tá Thọ bạn của Đạo khoe ở vùng này có một suối nước nóng 103 độ C tôi nói tôi biết rồi luộc trứng ăn được nhưng hơi nồng vì trong nước có nhiều lưu huỳnh. Thọ ngạc nhiên: “Anh tới suối nước nóng này bao giờ?” tôi nói là từ năm 1953 Thọ tỏ ra rất thú vị).

Qua đất Hà Tĩnh có một đọan chúng tôi được đi “xe lửa” (một toa xe hàng còn sót lại do người đẩy trên quãng đường sắt vẫn còn ray). Ngồi chen chúc trên sàn xe nhưng ai cũng thấy sướng sau những ngày đi bộ xuyên rừng hai chân nứt nẻ toé máu.

Chúng tôi được bố trí nghỉ một ngày ở nhà cụ Phan Châu Trinh. Tôi còn nhỏ quá không biết cụ Phan Châu Trinh là ai thấy mọi người nói về cụ với lòng ngưỡng mộ sâu sắc con tim trẻ thơ của tôi ghi sâu tình cảm với cụ ngay từ lúc đó.

Ra đến Nghệ an cha tôi mới biết là mình bị chuyển sang làm thuế vụ. Ông kiêu hãnh vứt trả quyết định bỏ về ở Nam Vân – Nam Đàn. Phải chăngtừ ngày ấy định mệnh đã gắn tôi Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 vĩnh viễn với mảnh đất Nam Đàn?

Ở Nam Đàn mấy tháng thì hoà bình lập lại đất nước bị chia làm hai miền. Bà ngoại tôi chỉ có hai người con gái mẹ tôi là con đầu cậu tôi đã chết đuối năm lên mười tuổi. Ông ngoại tôi ghét thực dân Pháp bỏ quan (tôi không biết ông làm chức quan gì chắc là chức nhỏ thôi Tôn thất có ít chữ nghĩa thể nào chả được một chức quan) theo bạn sang Lào làm ăn bị ngã nước chết khi bà tôi mới 27 tuổi. Bà ở vậy nuôi con. Bà yêu tôi lắm. Những năm ở Huế tôi sống với bà là chính. Những lần bị Tây đuổi bà một bên nách là tôi bên kia là gói vài cái áo quần và cuộn thuốc Cẩm Lệ.    

Đất nước chia cắt nhớ thương con cháu quá bà dắt dì tôi đi xuyên rừng ra Nghệ an tìm chúng tôi bỏ lại sau lưng nhà cửa ruộng vườn và cuộc sống no đủ dấn thân vào quãng đời gian khổ mấy chục năm trên đất Bắc chiến tranh và nghèo đói. Mẹ tôi dệt vải nhuộm nâu còn bà giã lá gai làm bánh mang ra chợ bán. Có lần bà ngủ gật chày giã phải tay ngón cái từ đó bị tật cong queo cầm điếu thuốc lá rê…

Sau đó cha tôi mua nhà và mảnh ruộng ở Thịnh Sơn Anh Sơn. Ông quyết định về làm ruộng. Không hẳn là ông thấy cần tự cải tạo lao động mà ông không có việc gì để làm ngoài việc tối tối đi dạy bình dân học vụ. Ông làm thơ những bài thơ ông làm thời cải cách ruộng đất sau này ông đốt hết và vĩnh viễn không làm thơ nữa trừ những bài thơ khóc bạn đọc ở đám tang những người bạn ra đi trước ông. Ông cũng không thích tôi làm thơ bài thơ nào tôi viết ra ông cũng xé đi hoặc cất giữ rất bí mật. Ông muốn tôi theo đuổi con đường khoa học kỹ thuật tránh xa chuyện văn chương vì vậy mãi tới năm 56 tuổi khi cha tôi đã mất rồi tôi mới tí toáy viết lách.

Như đã nói năm 1957 trên mời cha tôi ra Hà nội nhận công tác hình như có sự can thiệp của chính Đại tướng Nguyễn Chí Thanh điều này tôi không dám chắc vì tính cha tôi ít khi nói chuyện với con cái về công việc của mình tôi chỉ nghe mẹ nói thế. Ông từ chối về lại ngành công an. Những người bạn vào sinh ra tử năm nào nhưng đã “đấu tố” ông trong chỉnh huấn nay vẫn còn đó ông không muốn làm việc với họ nữa. Thế là ông về làm biên tập viên ở Nhà Xuất bản Sự Thật nay là NXB Chính trị quốc gia. Ông chơi thân với ông Minh Tranh Giám đốc Nhà xuất bản người sau này bị cho là thuộc nhóm xét lại. Bởi vậy cha tôi cứ lẹt đẹt ở chức Trưởng phòng chính trị cho đến lúc về hưu mặc dù từng tham gia dự thảo nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và lãnh tụ. Sau này khi đã già mắc bệnh pa-king-sơn ông không tự đi được nữa song năm nào dịp tết cũng bảo tôi lấy xe đưa ông đi thăm ông Minh Tranh.

Vài tháng sau cha tôi được phân một phòng 24 mét vuông trên tầng hai ở 169 Mai Hắc Đế tiêu chuẩn độc thân. Cha đón mẹ tôi ra Hà nội trước bà ngoại ở lại bán nhà bán ruộng xong thì đưa tôi ra Hà nội.

Tôi có hai cái bình minh đáng nhớ ở Nghệ An. Một lần đi thuyền trên sông Lam. Sương khói lãng đãng trên sông xa xa là những ngọn núi tím mờ bãi ngô xanh mướt hai bên bờ sông tiếng hò lan trên mặt nước thấm vào đâu đó trong không gian tuyệt đẹp bao quanh. Và lần hai là khi bà cháu chúng tôi dắt nhau đi lúc tờ mờ sáng sau lưng là 4 năm thơ ấu của tôi là nấm mộ cô em gái tôi chết khi mới mấy tháng tuổi chỉ vì không có vài viên thuốc cần thiết. Chó sủa ăng ẳng tiễn đưa chúng tôi ra đi không ngày trở lại.”

HẬU DUỆ CỦA HÀN TÍN

Phan Chí Thắng

1.    Cụ Vi Văn Định từng làm tổng đốc tỉnh Thái Bình dưới thời Pháp cai trị nổi tiếng đàn áp cách mạng nhưng thực ra cụ là người trí thức cách mạng ngoài miệng cụ chửi cộng sản nhưng ngầm giúp che giấu cán bộ hoạt động bí mật. Hai cuộc họp hội nghị trung ương đảng được tổ chức thành công tại chính nhà cụ trong khi thực dân Pháp ráo riết tìm kiếm khắp nơi. Cụ đã gả hai người con gái là bà Vi Kim Ngọc cho nguyên Bộ trưởng giáo dục chính quyền cách mạng Nguyễn Văn Huyên bà Vi Kim Phú cho giáo sư Hồ Đắc Di nguyên Giám đốc Đại học và gả cô cháu Vi Nguyệt Hồ cho giáo sư Tôn Thất Tùng.

Cụ đã hiến tặng ngôi nhà riêng tại phố Trần Bình Trọng  cho Đảng một thời làm nhà khách Trung ương. Sinh thời cụ và Bác Hồ có qua lại thăm nhau.

2.    Ngồi nói chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng Lưu Bang hỏi ông:
– Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân?
Hàn Tín nói:
– Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn.
Lưu Bang lại hỏi:
– Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?
Hán Tín trả lời:
– Thần thì càng nhiều càng tốt.
Lưu Bang cười nói:
– Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt?
Hán Tín đáp:
– Bệ hạ không có tài cầm quân nhưng có tài cầm tướng vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt.
Sau lần đó Lưu Bang càng sợ tài của Tín và quyết trừ khử cho được.

Sử ký Tư Mã Thiên ghi đại ý: Năm 196 TCN Trần Hy làm phản. Lưu Bang thân hành làm tướng đem quân đi đánh. Lã Hậu muốn gọi Hàn Tín vào để giết nhưng sợ ông không đến nên bàn với tướng quốc Tiêu Hà giả vờ sai người từ ngoài chiến trường chỗ Lưu Bang trở về báo tin rằng:
Trần Hy đã chết các chư hầu các quan đều đến mừng.
Tiêu Hà lừa Hàn Tín rằng:
– Tuy ngài ốm cũng xin cố gắng vào mừng.

Hàn Tín theo Tiêu Hà vào cung Lã Hậu lập tức sai võ sĩ trói ông rồi mang chém ở nhà treo chuông trong cung Trường Lạc. Lã Hậu giết tiếp cả ba họ nhà Hàn Tín. Sau khi Lưu Bang đã dẹp xong quân của Trần Hy trở về kinh đô thấy ông đã chết nhà vua vừa mừng vừa thương.

Tiêu Hà trước kia là ân nhân của Hàn Tín ra sức tiến cử ông với Lưu Bang nhưng cuối cùng lại chính Tiêu Hà lừa ông vào cung cho Lã Hậu giết. Bởi vậy đời sau nói rằng Hàn Tín làm nên sự nghiệp nhờ bởi Tiêu Hà mà chết cũng do tay Tiêu Hà.

3. Gần tết lão Hâm sang nhà ông tổ phó dân phố biếu cuốn lịch. Cơ quan in lịch nhiều quá biếu không hết nên chia thêm cho anh em mang đi đối ngoại.

Ông tổ trưởng dân phố người gầy gò thấp bé một mắt bị hỏng trong chiến tranh ông là thương binh loại hai. Ngày ngày hai vợ chồng ngồi dán túi nilon gia công cho người ta. Căn nhà nhỏ một tầng khá giản dị.

Ông tổ phó được phân công lo chuyện cung cấp nước cho dân đi ghi chỉ số công tơ tháng tháng đến từng nhà thu tiền nước. Những ngày hè nước chảy ri rỉ hoặc không chảy các hộ dân cứ nhè ông mà réo mà than phiền. Ông lăn lộn với bà con nên ai cũng quý thấy ông nghèo ai có cái gì cũng cho.

Ông tổ phó pha chè rút bao Thăng Long mời lão Hâm. Chuyện qua chuyện lại lão Hâm mới biết ông tổ phó là cháu của cụ Vi Văn Định – một người lẫy lừng tên tuổi. Khi biết vợ lão Hâm từng học cùng trường với chị Hà con ông Nguyễn Văn Huyên và là cháu ngoại của cụ Vi Văn Định ông tổ phó mới chậm rãi kể về giòng họ Vi mà người ta vẫn cho là người dân tộc Thổ ở Cao Bằng.

Ông tổ phó nói hiện ông còn giữ bộ gia phả giòng họ Vi được chạm trên nhiều tấm đồng lá theo đó chữ Vi chính là cắt ra từ chữ Hàn trong tiếng Hán. Một ngưòi con của Hàn Tín chạy thoát sang Việt nam đổi thành họ Vi sợ hậu thế không biết đến gốc gác của mình là từ Hàn Tín – vị võ tướng hiển hách thời Lưu Hán Đế – nên đã cho làm bản gia phả nói trên.

Lão Hâm ngắm ông tổ phó người nhỏ thó theo tài liệu thì Hàn Tín cũng nhỏ bé thể chất yếu ớt.

Không thể ngờ được là cái ông tổ phó ốm yếu nghèo nàn nhưng cần cù lo cho dân này lại chính là hậu duệ của Hàn Tín.

Ghi chú thêm về truyện ngắn “Gia đình tôi” của Phan Chí Thắng đã đăng trên sách Nhà số 10 Tập truyện ngắn Nhà Xuất bản Lao Động 2010. Trên hộp thư nhà ảo của bài “Gia đình tôi” có lời nhắn tin của Nguyễn Minh Châu:”Kính gửi Anh Thắng. Có phải Ba của Anh tên là Chư ? Em trai anh tên là Quyết ? Vợ anh tên là Chính ? Con gái anh tên là Thuỷ? Nhà số 10 là số 10 Phùng Hưng ? Nếu đúng như vậy – anh em mình biết nhau đấy từ hồi anh mới học ở Liên Xô về“.

Tôi rất tâm đắc với những bài viết trích dẫn trên đây của anh và nhắn:  Cám ơn anh đã tặng bài thơ “GỬI HOÀNG KIM Nghe đêm vỡ giọt bên mành Hương thơm như khẽ lay nhành phong lan  Mưa xa chớp loé trên ngàn Lòng riêng chất chứa muôn vàn thiết tha Ta tìm gặp bạn đường xa Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình Đêm dài xoè một bình minh…“. Em đồng cảm tiếng tri âm “sau lưng người đàn bà là một giỏ đầy trách nhiệm” trong “Một giờ dạy học của Khổng Tử”   Em hiểu sâu sắc : “Tôi có hai cái bình minh đáng nhớ ở Nghệ An…” trong ‘Gia đình tôi’ và rất muốn anh viết tiếp “Người đàn bà xa lạ” kết nối ’50 năm nhớ lại’ để tỉnh thức điều mới mẻ ‘ĐÊM DÀI XÒE MỘT BÌNH MINH” .

Ngoctrongda.JPG

NGỌC PHƯƠNG NAM KHO BÁU CHÍNH MÌNH

Lâm Cúc nhà thơ nữ vốn ám ảnh bạn đọc với tập thơ Đãi Trăng và bài thơ Tháng Ba kỳ ảo được nhiều người biết. Câu chuyện NGỌC TRONG ĐÁ giữa những người bạn quý đã giúp tôi tìm được KHO BÁU CHÍNH MÌNH:  Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn,  Ngọc cho đời,  Ngọc phương Nam, Dưới đáy đại dương là ngọc. Tôi ngộ được minh triết ở Ngày xuân đọc Trạng Trình,  500 năm nông nghiệp Brazil và  Ngọc lục bảo Paulo Coelho  ẩn tàng những niềm vui phúc hậu an nhiên.

ngoctrongda

Trong Ngọc lục bảo Paulo Coelho tôi đã kể bạn nghe chuyện ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Tác phẩm của ông “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Tiểu thuyết này được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt  có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.  Nhà văn Brazil này đã tìm được NGỌC TRONG ĐÁ của chính mình hay đến vậy.

Tôi theo chân những người bạn lẫn thẩn, chưa ngộ nhận mình là minh triết phúc hậu nhưng  thích học, làm, dạy và viết. Tôi thích có được 365 CHUYỆN KỂ MỖI NGÀY. Đó là một sở thích rất riêng, chí thiện và không làm hại bất cứ ại cả, nếu thông tin ấy được chọn lọc rất kỹ như thợ đá tìm ngọc. Sản phẩm ấy sẽ quý như ngọc vì tốt cho trí tuệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng khi lắng nghe sự minh triết.  Mỗi người chúng ta chỉ nhỏ nhoi thôi trong sự trường tồn và đi tới mãi của dân tộc, nhân loại nhưng tôi tâm đắc  và tôi tin lời Nguyễn Khải: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”

Cám ơn anh, cám ơn bạn, cám ơn người thân trong gia đình, nơi tôi yêu thương nhận ra ở họ những phẩm chất trí tuệ và CON NGƯỜI giúp tôi học, làm, dạy và viết, trở thành người thợ đá cần mẫn, học mỗi ngày làm người , tự mình tìm ra kho báu chính mình để trở thành NGƯỜI.

Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh…

Cám ơn anh Phan Chi đã nói hộ điều muốn nói.

dauchanthoigian

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN

Giáo sư tiến sĩ Ngô Kế Sương (người thứ ba bên trái qua hàng đứng ở trong ảnh) và các bạn lớp 1 trường Internat Moskva gặp nhau ngày 15-10-2016 ở nhà hàng ẩm thực Nga 60 Ngọc Khánh Hà Nội, ảnh Phan Chi. Câu chuyện vui có Đôi lời của thầy Ngô Kế Sương:  “Vấn đề của bạn là gì? Bạn không phán xét bất kỳ ai vì bạn biết rằng mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình. Đó là lí do tại sao bạn thấy được điều tốt ở tất cả mọi người và không tin rằng bất kỳ ai có thể làm điều gì xấu xa một cách có chủ ý”.

Thầy Ngô Kế Sương là người Thầy sinh hóa sinh lý của nhiều thế hệ sinh viên, là chủ của một gia đình hạnh phúc, bố mẹ của nghệ sĩ nhân dân Hồng Vân, người có chùm ảnh đẹp và lời giới thiệu cực ngắn và thật hay: “Ba người đàn ông của cuộc đời tôi: “Bố – Chồng – Con trai; Cảm ơn Ông Trời đã ban cho tôi ba con người này. Love them for life !!!!”. Thầy có trang Face Book Ngoke Suong nói chuyện về sức khỏe trí tuệ thật nhân hậu. Thầy Sương thuộc thế hệ chuyên gia sinh học đầu tiên của nước Việt Nam mới, được đào tạo tại Liên Xô. Thầy dạy khối sinh viên Trồng trọt 2 Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là lứa tuyển sinh thứ 2 sau ngày Việt Nam thống nhất. Tôi đã kể chuyện này trong Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Do sự yêu thích học để làm “nhà phù thủy sinh học”  nên tôi thực sự ngưỡng mộ những danh sư như thầy Đào Thế Tuấn, Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ,  Ngô Kế Sương, Lê Văn Tố, Nguyễn Văn Uyển, Lê Doãn Diên, Chu Phạm Ngọc Sơn. … Câu chuyện “nhà giả kim” (The Alchemist) Ngọc lục bảo Paulo Coelho Ngọc trong đá là một sự liên tưởng thú vị.

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN thoạt đầu là chuyện  đời thường nhưng, thầy bạn ơi, về cuối sẽ có ‘dấu hiệu’ thú vị, tại thời điểm thích hợp.

Hoàng Kim

Notes:

LƯU LẠI CÁC GHI GHÉP TẢN MẠN

Tôi sau này theo hướng chọn giống cây lương thực, cây thực phẩm (sắn, khoai, ngô lúa, đậu đỗ) và nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ thâm canh tổng hợp hệ canh tác cây trồng vật nuôi lấy lúa – hoa màu làm nền. Mục đích đời tôi nhằm chuyên sâu chọn tạo giống cây lương thực và xây dựng quy trình canh tác thích hợp bền vững để nâng cao năng suất chất lượng sản lượng và thu nhận đời sống cho các hộ nông dân. Mơ ước tuổi thơ đầu đời “thích làm nhà phù thủy cây lương thực” và các bài nông sinh học đầu đời thành hành trang quý cho tôi lập nghiệp. Lạ lùng thay ước mơ sống giữa thiên nhiên nhởn nhơ cùng thầy quý bạn hiền, chọn lưu lại những viên đá ngọc cứ ám ảnh suốt tôi.  Những lời nhắc như của  thầy Lê Văn Ký của chúng tôi  “Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm. Rừng điêu tàn là Tổ Quốc suy vong !”, về với ruộng đồng lại là điều mà tôi yêu thích hơn cả. Tôi đã được trãi nghiệm thăm thú qua hầu hết Vườn Quốc gia ở Việt Nam do sự yêu thích và những chỉ dấu này. Vườn Quốc gia ở Việt Nam, những chỉ dấu lịch sử văn hóa đất nước con người Việt Nam và Thế Giới, các danh lam thắng cảnh tôi thực sự hanm thích. Đó  là những quà tặng vô giá trên quê hương Việt Nam yêu dấu mà chúng ta may mắn được thừa hưởng, là những điểm đến du lịch đáng ao ước của cả đời người, các điểm nhấn bảo tồn thiên nhiên và di sản lịch sử văn hóa.

Bài thơ viên đá thời gian là câu chuyện tiếp nối  Ngọc phương Nam kho báu chính mình Tôi đang trở về vùng ký ức như nhân vật trong chuyện Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Nơi đó tôi nhận ra thầy Ngô Kế Sương và nhóm bạn Nga cùng Victor Thắng, người viết Người đàn bà xa lạ” tác phẩm văn học  “50 năm nhớ lại”, Nhà Xuất bản Lao Động, năm 2016, trang 193-197, là người chụp hình không có trong ảnh.

 

hoahuyenvamaiviet

Chúng tôi cũng có câu chuyện của riêng mình. Nhà tôi Nguyễn Thị Thủy, nói với anh Hoa Huyền năm 2007: “Gia đình em có được ngôi nhà này cũng vất vả lắm. Nhà bắt đầu làm từ năm 1986 mãi cho đến năm 2003 sau 18 năm mới hoàn thành đấy anh à. Công việc nghiên cứu khoa học và thầy giáo nghề nông dành dụm được thế này là thật cố gắng”. Tôi có bài viết Hoa Huyền cùng với các trao đổi của thầy bạn.

dauchanthoigian2
GẶP BẠN ĐẦU XUÂN

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

Hoàng Kim

dauchanthoigian

9 NĂM LÀ BẤY NHIÊU NGÀY? anh Phan Chí Thắng viết: “9 năm trước, ngày 31 tháng 10 năm 2007, tôi cùng nhà văn Hoàng Đình Quang và nhà thơ Hoa Huyền đến thăm gia đình tiến sĩ nông học Hoàng Kim ở Dầu Giây. Ngày 18 tháng 10 năm nay (2016) tôi có dịp quay lại. Nhiều thứ đã thay đổi cùng thời gian, riêng tình bạn thì bền chặt hơn”.

Cám ơn tình bạn cao quý đã giúp tôi neo đậu Bài thơ Viên đá Thời gian, các ghi chép Phan Chí Thắng và Hoa Của Đất, Ngọc trong đá và phần đầu của Dấu chân thời gian. Trong bài Lương Định Của quê hương và dòng họ  tôi đã tâm đắc nhận thấy sự nuôi dưỡng của vùng đất lành Nam Bộ và sự chung sức của con người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam mà có được những vùng danh thắng như  Hà Tiên thập vịnh Mạc Thiên Tích. Tình bạn trân quý đã mang đến cho gia đình tôi nói riệng và cộng đồng nói chung  Lộc xuân cuộc đời.

TỪ LỀU THƠ THÀNH LẦU THƠ VĂN, Giáo sư Lê Văn Tố đùa vui ngợi khen nhóm bạn hữu chúng tôi đã bay qua giấc mơ, mỗi ngày tình bạn thêm bền chặt hơn, năng lượng ngày một dồi dào hơn và bài viết có vẻ ngày một chắc tay và đằm thắm hơn. Tôi cũng “bị” (được) nhà thơ Hoa Huyền, nhà báo Kim Loan với một số bạn thân khác cứ gọi bừa là ‘giáo sư’ trong khi tôi không hề bén được tới danh hiệu cao quý ấy. Tôi chỉ là hoa của đất đã trực tiếp làm thầy hướng dẫn của 5 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 98 kỹ sư nông học, có được 27 giống cây trồng tốt và 5 tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhưng đó chỉ là sản phẩm một thời. Tôi đã viết bài thơ “Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm”  họa thơ Hoa Huyền

ƯỚC NOI CỤ TRẠNG ƯA DUYÊN THẮM

Hoàng Kim

Gửi Hoa Huyền

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.
Cổ điển  honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ  không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên  đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

(Nguồn: Thơ cho con)

HoacuaDat999

HOA CỦA ĐẤT

Hoàng Kim

Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…

NHÀ TÔI

(My Home, Hoàng Kim)

Trăng rằm, Hoa của Đất
Gốc mai vàng trước ngõ

Nhà tôi có chim về làm tổ
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng

Thơ cho con, Ngọc cho đời
Đêm trắng và bình minh
Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
Minh triết sống thung dung phúc hậu

Linh Giang dòng sông quê hương
Đất mẹ vùng di sản
Đến chốn thung dung
Nhớ miền Đông,
Phan Thiết có nhà tôi

Dạo chơi non nước Việt
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng
Sông Thương,ta về trời đất Hồng Lam
Chút Huế cho em, Ngày mới, Ngày xuân đọc Trạng Trình

Giấc mơ hạnh phúc
Đầy đặn yêu thương
Ong và Hoa, Ngọc phương Nam
Tình yêu cuộc sống

DSC00738

Tôi đang đọc bài thì nhà tôi chạy vào: “Nấm ngon nhà mình nhiều quá ! kín cả dưới gốc bồ đề và vườn mai trước ngõ. Anh ra chụp ảnh đi, đẹp quá!” Tôi chạy ra. Trời, cơ man là nấm ngon trắng xóa đất. Đúng là nhà có lộc! Chúng tôi trồng nhiều cây bóng mát, không săn bắn nên nhà tôi có chim về làm tổ và dưới gốc cây có nấm ngon để ăn. Tôi gọi nấm ngon và người hiền là Hoa của Đất. Ai ao ước những chuyện cao siêu, chúng tôi thì ao ước sự bình an, yêu thương, làm người hiền “hoa của đất” và có nấm ngon để chén… Nấm ngon và người hiền là Hoa của Đất.

DSC00734

DSC00736

DSC00739

Nấm ngon vườn nhà tôi

Triết lý nhân sinh của gia đình tôi thật giản dị “Người khôn về chốn đông người. Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông. Ta vui ở lại ruộng đồng. Để gieo tục ngữ để trồng dân ca, Thỏa thuê cùng với cỏ hoa. Thung dung đọc sách nhẫn nha dọn vườn. Mặc ai tính thiệt so hơn Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng. Thiên nhiên là thú thần tiên, Chân quê là chốn bình yên đời mình. Bạn hiền bia miệng anh linh. Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. Nước khơi ngập ánh trăng vàng. Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo. Lợi danh một thực mười hư. Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi. Thung dung thanh thản cuộc đời. Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm. Ta về hát khúc trăm năm. Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao“.

Tôi thích DẠY VÀ HỌC, TÌNH YÊU CUỘC SỐNG, thích lắng nghe đất trời , cổ vật và con người kể chuyện lịch sử văn hóa, thích dạy, học và thực hành những bài học minh triết, chí thiện, tải đạo, chứa đựng tinh hoa làm người và có năng lượng cao. Tôi thích câu chuyện cuộc đời và thơ văn của Trạng Trình, Nguyễn Du, Đào Duy Từ, Kim Dung hơn các nhà văn khác, tâm đắc với  Nguyễn Hiến Lê học và viết, Nguyễn Khải, ngọc cho đời và diễn từ của Mạc Ngôn “viết là cách nói tốt nhất”. Đời tôi vui sống thung dung vì chính mình: Hạnh phúc đối thoại triết học,  Minh triết sống thung dung phúc hậu, Ngọc phương Nam, Tình yêu cuộc sống, …

Dấu chân thời gian là câu chuyện nhà tôi, hoa của đất.

Hoàng Kim

(*) Notes của Hoàng Kim: Nguyễn Hiến Lê học và viết là trí tuệ bậc Thầy, ngọn đèn văn hóa, sao sáng trời Nam. Cuộc đời và di sản của danh nhân Nguyễn Hiến Lê là mẫu mực nhân cách người hiền còn mãi với thời gian. Trong “Lời mở đầu” tác phẩm “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Khải, ngọc cho đời cũng nói những lời thật tâm huyết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Lắng nghe Mạc Ngôn kể chuyện, Mạc Ngôn cũng nói: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất”

Mạc Ngôn  là một trong ba nhà văn đương đại Trung Quốc mà tôi yêu thích và tôi đã viết ở DẠY VÀ HỌC – Kim Dung, Vương Mông, Mạc Ngôn: bạn thích ai? .Theo Mạc Ngôn: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất. Các bạn sẽ tìm thấy mọi điều tôi muốn nói trong các tác phẩm của tôi. Lời nói bị gió cuốn đi, còn những câu chữ đã được viết ra thì không bao giờ bị xóa bỏ. Tôi mong các bạn hãy kiên nhẫn đọc các cuốn sách của tôi. Tôi không thể ép buộc các bạn, và ngay cả khi các bạn làm như vậy thì tôi cũng không trông chờ các bạn thay đổi ý kiến về tôi. Chưa có tác giả nào, dù ở bất cứ nơi đâu, lại được mọi độc giả của mình yêu thích; điều đó đặc biệt đúng trong những lúc như thế này“.

Mạc Ngôn kể chuyện về mẹ, về đất mẹ, về sự hình thành và ra đời của tác phẩm lớn “Ngực lớn mông rộng” (“Báu vật của đời”). Ông đã kính tặng hương hồn mẹ, tác phẩm đỉnh cao đưa ông đến giải Nobel văn chương. Cuối diễn từ, Mạc Ngôn kể tiếp câu chuyện thú vị:

Xin vui lòng nghe tôi, chỉ một câu chuyện cuối nữa thôi, câu chuyện mà nhiều năm trước ông tôi đã kể cho tôi: Một nhóm tám người thợ xây ở ngoại thành đến trú bão trong một ngôi đền. Sấm ầm ầm bên ngoài, trút những quả cầu lửa xuống chỗ họ. Họ thậm chí còn nghe thấy cả âm thanh tựa rồng thét. Họ kinh hãi, mặt tái mét. Một người nói: “Trong chúng ta có một người nào đó hẳn là đã gây tội khủng khiếp đối với trời. Ai có tội thì tình nguyện bước ra nhận lấy hình phạt và cứu những người vô tội khỏi sự đau đớn”. Tất nhiên chẳng có ai tình nguyện. Cho nên một trong số bảy người còn lại đề nghị: “Vì không ai muốn bước ra, nên tất cả chúng ta hãy quăng mũ rơm của mình ra cửa. Mũ của ai bay qua cửa thì người ấy có tội, và chúng ta sẽ đòi người ấy bước ra và nhận lấy hình phạt của mình”. Thế là họ quăng mũ của mình ra cửa. Bảy cái bị thổi ngược vào trong, một cái bay ra ngoài. Một người bị buộc bước ra và nhận lấy hình phạt của anh ta, và khi anh ta không chịu, bảy người còn lại nhấc bổng anh ta lên và quẳng anh ta ra cửa. Tôi dám cá rằng các bạn đều biết kết cục của câu chuyện: Ngôi đền sụp xuống ngay sau khi anh ta bị quẳng ra khỏi cửa.” Tôi là một người kể chuyện. Kể chuyện đã giúp tôi có được giải Nobel văn học. Nhiều điều thú vị đã đến với tôi sau khi đuợc giải thưởng này, và chúng thuyết phục tôi rằng sự thật cũng như công lý vẫn tồn tại, vững vàng.

Vì thế trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục kể những câu chuyện của mình. Cảm ơn mọi người!”

 

Bài viết mới

Đến với bài thơ hay

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY
Hoàng Kim

tuyển chọn chùm thơ hay:”Cổng làng” thơ Hoàng Đại Nhân;”Đồng đội cùng tháng năm” lưu giữ thơ Nguyễn Chí Tình tặng trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu; “Khát vọng” Hoàng Ngọc Dộ; “Trạng Trình” Hoàng Trung Trực; “Lời Thầy dặn thung dung” Hoàng Kim; “May mà” Lê Đình Cánh; “Bảy Núi miền ký ức” Nguyễn Chu Nhạc; “Về miền Tây yêu thương” Hoàng Kim; “Thành Nam chiều chớm đông” Hoàng Gia Cương; “Em tôi” Lê Thuận Nghĩa; “Biển và em” Nguyên Hùng; “Ở đâu” Phan Chí Thắng; “Nhớ nốt lặng bên đời” Hoàng Kim; “Mượn và trả” Nguyễn Duệ Mai; “Bến trần gian đò mỏng”; “Thiếu một mùa đông” “Tiếng chuông chùa” “Rụng nắng ” “Vòng quay” Nguyễn Duệ Mai; “Sáng nay vui với trẻ thơ” Hoàng Kim; “Giày và thơ” Thanh Vân; “Em nào có hững hờ” Mai Khoa; Uống rượu ở quán Hàm Hanh” “Đãi trăng”; “Hát vu vơ” “Không hẹn hò đời hóa hoang vu” Lâm Cúc; “Nói với sông Đồng Nai” Nguyễn Hoài Nhơn; “Về với vùng cát đá“; “Giấc mơ lành yêu thương“; “Vui đi dưới mặt trời “; “Trường tôi nôi yêu thương” “Một niềm tin thắp lửa” Hoàng Kim

CỔNG LÀNG
Thơ Hoàng Đại Nhân

Cổng làng – lưu giữ hồn quê
Nơi đây nhân chứng lời thề chia tay
Đón người cũng tại nơi đây
Trở về sum họp vòng tay xóm làng

Bao người tạm biệt thôn trang
Bước đi, ngoảnh lại cổng làng… rưng rưng
Bao lần làng mở hội mừng
Cờ rong, trống mở… đã từng diễu qua

Khi mùa lúa trổ ngàn hoa
Hương thơm đồng nội tràn qua cổng làng
Biết bao đám cưới trai làng
Rước dâu thiên hạ xênh xang đón về

Biết bao lớp trẻ làng quê
Sớm chiều tới lớp, đi – về qua đây
Ơn xưa các cụ trồng cây
Để cho con cháu hôm nay: cổng làng.

Chẳng cần mái ngói cao sang
Gốc cây cổ thụ – cổng làng nên thơ.

Sài Gòn, 10/02/2022
Ảnh 1 mượn nhà mạng.
Ảnh 2 mượn của nhiếp anh gia Đặng Văn Ngoạn

ĐỒNG ĐỘI CÙNG THÁNG NĂM
Kính anh Nguyễn Mạnh Đẩu
Hoàng Kim


Đọc “Vị tướng viết văn
Tác giả Nguyễn Chí Tình
Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu
“. (1)
Mà lặng người, rưng rưng nước mắt:

Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần
Khoác ba lô lên đường nhập ngũ
Anh không nói văn chương.
Đường hành quân lội suối băng rừng
Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn
Anh không nói văn chương.
Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng
Và vuốt mắt cho người đồng đội
Anh không nói văn chương.
Trong căn hầm chỉ huy
Trước biết bao éo le căng thẳng
Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm
Anh không nói văn chương.
.
Anh không nói văn chương
Nhưng tất cả, còn đây tất cả
Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá
Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu
Để hôm nay
Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu
Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy.

Tất cả đang sống dậy
Thành ngọn thác trào lên
Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim
Như cuộc đời bắt anh phải viết
Như muôn người bắt anh phải viết
Mà anh không cần biết
Đó có là văn chương?

Nhà thơ nào từng nói thế:
“Một cây chông” đánh Mỹ
Vẫn hơn “Ngàn trang giấy” văn chương
Còn anh
Anh đã đi biết mấy nẻo đường
Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi
Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải
Thì điều khác thường lại hóa đời thường:
Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !
” (1)

2

Anh Hoàng Trung Trực đời lính, là anh trai em,
Đồng đội thân của anh, cũng mười bảy tuổi lên đường
Lớp anh trước, lớp em sau
Em trong lứa sinh viên 1971
trang sách soi trang đời
Thắp đèn lên đi em
Nhớ vầng trăng ngọn lửa
Xếp bút nghiên lên đường ra trận.

Tổ chiến đấu của em có bốn người
Xuân và Chương nằm lại
Trung với em về Trường sau chiến tranh
Lửa miền Nam vừa tắt chưa thôi
Hận Nam Quan “Nước mắt Vị Xuyên”
Nhiều đồng đội em hóa đá.

Anh Tư Trực của em trở lại đời thường
‘Mảnh đạn trong người’ ‘Nhớ bạn’
‘Bền chí’ ‘Hát ru con bằng khúc quân hành”

Đối thoại với Thiền sư‘ ;Trạng Trình” (2)
Anh ấy làm ông già phúc hậu sau chiến tranh
Chăm lo điều lành, việc lành cho bà con phường, quận
Thật nhớ ngày anh lặn lội vào thăm
Đồng đội cùng tháng năm
http://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/3

Qua thơ của bạn Nguyên Hùng
Kể về vị tướng giữa đời thường
Anh và em bất ngờ kết nối
Anh nhớ tường tận từng chút về gia đình em
Thấu suốt mọi điều hay đồng đội
Hiểu tường tận uẩn khúc trăm năm…
Quốc Công đạo làm tướng
Vị tướng của lòng dân
Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn.

4

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu là Người
Sinh tử giữa chiến trường
Đồng đội cùng tháng năm
Biết mình và biết người
Có ba dòng văn chương
Văn chương ngọc cho đời.

5

Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !


Tài liệu dẫn:

(1) XIN KHOE MỘT CHÚT
Nguyễn Mạnh Đẩu

Nhà thơ, Nhà văn, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình ( tên thật Nguyễn Đức Nhật ), sinh 1935, quê Nghi Trung ( Nghi Lộc-Nghệ An ). Ông là cháu nội Chí sĩ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ), con trai Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Đức Bính, cháu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên). Hơn tôi 13 tuổi, là đồng hương huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Chí Tình thân thiết tôi từ nhiều năm nay. Ông viết tặng tôi bài thơ, đăng trong tập CÓ MỘT MIỀN QUÊ ( NXB Thanh niên – 2015). Tôi xin được khoe với bè bạn Fb.

VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN
(Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu)
Tác giả Nguyễn Chí Tình


Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần
Khoác ba lô lên đường nhập ngũ
Anh không nói văn chương.
Đường hành quân lội suối băng rừng
Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn
Anh không nói văn chương.
Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng
Và vuốt mắt cho người đồng đội
Anh không nói văn chương.
Trong căn hầm chỉ huy
Trước biết bao éo le căng thẳng
Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm
Anh không nói văn chương.
Anh không nói văn chương

Nhưng tất cả, còn đây tất cả
Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá
Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu
Để hôm nay
Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu
Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy.

Tất cả đang sống dậy
Thành ngọn thác trào lên
Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim
Như cuộc đời bắt anh phải viết
Như muôn người bắt anh phải viết
Mà anh không cần biết
Đó có là văn chương?

Nhà thơ nào từng nói thế:
“Một cây chông” đánh Mỹ
Vẫn hơn“Ngàn trang giấy” văn chương
Còn anh
Anh đã đi biết mấy nẻo đường
Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi
Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải
Thì điều khác thường lại hóa đời thường:
Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !

(2) Hoàng Trung Trực đời lính https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

(3) Đồng đội cùng tháng năm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/

KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ

Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

http://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-ngoc-do-khat-vong

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực


Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng, chẳng say vì tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm

Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời

Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim


Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bạn chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

xem tiếp #Thungdung; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-bai-tho-hay

TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ
Hoàng Kim

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi là Hoàng Ngọc Dộ. Đó cũng là thời khắc mà tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Sinh thời, anh Hoàng Ngọc Dộ có bài thơ Cuốc đất đêm. Tôi cũng có bài thơ Trăng rằm và Hẹn uống rượu ngắm trăng. Anh Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong Trăng rằm; Em Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng. Tôi chép lại bài thơ Trăng rằm và chùm thơ này để làm kỷ niệm.  Mời bạn cùng đọc.

Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn

Con chim xanh
Chu Nhạc

Con chim xanh trong tán lá xanh
Chỉ một màu xanh lay động
Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng
Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh.

(*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng.

Hẹn uống rượu ngắm trăng
Hoàng Kim

Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!

Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)

Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!

Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.

Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm
Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm
Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng
Mận đón trăng về, hoa trắng thêm

Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Hoàng Kim

1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm

Không hẹn hò đời hóa hoang vu
Nguyễn Lâm Cúc

Hôm nay buồn lại bày tiệc gọi trăng
Lại mời rượu
Lại bưng sông ra uống
Đặt lên mâm những quả tình nẫu chín
Hái từ vườn ấp ủ trăm năm

Nào,
Cạn ly nhé trăng!
Chớ có chau mày mà xôn xao vằng vặc
Mây bạc đầu còn lang thang như hành khách
Dưới vòm trời nơi nao chẳng cô đơn?

Chốn ồn ào chắc gì đã vui luôn?
Nói nhiều, cười nhiều. Mấy câu là thật
Đâu hay gì khi khoe sầu chất ngất
Nhưng ít ra đó là nỗi lòng ta

Nào,
Nghiêng sông, rót nữa trăng ha!
Muôn thuở tràn trên chén đầy dâu bể
Trăng ơi!
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Không hẹn hò đời hóa hoang vu.

Đãi trăng
Nguyễn Lâm Cúc

Hôm nay nhàn ta mở tiệc mời trăng
Để thỏa thích bưng dòng sông ra uống
Bày lên mâm là dạt dào cảm hứng
Bạn tri âm, bạn có vui cùng?

Này trăng, trăng chớ ngại ngần
Cạn ly nhé. Sông có vơi cũng mặc.
Say thì say nhưng đừng khóc!
Trần gian…cứ mặc kệ trần gian.

Hát vu vơ
Nguyễn Lâm Cúc

Trần gian một chuyến rong chơi
Thấy trăng giữa chợ, đông người vỗ tay
Mua vui một cuộc rõ hài
Gọi trăng, trăng khẽ chau mày rồi thôi…

Gõ sênh, vỗ phách, tôi cười
Nghêu ngao cất giọng hát lời bốn phương

Đó đường, đây đường, kia đường
Mà sao phải cứ đoạn trường bước đi
Buốt làm sao câu trở về
Có bằng ngồi tạm vĩa hè…mà chơi

Tình ơi! Nghĩa ơi! Thương ơi!
Bao lần ngoảnh lại gọi người khản khô
Tưởng sông rồi lại tưởng đò
Những lất phất ấy…chỉ bờ lau thưa

CẦU BẠCH SÔNG NGỌC LAM KINH
Đỗ Dung ảnh đẹp, bạn mình thật duyên

Hoàng Kim

MAY MÀ…
Lê Đình Cánh 

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.

(Chọn từ blog của bác BiBo
http://blog.360.yahoo.com/blog-v97aU78_Y7J4qXdrf8kq?p=112#comments)

Lời bình của anh Nguyễn Quốc Toàn:

Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa mà hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Thọ Xuân là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình?? Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu, Vĩnh lăng, Bia Vĩnh Lăng, Hựu lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Kinh lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ. Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua Lê cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông chỉ hú vía thốt lên “may mà” nghe sao mà ai oán. 

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành 

Đọc đến đó chưa ai hiểu nhà thơ nói gì. Thì Huế vẫn còn cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá của nhân loại chứ sao. Tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục rỉ rả với cố đô Huế

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo…

Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn 

Nếu mà Huế ở xứ Thanh 
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan

Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? vì Xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa chứ đâu chỉ có các đời vua thời hậu Lê. Có lẽ những Lê Hoàn, những chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn cũng không còn lăng tẩm mà về vì hậu duệ thời a còng đang làm cái việc gọi là duy tu và tôn tạo các di tích lịch sử

BẢY NÚI MIỀN KÝ ỨC
Nguyễn Chu Nhạc


(6)
Bảy Núi,
những chóp mái
chùa Khơ-me vời vợi
vươn lên trời xanh
những phum sóc quây quần,
nơi nương náu
tình thần mộ đạo
những dân lành Phật giáo
quanh năm cày ruộng làm nương,
vất vả sớm hôm
chẳng một lời than
bao nhiêu của cải
sẵn lòng dâng cửa Phật,
chỉ giữ lại tấm lòng chân thật,
làm vốn riêng cho mình,
tự biết phận chúng sinh,
nương cửa Phật
làm những điều phúc đức,
tự răn lòng
chờ làm điều gì ác,
đến rắn thần Nagar, chằn tinh Yeak
dẫu hung dữ bao nhiêu
cũng quy Phật
hiền từ.
hãy như chim thần Krud
giang cánh lấy thân đỡ mái chùa,
hay tiên nữ Apsara ca múa
hay như thần Bayon canh bốn phía,
giữ lành cõi Phật an vui
giữ bình yên cho cuộc sống con người,
được cấy trồng mùa vụ tốt tươi,
niềm hạnh phúc dưới mái nhà no ấm.
để mỗi mùa mưa
hội đua bò náo nhiệt
để tết Đôn-ta
nhà đầy bánh trái
dâng lên lễ bái ông bà,
để tết Cholchnam Thmay
té nước thỏa thuê
người người dày thêm phúc lộc,

Bày Núi,
dưới bóng núi Dài, núi Tượng
tự bao giờ
sinh đạo Tứ ân,
những người đàn ông,
trang phục bà ba đen
bới tóc, râu chòm guốc mộc,
lấy Hiếu nghĩa ở đời làm trọng,
ân tổ tiên,
ân đất nước hàng đầu,
ân Tam bảo gốc rễ bền sâu,
ân đồng bào
và bao la nhân loại,
Đức Bổn sư, Ngô Lợi,
xưa kia kháng giặc Tây
lập đạo chiêu nhân,
theo chiếu Cần vương
lập ấp khẩn hoang,
nuôi chí bền gây dựng,
dẫu chẳng thể dời non lấp biển,
đạo còn đây
ân tiên tổ, non sông,
học Phật tu nhân,
giữ đạo làm dân,
chuyện thường tình,
âu cũng là trọn nghĩa,…

(trích Trường ca)

oitiengvietnhubunvanhulua

VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Sao anh chưa về lại miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.

THÀNH NAM CHIỀU CHỚM ĐÔNG
Hoàng Gia Cương


Thành Nam buổi ấy tôi về
Nhẫn nha chuối ngự, nhâm nhi kẹo Sìu (*)
Góc hồ gió thổi đìu hiu
Thoảng đâu tiếng ếch cuối chiều bâng quơ…

Người xưa trong cõi sa mù
Đơn sơ nấm mộ bên bờ nắng mưa
Trăm năm khuất một đời thơ
Nhân tình thấm đẫm chát chua mặn mà .

Ngẫm nhìn thế sự gần xa
Biết là cốt cách, biết là đắng cay-
Những nhà trào lộng xưa nay
Bông phèng mong để lấp đầy khổ đau!

Gắng tìm chẳng thấy hương đâu
Chắp tay tôi đứng nghiêng đầu vái ông
Trời tây một vệt ráng hồng
Còn mưa còn gió nên lòng còn se!

Lời nối vần Hoàng Kim:

Trí minh tâm sáng thơ nghề
Đức cao công trọng phước về chính tâm

Đá Dựng Đại Lãnh

NHỚ NỐT LẶNG BÊN ĐỜI
Hoàng Kim

Ta vừa mới Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Nay thung dung dạo gót ngắm Đôi bờ
Nốt lặng bên đời sớm xuân thưởng thức
Nghe tơ trời gió mát lẫn vào thơ.

Mượn và trả, thơ hay đong cõi thực
Bến trần gian đò mỏng… , Thiếu mùa đông
Tiếng chuông chùa, nghe đêm, nốt lặng
Rụng nắng, Vòng quay…, chầm chậm trời chiều.

Mượn và trả
Nguyễn Duệ Mai

Cho em mượn, nắng và mây anh nhé
Để lang thang cùng với cánh chim trời
Cho em mượn, gió và mưa anh nhé
Để yếu mềm cùng với mảnh buồm trôi
Cho em mượn những câu thơ anh nhé
Để lẳng lơ cùng nốt lặng bên đời
Cho em mượn cây cọ màu anh nhé
Để ngoại tình cùng bức vẽ tinh khôi.

Em sẽ trả
Đôi vai mình bé nhỏ
Cho anh gục đầu…
Nơi cõi thực đầy vơi…

Bến trần gian đò mỏng…
Nguyễn Duệ Mai

Cần bao nhiêu giọt nắng
Mới thành một mùa vàng?
Cần bao nhiêu khoảnh khắc
Mới xếp được thời gian?

Ta như hai giọt nắng
Không thể gộp thành chiều
Ta như hai cung bậc
Không thể gộp thành yêu!

Cánh chim không lẻ bạn
Vẫn lạc giữa cuộc đời
Con thuyền neo bãi cạn
Vẫn mơ ngày xa khơi…

Bến trần gian đò mỏng
Xô lệch mái chèo đời
Buông câu thơ khỏa sóng
Buồn đầy rồi sẽ vơi…

Thiếu một mùa đông

Ta đã vẽ được mùa xuân
Bằng những sắc xanh hy vọng
Có đàn Én chao cánh mỏng
Cây non hé búp yên bình

Ta đã vẽ được mùa hạ
Đôi lằn nắng lửa mưa giông
Đỏ chói ngang trời tia chớp
Bão tan đất lại mềm lòng

Ta đã vẽ được mùa thu
Thấp đằm sắc vàng của nắng
Thầm lặng từng làn mây trắng
Du miên theo ký ức về…

Nhưng chưa vẽ được mùa đông
Tô màu gì cho gió bấc?
Hay là mông lung ánh mắt?
Hay là bôi xám toàn khung?

Bởi không vẽ được mùa đông
Nên vòng luân hồi còn khuyết

Làm sao tu cho trọn kiếp
Khi còn thiếu một mùa đông?!

Tiếng chuông chùa
Nguyễn Duệ Mai

Ta đi mượn tiếng chuông chùa
Đem về gọi nắng để xua mưa dầm
Chuông kêu, đời vẫn lặng câm
Nắng chang chang nắng, mưa dầm dầm mưa!

Hỏi sư, chẳng thấy sư thưa
Chỉ nghe tiếng lá lạc mùa gọi nhau…

Rụng nắng
Nguyễn Duệ Mai

Một chiều,
Rung gốc thời gian
Bao nhiêu hoa nắng
Rụng vàng xuống tay!

Sao không thành quả trên cây
Mà rơi hoang phí thế này…
Nắng ơi!

Vòng quay…
Nguyễn Duệ Mai

Khoác chiều hờ hững trên vai
Ta đi theo vệt nắng cài nghiêng nghiêng

Lá vàng rụng nửa hàng hiên
Mà hồn còn lạc ở miền cỏ hoa

Tuổi qua
Cảm xúc chưa qua
Tình còn
Mộng đã rời xa mất rồi

Xuân tàn
Hạ cũng chơi vơi
Thu chờ se sắt
Đông trôi lặng trầm

Chênh vênh một khúc nguyệt cầm
Nghe thời gian vọng thì thầm bên tai

Khoác chiều chầm chậm lên vai
Bánh xe duyên phận nối dài vòng quay…

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY
Hoàng Kim

Sáng nay vui với trẻ thơ.
Buổi chiều ướm thử giày xưa giật mình.
Thơ hay đẹp cả lời bình
Mai vàng, mây thắm, lung linh sắc màu

ƯỚM THỬ GIÀY XƯA
Duệ Mai


Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu!

Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào…

Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!

Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!

GIÀY VÀ THƠ
Lời bình của Thanh Vân

Tôi có một anh bạn làm phóng viên viết về mảng thời trang và văn hoá ở một tờ báo ăn khách nọ. Hắn biết tôi thích ngắm gái đẹp, lại có chút năng khiếu “hỏi xoáy đáp xoay “ nên mỗi lần đi phỏng vấn hoa hậu, người mẫu, hắn thường rủ tôi đi cùng. Năm trước, nhờ có tôi mà bài phỏng vấn hoa hậu X của hắn, báo bán chạy như tôm tươi, hắn được Tổng biên tập khen và thưởng cho một tháng du lịch đảo Phú Quốc để theo dõi và viết bài đưa tin về cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2014. Tôi còn nhớ như in lần đó, khi nàng ô sin đẹp tuyệt trần (tôi đã tưởng nhầm là hoa hậu) ra mở cổng và dẫn chúng tôi vào phòng khách là lúc hoa hậu X đang thử giày để tối đi dự event từ thiện. Ở một góc phòng khách, một cái tủ to tướng cơ man là giày được trưng bày như ở một cửa hàng giày thời trang trong siêu thị Tràng Tiền Plaza. Như bạn bè người thân trong nhà, nàng vẫy hắn và tôi đến bên gian hàng, nàng chỉ từng đôi, từng đôi một, giới thiệu tên hãng và xuất xứ của nó. Tôi hỏi nàng đây là cửa hàng giày cũ hay giày mới. Giọng nàng ngọt ngào và tự hào : giày xưa đấy anh . Nó đã in dấu chân em trên đại lộ Paris, đại lộ thành Rome, đại lộ Holywood v.v…Buổi phỏng vấn nàng về từ thiện lại thành buổi phỏng vấn về thời trang giày và những bước đi trên sàn catwalk . Nàng hết thử đôi này đến đôi khác, dạo những bước chân uyển chuyển. Anh bạn tôi hết đứng, lại ngồi, lại khom lưng qùi gối chụp ảnh nàng lia lịa. Còn tôi vừa ngắm nàng vừa hỏi nàng những câu hỏi bâng quơ về giày. Tôi còn nhớ một số câu hỏi đại loại như sau:
– Màu sắc giày em yêu thích là màu gì?.
– Em thích màu hồng, màu tím, màu của bình minh và màu của thủy chung.
– Vì sao em lại thích bộ sưu tập giày ?.
– Vì giày gắn liền với bước chân. Nhiều bước chân cộng lại là lịch sử của cuộc đời…
– Em có hay đi lại giày cũ không?
– Thường xuyên. Vì mỗi lần đi giày cũ em như trở về quá khứ.
– Bây giờ đi lại đôi giày lúc đăng quang hoa hậu em thấy chân mình còn vừa không? Một câu hỏi khó và một thoáng bối rối trên khuôn mặt nàng:
– Vẫn vừa. Bàn chân em vẫn không thay đổi, vẫn size 36 như lúc đăng quang.

……..Khi tôi nói chuyện với nàng, anh bạn phóng viên của tôi đã mở máy ghi âm ghi lại tất cả để làm tư liệu bài viết. Ngồi trên xe lúc ra về, hắn lại mở ra nghe và bình luận. Hắn khen nàng là hoa hậu Việt Nam thông minh nhất từ trước đến nay. Hắn khuyên tôi nên viết một bài thơ về nàng, về những đôi giày của nàng. Hắn hứa sẽ đăng trên báo của hắn và trả nhuận bút cao hơn mọi người.

……..Hắn cứ tưởng làm thơ là dễ lắm, dễ hơn viết những câu chuyện lá cải của hắn. Đã mấy tháng nay, đầu óc tôi mụ mị, chẳng viết nỗi một câu thơ nào. Nàng thơ bỏ tôi mà đi thật rồi. Để duy trì và tìm lại cảm xúc thơ, đêm nào tôi cũng miệt mài đọc thơ cho đến tận một giờ sáng rồi mới đi ngủ. Thơ trên báo Văn Nghệ Già, Văn Nghệ Trẻ, Văn Nghệ Quân Đội, Tác Phẩm Mới, thơ trên Facebook, thơ trên các trang Web, thơ tập bạn bè tặng v.v…Giữa núi thơ biển chữ tôi đâm hoang mang. Tập thơ Mùa thu gõ cửa -Lão Chiếu ( tên thật là Nguyễn Thanh Quang ) tặng tôi đã hơn tháng vẫn chưa đọc. Tôi nghĩ lão là anh vô danh tiểu tốt trong làng Văn, lão biên tập và xuất bản chắc có gì hay mà đọc. Ừ lão có nhã ý tặng thì đọc xem sao, biết đâu gặp được bài thơ hay?. Và khi đọc xong tập thơ này, tôi thấy mình đã hiểu sai lão. Với hơn một trăm bài thơ của 54 tác giả tôi đã như lạc vào một vườn hoa đầy hương sắc. Có rất nhiều câu thơ lấp lánh và nhiều bài thơ long lanh, thực sự là thơ. Ví dụ như Lời Thị Màu ( Hoàng Kim Hương ), Khúc em xa, Viết trước cổng chùa ( Đặng Khánh Cường ), Chị ngồi giặt áo ( Nguyễn Lâm Cẩn ), Hà Nội sang mùa ( Đỗ Minh Ngọc ), Gia điệu thu Hà Nội ( Nguyễn Thị Lan Anh ), Đi qua chiều Hà Nội (Dương Thu Hương) v.v…Trong đó tôi ấn tượng nhất là ba bài : Dắt mùa, Vết nứt và Ướm thử giày xưa của Duệ Mai. Trong ba bài tôi lại tâm đắc bài Ướm thử giày xưa. Vì đây là bài thơ viết về giày mà anh bạn tôi đặt hàng viết cho cô hoa hậu trong chuyến đi phỏng vấn mà tôi không sao viết nổi. Bạn thử đọc bài thơ này của Duệ Mai :

Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu

Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào

Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!

Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!

Bài thơ thật gọn gàng xinh xắn , câu chữ giản dị , nhưng thật ám ảnh và ma mị. Bàn chân khi đã đến tuổi trưởng thành mấy khi thay đổi. Bao năm tôi vẫn đi cỡ giày 41. Nàng hoa hậu vẫn đi giày cỡ 36 đấy thôi. Thế mà Duệ Mai ướm lại giày xưa thì không vừa “ Gót qua dâu bể/ Còn vừa nữa đâu …” Chỉ thi nhân mới nói được câu này. Không vừa giày, vì trải qua dâu bể , bàn chân đã mòn đi. Cuộc đời con người là cõi tạm trần gian. Thời gian như làn mây bay qua đầu, như nước chảy qua cầu. Mỗi bàn chân gắn với một đôi giày và một số phận. Khổ đau, hạnh phúc mỗi mình ta biết. Đôi giày như người tri âm, tri kỷ biết sẻ chia , biết sạn rơi kẽ chân nào . Một khoảng thời gian, một chặng đường của một con người thường gắn bó một đôi giày. Cất giữ giày cũ là cất giữ quá khứ. Ướm thử giày cũ là để trở về với quá khứ. Và chẳng ai sống mãi với quá khứ. Rồi đành lòng gói lại quá khứ để bước tiếp với đôi giày mới và bước chân mới. Bài thơ đã chọn được một thi tứ độc đáo. Mượn giày để nói về nhân tình thế thái, nỗi buồn vui cuộc đời người.
…….Tôi đã hơi dông dài. Nhưng thật thiếu sót khi bỏ qua nghệ thuật con chữ của bài thơ này. Về hình thơ chẳng có gì mới , là thể lục bát ngắt câu mà nhiều nhà thơ hiện nay hay dùng . Nhưng sự gieo con chữ trong bài thơ Ướm thử giày xưa của Duệ Mai thì rất tài hoa . Ngôn từ rất gợi và rất ẩn dụ, nói ít hiểu nhiều: gót qua dâu bể, dấu son trải dọc đường đời, dốc hết lao xao, lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên, đóng lại tần ngần, lạc giày, lạc cả bước chân. Nói về thời gian Duệ Mai cũng có cách nói rất mới , rất khác người. Chị ví thời gian đời người con gái như người nhai miếng trầu, mới đầu là đỏ thắm, là nồng say, cuối cùng là xác bã trắng, nhạt thếch : Ngỡ như mới giập bã trầu / Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!. Bài thơ là toàn bích. Nhưng chữ thôi đành kết thúc bài thơ sao an phận quá. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng biết dùng chữ nào khác. Nó cũng như câu chào tạm biệt hẹn gặp lại mà mọi cuộc chia tay đều có.
……..Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết Duệ Mai là ai, là nhà thơ chuyên nghiệp hay là người viết để giải toả lòng mình. Nàng có đẹp như thơ của nàng không? Nếu nàng còn trẻ và đi thi hoa hậu, nếu phần thi vấn đáp là câu hỏi : Bạn nghĩ gì khi đi lại đôi giày cũ của mình? Với ý thơ này tôi chắc nàng sẽ được điểm cao nhất phần thi vấn đáp. Nhưng ngôi hoa hậu, á hậu 1, á hậu 2 chẳng thuộc về nàng…

DSC09855

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY
Hoàng Kim

Đọc “Em tôi” của Lê Thuận Nghĩa “Bao người miếng ngập giữa làng. Hạt mè hột đậu em rang đợi người. Trúc xinh đình rộng phỡn phơi. Em tôi lặng chín cả thời xưa nay.”,  tôi nhớ Hoàng Ngọc Dộ khát vọngHôm nay anh được chén cơm ngon. Cửa miệng anh ăn nuốt chả trơn. Bởi lẽ ngày dài em lam lũ. Mà sao chỉ được bữa cơm tròn.

EM TÔI
Thuận Nghĩa

Bao người cũ đã mới rồi
Chỉ còn em vẫn kín thời ngày xưa
Đèo heo mấy bận mút mùa
Mờ môi hút gió nhặt thưa nụ cười

Bao người đã bỏ cuộc chơi
Riêng em nhặt nắng cuối trời ra hong…
Bò hóc mắm ủ lòng tong
Để cho bò tó ấm cùng hốc hang

Bao người miếng ngập giữa làng
Hạt mè hột đậu em rang đợi người
Trúc xinh đình rộng phỡn phơi
Em tôi lặng chín cả thời xưa nay

Không lời gửi cuối đuôi mày
Mà nghe đến tận ngất ngây mùa màng
Không lời yểm dụ kim thang
Em tôi bí rợ tập tàng hồn Quê

Em tôi
Cõi mộng
Tôi về…..

EM NÀO CÓ HỮNG HỜ
Mai Khoa Thu Hà Nội

Em nào có hững hờ
Lá vẫn xanh màu diệp lục
Nắng vẫn trong vàng hong sắc nắng
Tơ trời dệt mấy vần thơ …

Anh đi đâu, gác bếp buồn râu ngô
Phất phơ nhện giăng trần bám bụi
Gió đi hoang lạc lối
Mạng nhện trói buộc tả tơi

Nỗi nhớ tháng năm, xa vợi tháng mười
Thóc chín oằn vai mùa gặt
Em lo cho bồ đầy thóc
Tháng mười nếp mới cơm thơm

Em ở bên anh mấy nỗi dặm trường
Mà ngơ ngẩn tìm đâu hoài viễn vọng
Xuân qua, hè tới, thu sang, đông bãng lãng
Mình đây, sao chưa nhìn thấy nhau.

ĐÔI LỜI VỚI SÔNG ĐỒNG NAI
Nguyễn Hoài Nhơn

Nói gì với sông Đồng Nai
Mà lòng thắc thỏm giữa hai đợt triều
Nói gì cho thỏa thương yêu
Để cù lao Phố mỗi chiều đứng trông

Vắng em, tôi nhớ tôi mong
Lục bình pha mực giữa dòng lơ mơ
Ngày tôi chưa biết làm thơ
Tóc em đã bím chấm bờ vai thon

Biên Hòa hương bưởi ngát thơm
Níu chân tôi ở cuối vườn sớm mai
Bồn chồn con sóng Đồng Nai
Vỗ vào giấc ngủ tôi hòai chưa tan

Vệt phù sa cháy nồng nàn
Hay là ruột đất bazan đượm màu
Trái cây chín đỏ cù lao
Đợi người về hái mời nhau thực lòng

Gặp em ở cuối dòng sông
Câu thơ tôi hóa cánh đồng vàng mơ
Thương nhau tháng đợi năm chờ
Câu thơ kết mật bây giờ…vấn vương

Nói gì cho thỏa yêu thương
Mắt em in dáng quê hương đậm đà
Đồng Nai ơi – mãi thiết tha
Tôi xin làm hạt phù sa dâng người.

UỐNG RƯỢU Ở QUÁN HÀM HANH
Trần Quang Đạo

Nằm mơ cũng không có được
mà chiều nay tôi đang ở Hàm Hanh
nâng chén rượu nghĩ về người xưa cũ
hồn đã lâng châng mây trắng mơ màng.

Như mới đây thôi Lỗ Tấn vừa đi
một hình tượng lóe lên Người về bắt giữ
những con chữ nối nhau như bước chân Khổng Ất Kỷ
đi vào trí tưởng của triệu triệu con người.

Như mới đây thôi Khổng Ất Kỷ vừa ngồi
những hạt đỗ xanh còn vãi vương trên đất
chiếc mũ ông để quên ai đó treo lên vách
ông sẽ trở lại thôi và tôi đã ngồi chờ.

Men rượu thơm lan tỏa tận hồng cầu
người xưa ơi cho tôi cúi đầu xin chạm chén
những anh tài mỹ nhân vạn thuở đầy chinh chiến
Hàm Hanh rượu ngon chỉ lối hẹn hò.

Thi Thánh của Trung Hoa. Đại Vũ vị vua tài
Tây Thi thôn Trữ La bên suối ngồi giặt lụa…
ôi Thiệu Hưng tôi không còn mơ nữa
và Hàm Hanh có thực với tôi rồi.

Say ở Hàm Hanh là lãi với cuộc đời
Hồng Nữ Nhi thơm vào chiều mê đắm
nâng chén rượu, ô kìa đêm xuống!
trăng như mắt người xưa sóng sánh cốc thơm lừng…

Hàm Hanh (Triết Giang, Trung Quốc) Thu 1998

GỬI MẸ
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật


Nếu trên đời không có mẹ
sẽ không có những người trước con sau con & con
người ấy là thầy là cha là bạn
nhánh cây trên một thân
chiếc đèn lồng vô tận

không ai ngắm mẹ với đôi mắt trống rỗng hoài nghi
sáng nay
hôm qua
ngày mai
sao mẹ chưa tới
con ngước lên sóng mây cuốn trùng trùng
thắt từng cơn nóng hổi

mưa đập ngoài cửa
đổ trắng mái tóc con ngọn thác vô hình
đôi lúc thấy mẹ bồng em bé
có phải con không
hai ngón tay xinh xinh néo vào nhau lặng thinh

con ghi bức ảnh rồi ôm mặt
mẹ cười đẫm hai hàng nước mắt
tự con mách bảo mình ước mong chắc chắn sẽ thành
thượng đế cũng hiện thực
thiên thần chính là đây đức thánh mẫu cũng là đây
những phàm tục không bao giờ gặp mẹ.

ÔI MẸ TA – BỨC TRANH THÁNH MẪU
TRONG BÀI THƠ “GỬI MẸ” CỦA HOÀNG VŨ THUẬT
Lê Quang Vinh và ba lời bình


Đã từ lâu, tôi muốn ghi lại những gì mình nghĩ về mẹ mà bất lực. Bởi bản thân chưa tròn… “vai con” trong đời thật lẫn trong văn chương!

Đọc bài thơ của nhà thơ lão thành Hoàng Vũ Thuật, cái hay nhất là bài thơ như của một cậu bé đang rất bé bỏng, chưa nhuốn chút gì bụi đời – chỉ có thể là tuổi thần tiên, trong trắng nhất, nghĩ và viết về mẹ của mình. Ở tuổi này, trí não đứa bé đó thực sự thánh thiện, nghĩ và làm thơ về mẹ (tình thâm mẫu tử), thì có thứ văn chương nào hơn và ai sẽ viết hay hơn?!

Thế nên đây là bài thơ đích thực của chính lòng tôi, mọi người; thành kính dâng lên mẹ mình – các Bà Tiên nay đã bay sang cõi khác…

Tôi nghĩ đó là thành công lớn nhất tác phẩm mới toanh này của “Ông Hoàng” xứ Bọ…

Hà Nội, 5 giờ 35’ sáng 9/11/2021
(Vừa đi đón đứa cháu ở bến ô tô Trần Khát Chân về nhà. Nó mang một chục chiếc bánh xèo, môộng trộn vừng và lá keéc thái nhỏ, từ Ba Đồn ra cho) LQV.•

Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật: “Lê Quang Vinh: Cám ơn anh đã hiểu tường tận bài thơ. Tôi có nhiều bài viết về mẹ thật. Nhưng tôi đau đáu với bài này. Một hình tượng mẹ hư thực, để ai cũng thấy mình trong đó vậy.”!•

Từ Sâm: “Mỗi lần nhìn mẹ hiền như đức mẹ đồng trinh nhìn ta yêu mến. Hình ảnh mẹ là hình ảnh đẹp nhất của cuộc đời không ai thế được. Bài thơ là giấc mơ hạnh phúc, khi chỉ còn quãng đường ngắn lại khi ta gặp mẹ, niềm vui và nỗi đau cõi trần ngày một dài ra. TS yêu bài thơ này lắm”.•

Tràn Khánh: “Thượng đế cũng hiện thực… Thiên thần chính là đây, đức thánh mẫu chính là đây. Những phàm tục không bao giờ gặp Mẹ”. Cảm ơn Anh đã có những vần thơ về Mẹ thật tuyệt vời. Chỉ có thơ Anh nói về Mẹ, Em yêu thích bài thơ này quá.”

VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ
Hoàng Kim

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con
Hoa Lúa Hoa Người Hoa Đất 
Giấc mơ lành yêu thương.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

(1)
Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

(2)

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Xem tiếp:
Đến với bài thơ hay

TRÀ SỚM VỚI BẠN HIỀN
Hoàng Kim

“Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẵn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh

TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
Hoàng Kim

Ngày mới Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm

Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ.

xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-bai-tho-hay

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

 

 

Nắm chặt tay anh đi em

KhatkhaoxanhNẮM CHẶT TAY ANH ĐI EM
Hoàng Kim

Đừng để lạc mất nhau em nhé.
Ta thương nhau thăm thẳm tháng năm dài.
Khi thoáng chốc trăm năm nhìn trở lại.
Suốt trọn đời tay nắm chặt bàn tay.

Anh ước mong em đến đây
Giữa hoa lá cỏ cây
Của mùa Xuân ngập nắng
Trời hóa xanh trong
Sau cơn mưa chiều bất ngờ rơi nặng
Gió mang hương đồng tha thiết tặng em.

Đừng hỏi anh sao mãi ước mong thêm
Dù mình đã trao những lời hạnh phúc
Biết bao yêu thương,
giận hờn, cơ cực
Dẫu trao nhận hoài
cũng chẳng đủ cho nhau.

Trong cái nắng chiều,
Dòng người đang đi  vội vã
Sao anh nhớ em đến vậy!
Ước được nắm tay em
Mặc dòng người xô đẩy,
Vượt qua phố đông
ngã năm, ngả bảy…
Đi đến tận cùng
Hạnh phúc tình yêu.

Là điều anh ước mơ bấy lâu
(Và chắc em cũng vậy).
Đừng cười anh, em nhé!
Ước mơ của anh nhỏ nhoi, bình dị.
Mong cho những lứa đôi như mình
Mãi mãi yêu thương!

Nắm chặt tay anh đi em!
Bằng lòng theo anh
Cho dẫu cuộc đời
Nhiều khi xô ta ngã
Anh nguyện suốt đời
làm chỗ dựa của đời em
Em mãi là ngôi nhà
hạnh phúc bình yên!

Giữ chặt tay anh đi em!
Bởi khi mình đã trong nhau
Thì vất vả đọa đầy
cũng không chia cắt nổi
Mình đã tri kỷ với nhau rồi
Thì chẳng thể nào
Vuột khỏi đời nhau.

Namchattayanhdiem

Video yêu thích
KimYouTube 
Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter